Chào mừng đến với Khoa Dược

Dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hoá học và sinh học, Dược học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm các quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh.

Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu – phát triển và sản xuất thuốc, lưu thông phân phối, kiểm tra và đảm bảo chất lượng thuốc, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc.

Tọa lạc tại Cở sở Thực Hành, số 36/70 Nguyễn Gia Trí, P.25, Quận Bình Thạnh. Khoa Dược Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được trang bị cái máy móc, thiết bị hiện đại, các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của 6 bộ môn.

Song song với các giờ học lý thuyết, các tiết thực hành giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học trên giảng đường, tiếp xúc thực tế hơn với các kỹ năng cần có ở một người dược sĩ.

Tận tâm với sự nghiệp dạy và học, các giảng viên thường xuyên cập nhật kiến thức để truyền đạt một cách có hiệu quả và đầy đủ cho các sinh viên.

 

Học Dược tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Chương trình học

Trong thời gian học, đặc biệt là 2 năm cuối của chương trình học, sinh viên sẽ được huấn luyện các kỹ năng mềm và cả việc thực hành những kỹ năng chuyên ngành tại các bệnh viện, cơ sở y tế lớn trong nước. Như vậy, khi tốt nghiệp, sinh viên đã vững vàng trong chuyên môn lẫn kỹ năng làm việc tại doanh nghiệp.

Cơ hội việc làm

Do có nhiều cơ hội được tiếp xúc với thực tế tại doanh nghiệp ngay khi còn đang học, sinh viên HIU được đánh giá là có các kỹ năng chuyên môn theo sát với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng đánh giá cao kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên HIU.

Đội ngũ giảng viên

Đội ngũ giảng viên không những cố gắng dạy tốt mà còn hỗ trợ khoa quản lý sinh viên. Chính sự tương tác giữa dạy và học, giữa thầy và trò giúp sinh viên cảm nhận được sự quan tâm của thầy cô, sự chăm sóc của nhà trường và đoàn thể, sự giúp đỡ của bạn bè để nhanh chóng chuyển biến tích cực

Chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo hội nhập quốc tế. Lý thuyết gắn liền với thực tiễn đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Cơ sở vật chất hiện đại gồm 14 phòng thực hành được đầu tư trang thiết bị chuyên ngành thuộc hàng đầu của khối sức khoẻ ngoài công lập.

Cơ sở liên kết đào tạo

Quá Trình Hình Thành Khoa Dược

Khoa Dược được thành lập vào tháng 7 năm 2009 gồm 14 giảng viên và 8 kỹ thuật viên với 5 bộ môn: Hóa phân tích, Thực vật, Dược liệu , Dược lý và Bào chế với nhiệm vụ chính đào tạo được Dược sĩ trung cấp. Trưởng Khoa Dược đầu tiên của Khoa là ThS. Trần Thị Thu Hằng. Phó Khoa Dược là ThS. Trần Thị Trúc Thanh.

Năm 2014, Khoa Dược bước sang một bước ngoặc mới sau khi thẩm định thành công đề án mở mã ngành dược sĩ đại học và chính thức bước vào chương trình đào tạo dược sĩ hệ đại học. Khoa Dược được đầu tư hơn từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giảng viên giảng dạy ThS. Trần Thị Thu Hằng vẫn phụ trách nhiệm vụ dẫn dắt và đồng hành cùng Khoa Dược từ năm 2009 đến năm 2022.

Ngày 25/05/2015 Đại học Quốc tế Hồng Bàng gia nhập tập đoàn Nguyễn Hoàng. Khoa Dược được xây dựng và đầu tư mới các phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất đạt chuẩn phục vụ trong giảng dạy như máy quang phổ UV- Vis, hệ thống máy HPLC, máy ly tâm, máy siêu âm, máy dập viên, máy thử độ hòa tan,… Từ đó, Khoa Dược bước sang một trang mới: phòng thí nghiệm 5 tăng lên 14, giảng viên 20 lên đến 40, số sinh viên tăng từng năm và đến nay khoa Dược đã trở thành Khoa lớn nhất của khối sức khoẻ của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng với hơn 4.000 sinh viên. Các Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Dược là ThS. Trần Thị Thu Hằng, ThS. Trần Thị Thu Hồng và ThS. Hồ Thị Thạch Thuý.

