Cập nhật lần cuối vào 11/08/2020
– Trong cơ thể chúng ta, đường glucose được đưa đi khắp cơ thể, có vai trò nuôi dưỡng, đảm bảo sự sống của mỗi người, được xem như nguồn năng lượng cần thiết cho hệ thần kinh, tổ chức não bộ.
– Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường: Đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL (7,8 mmol/l); Đường huyết lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l); Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l)
– Khi nồng độ Glucose máu < 2,8mmo/l (50mg/dl) là hạ glucose máu nặng , còn khi glucose máu < 3,9mmol/l ( <70mg/dl) đã bắt đầu được xem là hạ glucose máu.
– Thức ăn có chứa Carbonhydrate: gạo, khoai tây, bánh mì, bánh ngô, ngũ cốc, trái cây, rau và sữa – là nguồn cung cấp glucose chính của cơ thể. Nếu ăn nhiều glucose hơn mức cần thiết, cơ thể sẽ lưu trữ tại gan và cơ bắp hoặc thay đổi nó thành chất béo để chuyển hóa thành năng lượng cần thiết.
– Các triệu chứng hạ đường huyết: Vã mồ hôi, mệt mỏi, đói lả, choáng váng, huyết áp hạ, nhịp tim nhanh… => Nếu không xử lý kịp thời sẽ xuất hiện các triệu chứng đi lại khó khăn, đuối sức, nhìn không rõ => Nặng: Gây hôn mê và co giật.
– Xử trí ban đầu: Cho uống nước đường, ngậm kẹo, hoặc ăn bánh ngọt, uống sữa.
* Phòng ngừa:
- Không nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức, không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.
- Định kỳ kiểm tra đường huyết tại các cơ sở y tế.
- Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp đối với từng người.
- Ăn đủ chất, đúng bữa.
Tài liệu tham khảo: https://www.healthline.com/health/hypoglycemia.