Khoa Khoa học Xã hội

Giới thiệu chung

Khoa Khoa học Xã hội được thành lập trên cơ sở tách ra từ khoa Khoa học Xã hội và Ngôn Ngữ Quốc Tế với lịch sử hơn 20 năm đào tạo và nghiên cứu. Khoa hiện có 5 ngành đào tạo gồm: Quan hệ Quốc Tế, Truyền thông Đa Phương Tiện, Tâm Lý học, Quan hệ Công Chúng, Việt Nam học. Trong đó, ngành Quan hệ Quốc Tế bắt đầu đào tạo bậc đại học từ năm 2003 và hiện đang có chương trình đào tạo cử nhân bằng tiếng Việt và chương trình đào tạo cử nhân hoàn toàn bằng tiếng Anh. Ngành Truyền thông Đa phương Tiện bắt đầu đào tạo bậc đại học từ năm 2006 với đầy đủ các loại hình truyền thông: báo viết, báo hình, mạng xã hội…Ba ngành Tâm Lý học, Quan hệ Công chúng bắt đầu đào tạo từ năm học 2021-2022 nhằm đáp ứng nhu cầu cao của xã hội.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu của khoa đang được phát triển mạnh mẽ với toàn bộ giảng viên có bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở nhiều lĩnh vực chuyên môn đa dạng: Truyền thông, báo chí, marketing, chính trị quốc tế, ngoại giao, quan hệ quốc tế, lịch sử thế giới, địa lý nhân văn, khu vực học, giao tiếp văn hóa, quan hệ công chúng, tâm lý học, luật…Tất cả giảng viên cơ hữu của khoa được đào tạo từ các cơ sở giáo dục hàng đầu, trong đó phần lớn được đào tạo ở nước ngoài như: Anh Quốc, Hoa Kỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan. Khả năng sử dụng ngoại ngữ xuất sắc cũng như những trải nghiệm về môi trường học tập quốc tế, đa văn hóa của đội ngũ giảng viên của khoa chính là thế mạnh giúp đảm bảo chất lượng đào tạo và phát triển toàn diện kiến thức và kỹ năng, tư duy toàn cầu, tinh thần tiên phong và khả năng thích ứng của sinh viên.

Tầm nhìn

Khoa học Xã hội và Nhân văn sẽ đóng vai trò định hướng cho sự phát triển trong bối cảnh quốc tế hóa mạnh mẽ và sự thay đổi nhanh chóng trong khoa học và công nghệ. Khoa KHXH&NV sẽ trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu hàng đầu ở khu vực phía Nam và trong khu vực ASEAN.

Sứ mệnh

Đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cho cả nước và khu vực Châu Á với phẩm chất công dân toàn cầu, năng động, tiên phong, trách nhiệm và thích ứng.

Thực hiện các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là các nghiên cứu về tác động của toàn cầu hóa và chuyển đổi số đến kinh tế – xã hội, về sự thích ứng con người trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng về khoa học kỹ thuật và xã hội dưới xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Giá trị cốt lõi: Đạo đức – Tri thức – Phụng sự

Triết lý giáo dục: Toàn diện – Dẫn dắt – Đa văn hóa

Toàn diện: Phát triển toàn diện kiến thức – kỹ năng – nhân cách của người học, học đi đôi với hành, lý thuyết hàn lâm kết hợp với ứng dụng.

Dẫn dắt: Tinh thần khai phóng, tiên phong, định hướng cho sự phát triển của cộng đồng và của mọi lĩnh vực khoa học.

Đa văn hóa: Tôn trọng sự khác biệt, Cùng chung sống và phát triển trong môi trường quốc tế, đa văn hóa.

Định hướng Tương lai

Các chương trình học của Khoa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội để cung cấp cho sinh viên chương trình đào tạo theo hướng quốc tế hóa, và trải nghiệm thực tiễn nhất. Sinh viên sẽ được học tập với cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi cùng các giảng viên giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm chuyên môn. Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm và Phương pháp học dựa trên dự án, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành sẽ giúp sinh viên phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực của mình. Mối quan hệ doanh nghiệp và hợp tác quốc tế mạnh mẽ với định hướng “Đưa sinh viên đến với doanh nghiệp” và “Mời doanh nghiệp đến giảng đường” giúp sinh viên có được cơ hội thực tập và chuẩn bị tốt nhất cho công việc ngay khi còn học, khả năng thích ứng và thành công trong môi trường làm việc cạnh tranh, quốc tế và đa văn hóa.