Năm 2021, Khoa Dược đã có sự thay đổi về nhân sự rất lớn. Nhiều Phó giáo sư và Tiến sĩ tham gia cộng tác giảng dạy tại trường. Trưởng Khoa Dược trong giai đoạn này là PGS. TS. Trần Anh Vũ.

Năm 2022, Khoa Dược đã đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học chính quy theo đúng tiêu chuẩn và quy trình kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Khoa Dược được đầu tư cơ sở vật chất tốt với 11 phòng thực hành với nhiều máy móc trang thiết bị phù hợp với từng chuyên ngành thuộc hàng đầu của khối sức khoẻ ngoài công lập. Hiện tại, Khoa có 4 mã ngành đào tạo sau đại học: ThS Dược lý – Dược Lâm Sàng, Chuyên khoa I Dược lý – Dược Lâm Sàng, Chuyên khoa I Quản Lý và Cung ứng thuốc, Chuyên khoa I Dược Liệu – Dược cổ truyền. Người đứng đầu phụ trách Trưởng Khoa Dược là PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ và Phó trưởng Khoa Dược ThS. Lý Hồng Hương Hạ.

Ngoài công tác đào tạo, giảng viên Khoa Dược cũng thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo tiền đề cho phát triển các sinh hoạt khoa học, tham gia hội nghị khoa học trong nước, khu vực, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ.

Để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Dược đã thiết lập quan hệ, hợp tác và được sự hỗ trợ của nhiều đơn vị trong và ngoài nước. Ngoài ra, Khoa cũng liên kết hợp tác với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho SV có việc làm sau khi ra trường. Khoa Dược có ký kết hợp tác với các chương trình liên kết đào tạo thực hành với Bệnh viện Quận 11, Bệnh viện Triều An, chuỗi nhà thuốc An Khang, Công ty cổ phần nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười (Mephydica), Công ty dược Vạn Xuân, Trung tâm kiểm nghiệm thuốc TPHCM. Từ đó, sinh viên sẽ được tham gia các chuyến thực tế tại các trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm, viện kiểm nghiệm, nhà máy sản xuất thuốc, các công ty dược, nhà thuốc, bệnh viện và được trải nghiệm các công việc thực tế của một dược sĩ.

Chương Trình Đào Tạo

Chính Quy

Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu chung
Đào tạo Dược sĩ trình độ đại học là đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và kỹ năng chuyên môn vững chắc theo định hướng chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc và Dược lý – dược lâm sàng, để thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; và quản lý và cung ứng thuốc tốt; đồng thời có khả năng nghiên cứu khoa học và tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.

Mục tiêu cụ thể:

Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình đào tạo của ngành Dược học của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cần có:

❖ Kiến thức
PO1. Có kiến thức nền tảng về khoa học cơ bản, y học cơ sở, khoa học xã hội, pháp luật, chính trị và lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, liên quan đến chuyên ngành Dược.
PO2. Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Dược học theo định hướng chuyên ngành Quản lý – Cung ứng thuốc hoặc Dược lý – Dược lâm sàng; có kinh nghiệm thực tế trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

❖ Kỹ năng
PO3. Có kỹ năng thực hành tốt trong các lĩnh vực: tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng dược phẩm; biết phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, biết tổ chức và triển khai kế hoạch công tác trong lĩnh vực chuyên môn, đồng thông tin thuốc và tham gia các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng.
PO4. Có khả năng áp dụng các kỹ năng mềm, công nghệ thông tin, …trong học tập và công việc chuyên môn. Hiểu biết về các quy định về dược và kinh tế.
PO5. Sử dụng được tiếng Anh trong đời sống và lĩnh vực chuyên môn Dược.

❖ Thái độ, mức độ tự chủ và trách nhiệm
PO6. Có thái độ chuẩn mực đối với nghề nghiệp, tận tụy, có trách nhiệm và phẩm chất đạo đức tốt trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; có năng lực tự trau dồi kiến thức; có tư duy sáng tạo trong công việc; tôn trọng và chân thành với đồng nghiệp; thích nghi tốt với môi trường làm việc; trung thực trong nghiên cứu và công việc; đồng thời phải có tinh thần thượng tôn pháp luật.

Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Dược, sinh viên cần đạt các yêu cầu tối thiểu sau:

Kiến thức

PLO1. Vận dụng được đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
PLO2. Vận dụng được kiến thức về khoa học cơ bản, y học cổ truyền, y học cơ sở, y tế cộng đồng và dược học vào hoạt động nghề nghiệp.
PLO3. Vận dụng được kiến thức chuyên môn về quản lý – cung ứng thuốc hoặc dược lâm sàng trong công tác quản lý, sản xuất, kiểm nghiệm, cung ứng nguyên liệu làm thuốc; và tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng cho cộng đồng.

Kỹ năng
PLO4. Kỹ năng chuyên ngành
– Đối với chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc:
+ Thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực dược đúng  theo quy định của pháp luật.
+ Vận dụng các kiến thức chuyên môn trong tồn trữ, bảo quản thuốc tại bệnh viện, nhà thuốc, công ty dược phẩm theo các hướng dẫn thực hành tốt về Dược nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng, hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
– Đối với chuyên ngành Dược lý – Dược Lâm sàng
+ Thực hiện có hiệu quả công tác Dược lâm sàng tại bệnh viện, nhà thuốc và các cơ sở y tế: tư vấn sử dụng, thông tin thuốc bằng nhiều hình thức, tối ưu hóa việc ứng dụng phác đồ điều trị, đảm bảo tính hiệu quả, hợp lý, an toàn và kinh tế.
PLO5. Trau dồi kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực sức khỏe và các lĩnh vực có liên quan: kinh tế, luật, giáo dục…, tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học về Dược.
PLO6. Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức làm việc nhóm, thích ứng và giải quyết vấn đề hiệu quả, hòa nhã với đồng nghiệp, thân thiện với mọi người.
PLO7. Ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm và thu thập tài liệu trong lĩnh vực chuyên môn; đồng thời tự tin giao tiếp và có khả năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh.

Thái độ, mức tự chủ và trách nhiệm
PLO8. Tận tụy, tôn trọng, cảm thông, chia sẻ và hết lòng phục vụ sức khoẻ nhân dân, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
PLO9. Tôn trọng luật pháp, thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và những yêu cầu nghề nghiệp, trung thực, khách quan, có tinh thần nghiên cứu khoa học và ý thức học tập phát triển nghề nghiệp suốt đời.

Chương trình đào tạo

Năm học 2021 – 2022

Chương trình đào tạo xem tại đây

Đề cương chi tiết

Chuẩn đầu ra

Chương trình đào tạo

Năm học 2020 – 2021

Chương trình đào tạo xem tại đây

Đề cương chi tiết

Năm học 2019 – 2020

Chương trình đào tạo xem tại đây

Đề cương chi tiết

Liên Thông Cao Đẳng - Đại Học

Empty section. Edit page to add content here.

Liên Thông Đại Học - Đại Học

Empty section. Edit page to add content here.

Đội ngũ giảng viên của Khoa Dược, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng gồm những Tiến sĩ, Thạc sĩ và Dược sĩ tốt nghiệp tại nhiều trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế.

Bộ môn Bào chế - Hoá lý

Danh sách Giảng viên

Họ và tên Học hàm/học vị Chức vụ
Phùng Đức Truyền Tiến sĩ Trưởng bộ môn
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt Thạc sĩ Phó trưởng bộ môn
Nguyễn Thị Thu Vân Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Hữu Phúc Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Thị Hưởng Dược sĩ Trợ giảng
Nguyễn Thị Mai Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Thị Hạnh Dược sĩ Kỹ thuật viên
Dương Bảo Ngọc Dược sĩ Kỹ thuật viên
Dương Quốc Hậu Dược sĩ Kỹ thuật viên

Mục tiêu đào tạo

 – Hóa lý dược: Là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo Dược sĩ đại học, đề cập những nguyên tắc hoá lý áp dụng trong lĩnh vực dược. Đảm bảo kiến thức cốt lõi của Hoá lý, đồng thời cũng cấp kiến thức về Hoá lý Dược cần thiết cho sinh viên học tập các môn chuyên ngành, cũng như cần cho dược sĩ hoạt động nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học. Nội dung chương trình gồm các nội dung: hiện tượng bề mặt; hấp phụ; polymer; hệ phân tán (hệ phân tán keo và hệ phân tán thô); động hoá học và điện hoá học.

– Bào chế: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết và kỹ năng thực hành để bào chế các dạng thuốc (chế phẩm lỏng, vô khuẩn và các chế phẩm chiết xuất từ dược liệu, thuốc bán rắn, rắn). Ngoài ra, trên cơ sở nắm vững kiến thức về Sinh dược học giúp sinh viên hành nghề Dược vững vàng cả trong pha chế sản xuất, có thể nghiên cứu và thiết kế được những dạng thuốc đạt yêu cầu chất lượng về cơ hóa lý và về Sinh dược học nhằm tăng cường hấp thu các dược chất từ dạng thuốc vào tuần hoàn chung; nâng cao hiệu quả điều trị bệnh; đảm bảo dùng thuốc an toàn, thuận tiện trong sử dụng, ổn định trong suốt thời gian bảo quản và lưu hành.

Các học phần Bộ môn đang phụ trách giảng dạy:

– Hóa lý Dược

– Thực hành dược khoa 1

– Bào chế và Sinh duợc học 1

– Bào chế và Sinh dược học 2

– Công nghệ sản xuất dược phẩm

– Các hệ thống trị liệu

– Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật bào chế trong mỹ phẩm

Công tác nghiên cứu

Thực hiện và phối hợp thực hiện các đề tài nghiên cứu phát triển và sản xuất các chế phẩm thuốc hoá dược, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Hướng dẫn các sinh viên đại học và học viên sau đại học thực hiện các đề tài trong các lĩnh vực: nghiên cứu và phát triển các chế phẩm thuốc generic, các dạng bào chế mới, các hệ phân phối thuốc mới, kiểm nghiệm và đánh giá tác dụng dược lý cho các chế phẩm

Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng

Danh sách Giảng viên

 
Họ và tên Học hàm/học vị Chức vụ
Nguyễn Thị Thu Hương PGS. TS. Trưởng bộ môn
Hồ Thị Thạch Thúy Thạc sĩ – GVC Phó Trưởng phụ trách bộ môn
Trần Thị Thu Hằng Thạc sĩ – GVC Giảng viên
Trần Thị Thu Hồng Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Xuân Tiến Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Quốc Trung Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Huỳnh Mỹ Trinh Thạc sĩ Giảng viên
Trần Thị Được Dược sĩ Trợ giảng
Nguyễn Thị Ngọc Yến Thạc sĩ Trợ giảng
Phạm Thị Ngọc Mai Dược sĩ Trợ giảng – Kỹ thuật viên
Lê Trọng Nghĩa Trung cấp Nhân viên

CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

Bộ Môn Dược Lý -Dược Lâm Sàng đảm nhiệm các học phần liên quan đến: Dược Động Học, Dược Lý học và Dược Lâm Sàng

Dược Động học (Pharmacokinetic): Là môn học nghiên cứu tác dụng của cơ thể trên thuốc để biết thuốc xâm nhập vào cơ thể theo cách nào (hấp thu), đến trú ngụ ở cơ quan nào (phân bố), được biến đổi ra sao trong cơ thể (chuyển hóa) và cách thức rời khỏi cơ thể (thải trừ). Mục đích cuối cùng của Dược Động học là tìm được nồng độ thuốc và biết áp dụng các thông số dược động như thời gian bán thải (t ½), sinh khả dụng (F), Thể tích phân bố(Vd), độ thanh lọc (CL) để tối ưu hóa và cụ thể hóa việc sử dụng thuốc

Dược Lý học (Pharmacology) Là môn học nghiên cứu tác dụng của thuốc trên cơ thể qua đó biết cách thức thuốc hoạt động (cơ chế tác dụng), biết tác dụng trị liệu (tác dụng chính), tác dụng không mong muốn, được dùng trong trường hợp nào (chỉ định), khi nào không được dùng (chống chỉ định) và ảnh hưởng qua lại giữa bệnh và các thuốc dùng đồng thời (tương tác thuốc).

Dược lâm sàng (Clinical phamacy): Là môn học của ngành Dược nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc trong điều trị và dự phòng bệnh dựa trên kiến thức của Dược và kiến thức Y sinh học. Nếu Dược lý học giới thiệu các nhóm thuốc một cách khái quát thì Dược Lâm sàng là đích đến cuối cùng để có thể chọn lựa thuốc cho bệnh nhân với các đặc điểm sinh lý, bệnh lý cụ thể, tức là được trang bị kiến thức về tư vấn sử dụng thuốc.

Tư vấn sử dụng thuốc là kỹ năng không thể thiếu của người Dược sĩ. Trước tiên kỷ năng đó phục vụ cho bản thân bạn và gia đình, sau đó sẽ giúp cho các bạn có nhiều cơ hội việc làm như ở bệnh viện, nhà thuốc, hiệu thuốc, công ty dược trong và ngoài nước.

Khi học lý thuyết là học thực hành để làm sáng tỏ các học phần lý thuyết. Tại phòng thực hành Dược lý, các bạn sẽ được thầy cô hướng dẫn các thao tác cơ bản từ việc bắt hoặc cầm nắm chuột, cách cho chuột uống, tiêm chích đến các thủ thuật phức tạp hơn như làm các mô hình thực nghiệm như: xác định tính an toàn của thuốc (thử nghiệm độc tính cấp đường uống), thử tác dụng của thuốc (thuốc an thần, giảm đau), tác dụng hiệp lực hoặc đối kháng trên giác mạc thỏ, một số thử nghiệm ứng dụng trong kiểm nghiệm thuốc/mỹ phẩm: thử chí nhiệt tố đối với thuốc tiêm, thử tính kích ứng da.

CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU

Dù là một bộ môn mới được thành lập khoảng 5 năm, bên cạnh công tác giảng dạy chúng tôi cũng quan tâm đến các đề tài nghiên cứu. Hy vọng là trong thời gian tới đội ngũ giảng viên sẽ lớn mạnh hơn, nhất là dưới sự dìu dắt của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương – chuyên gia về nghiên cứu – bộ môn sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu hơn nữa.

Bộ môn Quản lý Dược

Danh sách Giảng viên

Họ và tên Học hàm/ Học vị Chức vụ
Phạm Thị Thùy Linh Dược sĩ chuyên khoa II Phó Trưởng phụ trách bộ môn
Phạm Ngọc Dung Thạc sĩ Giảng viên

SỰ HÌNH THÀNH BỘ MÔN

Chuyên ngành Quản lý cung ứng thuốc (Quản lý Dược) là một trong những định hướng chuyên ngành mũi nhọn của Khoa Dược- Đại học Quốc tế Hồng Bàng và cũng là chuyên ngành thế mạnh mà Chính sách Quốc gia về thuốc đã đề ra để đáp ứng nhu cầu xã hội.

Bộ Môn Quản lý Dược được thành lập và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển đào tạo Dược từ những năm tháng đầu tiên đào tạo Dược sĩ trung cấp (năm 2009). Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự hội nhập với kinh tế thế giới, từ hai lĩnh vực định hướng là Pháp chế dược và Quản lý kinh tế dược, Bộ môn thiết kế và phát triển nhiều môn học như Dược xã hội học, Quản trị dược, Marketing và thị trường dược phẩm, Hệ thống quản lý thuốc, Pháp chế dược chuyên ngành,… Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học cũng dần được hoàn thiện và phát triển với nhiều nghiên cứu khoa học được công bố.

ƯU THẾ VÀ THÀNH TỰU

Với sự đổi mới trong công tác giảng dạy và nội dung định hướng chuyên ngành, Bộ môn Quản lý Dược cũng luôn thường xuyên rà soát và cập nhật nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy và lượng giá nhằm đáp ứng mục đích đào tạo và nhiệm vụ của người dược sĩ trong thời kỳ hội nhập.

Tính đến tháng 12/2022, Bộ môn đang đào tạo Chuyên ngành Quản lý Dược cho bậc đại học, Chuyên khoa 1 và sắp tới là các lớp Thạc sĩ. Với trình độ nghiệp vụ chuyên môn và định hướng của khoa, trong tương lai bộ môn sẽ mở thêm các trình độ đào tạo chuyên khoa 2 và Tiến sĩ, cũng như các loại hình đào tạo bằng tiếng Anh, có hợp tác trao đổi với các trường Quốc tế uy tín.

Về nghiên cứu khoa học, bộ môn đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện, công bố. Các hướng nghiên cứu hiện tại luôn đảm bảo mang tính thực tế trong hành nghề Dược tại Việt Nam và tính cập nhật với thế giới.

DANH SÁCH CÁC MÔN HỌC

Pháp chế dược

Quản lý kinh tế dược

Marketing và thị trường dược phẩm

Hệ thống quản lý thuốc

Dược xã hội học

Pháp chế dược chuyên ngành

Quản trị dược

Bộ Môn Dược liệu - Thực vật

Bộ môn Dược liệu – Thực vật

Họ và tên Học hàm/ Học vị Chức vụ
Lý Hồng Hương Hạ Thạc sĩ Phó trưởng khoa – Phó Trưởng phụ trách bộ môn
Võ Thị Bạch Tuyết Tiến sĩ Giảng viên
Đặng Thị Lệ Thủy Thạc sĩ Giảng viên
Võ Thị Bích Ngọc Thạc sĩ Giảng viên
Đỗ Thị Anh Thư Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Thị Hạnh Đại học Kỹ thuật viên
Tiêu Từ Mẫn Đại học Kỹ thuật viên
Nguyễn Thành Đạt Cao đẳng Kỹ thuật viên

Mục tiêu đào tạo

      • Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cập nhật mới từ các học phần cơ sở ngành đến chuyên ngành: Nhập môn ngành Dược, Thực hành dược khoa 2, Dược liệu, Thực vật, Mỹ phẩm – thực phẩm chức năng và Dược cổ truyền, nhằm cung ứng nguồn nhân lực Dược sĩ đại học chất lượng cao theo đúng trách nhiệm và yêu cầu của xã hội.
      • Dược sĩ chuyên khoa I phải có trình độ chuyên môn cao cả về lý thuyết và kỹ năng thực hành, có năng lực sáng tạo trong nghiên cứu, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề về khoa học công nghệ liên quan đến Dược.

Các học phần BM đảm nhận ở bậc đại học

Học phần bắt buộc

      1. Thực hành dược khoa 2
      2. Nhập môn ngành dược
      3. Thực vật dược
      4. Dược liệu 1
      5. Dược liệu 2
      6. Dược học cổ truyền
      7. Phương pháp nghiên cứu thuốc từ dược liệu

Tự chọn có định hướng

      1. Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng
      2. Tài nguyên cây thuốc
      3. Sản xuất thuốc từ Dược liệu

Khóa luận tốt nghiệp

BM hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên theo quy chế của Nhà trường và nhu cầu của sinh viên.

Các học phần BM đảm nhận ở bậc sau đại học

Học phần bắt buộc

      1. Kiểm nghiệm dược liệu
      2. Kỹ thuật sắc ký và phổ ứng dụng vào phân tích thành phần hóa thực vật
      3. Dược học cổ truyền
      4. Dược liệu dùng trong mỹ phẩm và thực phẩm chức năng
      5. Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu và chế biến các dạng sản phẩm trung gian từ dược liệu
      6. Thực hành xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dược liệu theo DĐVN

Tự chọn có định hướng

      1. Chiết xuất một số hoạt chất từ dược liệu
      2. Vi nhân giống dược liệu
      3. Dược liệu trong dinh dưỡng – Cây độc

Tiểu luận tốt nghiệp

BM hướng dẫn Tiểu luận tốt nghiệp cho học viên với các hướng nghiên cứu của BM theo quy chế của Nhà trường ban hành.

Hướng nghiên cứu chính

              • Tiêu chuẩn hóa các dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam và một số nước khác.
              • Sàng lọc các dược liệu có tác dụng dược lý quan tâm: hạ huyết áp, chống oxy hóa, ổn định đường huyết…; Sàng lọc các tinh dầu chiết từ dược liệu có tính kháng khuẩn; Sàng lọc các thành phần hóa học có tác dụng kháng ung thư; ….
              • Sản xuất cao định chuẩn từ một số dược liệu phục vụ cho bào chế thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
              • Xây dựng qui trình định tính, định lượng thành phần hoạt chất trong dược liệu bằng HPLC và phương pháp khác.
              • Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc; Vi nhân giống, nuối cấy mô dược liệu; trồng và chăm sóc cây thuốc,

Bộ môn Hoá học - Hoá hữu cơ - Hoá dược

Danh sách Giảng viên

Họ và tên Học hàm/ Học vị Chức vụ
Uông Thị Ngọc Hà Tiến sĩ Trưởng Bộ Môn
Phạm Cảnh Em Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Huệ Minh Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Trần Xuân Phương Thạc sĩ Giảng viên
Võ Mộng Thắm Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Thị Mai Hương Thạc sĩ Giảng viên
Trần Xuân Đạt Thạc sĩ Kỹ thuật viên
Trần Thị Của Cao đẳng Kỹ thuật viên
Trương Thị Xuân Thảo Đại học Kỹ thuật viên

Mục tiêu đào tạo

Bộ môn Hóa học – Hữu cơ – Hóa dược được thành lập năm 2020 với tiền thân là bộ môn Hóa dược thành lập năm 2014. Bộ môn đảm nhận trọng trách giảng dạy về cơ sở ngành Hóa cho toàn khối sức khỏe, và chuyên ngành Hóa hữu cơ và Hóa Dược trong chương trình đào tạo Dược Sĩ;

Với sứ mạng phát triển kiến thức khoa học và mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp, đội ngũ giảng viên – nhân viên đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện về chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học về hóa học; biến nỗi “sợ hãi vô hình” thành “niềm đam mê sáng tạo” cho sinh viên. Mỗi học phần hóa học xây dựng mục tiêu cụ thể đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Các học phần Bộ môn đang phụ trách giảng dạy:

Học phần Hóa học (general chemistry) cung cấp kiến thức đại cương về cấu tạo hóa học, áp dụng những định luật căn bản ứng dụng trong ngành sức khỏe nói riêng và đời sống xã hội nói chung.

Học phần Hóa hữu cơ (organic chemistry) cung cấp kiến thức đại cương về các hợp chất hữu cơ thiên nhiên và nhân tạo.

Học phần Hóa dược (medicinal chemistry) cung cấp kiến thức nền tảng về chuyên ngành sản xuất nguyên liệu làm thuốc; bào chế và sản xuất thuốc.

Công tác nghiên cứu khoa học

Bộ môn Hóa phối hợp cùng các bộ môn chuyên ngành như Bào chế, Dược liệu, Dược lý, Vi sinh …và một số công ty sản xuất dược phẩm trong định hướng nghiên cứu phát triển các sản phẩm thuốc mới mang tính thiết thực, đáp ứng nhu cầu xã hội . Bên cạnh đó, hướng dẫn các sinh viên đại học và học viên sau đại học thực hiện các đề tài trong các lĩnh vực: nghiên cứu và phát triển các hoạt chất mới, dạng bào chế mới có hoạt tính sinh học.

                                                  •  

Bộ môn Vật lý - Hoá phân tích - Kiểm nghiệm

Danh sách Giảng viên

Họ và tên Học hàm/ Học vị Chức vụ
Bùi Thế Vinh Tiến sĩ Trưởng bộ môn
Phạm Văn Sơn Tiến sĩ Phó trưởng bộ môn
Trần Thị Trúc Thanh Thạc sĩ – GVC Giảng viên
Võ Sỹ Nhật Thạc sĩ Giảng viên
Trần Trung Trĩnh Thạc sĩ Giảng viên
Phan Nguyễn Thu Xuân Thạc sĩ Giảng viên
Nguyễn Trần Hưng Yên Dược sĩ Trợ giảng
Huỳnh Thị Tố Quyên Dược sĩ Kỹ thuật viên
Nguyễn Thị Ngọc Nữ Dược sĩ Kỹ thuật viên

NHIỆM VỤ

– Giảng dạy học phần Hóa phân tích, Kiểm nghiệm thuốc và các học phần thuộc chuyên ngành kiểm nghiệm cho sinh viên. Cung cấp kiến thức cơ bản về hóa học phân tích (gồm định tính, định lượng và phân tích bằng dụng cụ) và nghiệp vụ kiểm nghiệm (gồm các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kiểm nghiệm).

– Biên soạn và tham gia biên soạn các giáo trình học tập các học phần lý thuyết, thực hành do bộ môn phụ trách. Rà soát, cập nhật các giáo trình học tập các học phần lý thuyết, thực hành định kỳ hằng năm.

– Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.

HỌC PHẦN ĐẢM NHIỆM

Bộ môn phụ trách giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành (Hóa phân tích, Kiểm nghiệm 1 và Kiểm nghiệm 2) và khối kiến thức chuyên ngành (các học phần thuộc chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc) nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và nghiệp vụ về phân tích và kiểm nghiệm thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

– Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích bằng các phương pháp UV-Vis, HPLC.

– Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho dược phẩm, dược liệu và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

– Thiết lập chất đối chiếu từ dược liệu phục vụ công tác kiểm nghiệm dược liệu và các chế phẩm từ dược liệu.

– Thiết lập chất đối chiếu ứng dụng trong kiểm nghiệm tạp chất liên quan.

Văn phòng Khoa Dược

Văn phòng Khoa Dược

Họ và tên Học hàm/ Học vị Chức vụ
Quách Kim Long Dược sĩ Trung học Thư ký Khoa
Nguyễn Thanh Trung Đại học Thư ký Khoa
Nguyễn Trọng Đạt Đại học Thư ký Khoa
Đỗ Thị Thu Thủy Đại học Thư ký Khoa

Ban chủ nhiệm khoa Dược

Họ và Tên Chức năng Email
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Trưởng khoa thuyntt1@hiu.vn
ThS. DS. Lý Hồng Hương Hạ Phó trưởng khoa halhh@hiu.vn
TS. Nguyễn Quốc Bình Phó trưởng khoa

Hội đồng khoa học khoa Dược

Họ và tên Chức vụ Chức danh
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Trưởng khoa Chủ tịch
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương Trưởng BM Dược lý – Dược lâm sàng Phó Chủ tịch
TS. Bùi Thế Vinh Trưởng BM Vật lý – Hóa phân tích – Kiểm nghiệm Thư ký
TS. Võ Thị Bạch Tuyết Giảng viên Uỷ viên
TS. Phùng Đức Truyền Giảng viên  Uỷ viên
DS. CKII. Phạm Thị Thùy Linh Phó Trưởng BM Quản lý dược Uỷ viên
PGS. TS. Nguyễn Phương Dung Viện trưởng Viện đào tạo sau đại học – Đào tạo liên tục Uỷ viên

Đề tài nghiên cứu khoa học Giảng viên

Empty tab. Edit page to add content here.

Liên hệ khoa Dược

36/70 Nguyễn Gia Trí phường 25 Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 028.7308.3456 (ext: 3418).

Email: pharmacy@hiu.vn

Website: www.hiu.vn/pharmacy