Gặp gỡ Đội ngũ Giảng viên của Khoa Khoa học Xã hội

HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ
1   TS. Đỗ Xuân Biên Trưởng khoa
2   ThS. Nguyễn Văn San Phó Trưởng khoa, Phó Trưởng phụ trách Bộ môn TTĐPT
3   ThS. Phan Đỗ Thùy Dung Phó Trưởng phụ trách Bộ môn Quan hệ Quốc tế
4   TS. Nguyễn Văn Thiên Trưởng Bộ môn Lý luận chính trị
5   TS. Lê Thị Dung Giảng viên
6   PGS.TS. Nguyễn Văn Kha Giảng viên
7   TS. Trần Thị Quốc Minh Giảng viên
8   ThS. Trần Vinh Quang Giảng viên
9   ThS. Hoàng Thị Phương Thảo Giảng viên
10 ThS. Mananya Techalertkamol Giảng viên
11 ThS. Huỳnh Vũ Thạch Giảng viên
12 ThS. Nguyễn Thanh Tỉnh Giảng viên
13 ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng Giảng viên
14 TS. Trần Thị Hải Lý Giảng viên
15 TS. Nguyễn Duy Trung Giảng viên
16 ThS. Nguyễn Trung Hiểu Giảng viên
17 ThS. Lê Thị Ngọc Thương Giảng viên
18 ThS. Trương Thị Hoài Hương Giảng viên
19 ThS. Nguyễn Ngọc Hạnh My Giảng viên

Quyết định thành lập Hội đồng Khoa KHXH & NNQT.

Ban chủ nhiệm

TS. Đỗ Xuân Biên

– Trưởng Khoa Khoa học Xã hội

– Email: biendx@hiu.vn

Văn phòng Khoa

Trương Thị Trà My

– Thư ký Khoa
– Email: myttt@hiu.vn

Liên hệ Khoa

– Khoa Khoa học Xã hội (Tầng 15)

  • P.15.10: Văn phòng Khoa

– Điện thoại: 028.7308.3456 (ext: 3844)
– Email: khoakhxh-nnqt@nhg.vn
– Website: khxh&nnqt.hiu.vn

Bộ môn Quan hệ quốc tế

Bộ môn Truyền thông đa phương tiện

Ngành Tâm lý học

Ngành Quan hệ Công chúng

Chương trình Giảng dạy bằng tiếng Anh

Chương trình song bằng

5 năm 2 bằng, nhân đôi cơ hội nghề nghiệp

Chương trình học đồng thời hai ngành (song bằng) của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được thiết kế với những ngành học cùng hoặc gần nhóm ngành, khối ngành với nhau tạo điều kiện cho sinh viên có được 2 bằng đại học chính quy, tăng cao cơ hội nghề nghiệp.

Ưu điểm khi chọn học chương trình đào tạo song bằng, sinh viên sẽ được bảo lưu điểm và chuyển những tín chỉ của các môn học tương đương đã hoàn thành của ngành học thứ nhất để được công nhận tích lũy trong chương trình đào tạo của ngành học thứ hai. Điều này giúp giảm tải đáng kể các môn học trùng lặp, tiết kiệm thời gian cũng như giảm bớt chi phí học tập cho các bạn sinh viên HIU.

Sinh viên học lực khá hoàn toàn có thể nhận 2 bằng đại học thuộc 2 ngành khác nhau trong thời gian 5,5 năm. Đặc biệt, sinh viên HIU được giảm học phí 35% khi học ngành thứ hai.

Hiện tại sinh viên khoa KHXH&NV có nhiều cơ hội học song ngành. Sinh viên ngành QHQT có thể học bằng 2 với ngành Truyền thông Đa Phương Tiện, Nhật Bản học, Ngôn Ngữ Anh. Sinh viên ngành Truyền thông Đa Phương Tiện có thể học bằng 2 với ngành Thiết kế Đồ họa, Công nghệ Điện Ảnh truyền hình, Việt Nam học.

STT Ngành chính (chương trình 1) Ngành phụ (chương trình 2) có thể đăng ký học Ghi chú
1 Quan hệ quốc tế Truyền thông đa phương tiện
Nhật Bản học
Ngôn ngữ Anh
2 Truyền thông đa phương tiện Thiết kế đồ hoạ
Công nghệ điện ảnh và truyền hình
3 Nhật bản học Việt Nam học
Truyền thông đa phương tiện
Quan hệ quốc tế
4 Hàn Quốc học Truyền thông đa phương tiện
Quan hệ quốc tế
5 Công nghệ điện ảnh và truyền hình Thiết kế đồ họa
Thiết kế thời trang
Truyền thông đa phương tiện
6 Công nghệ thông tin Truyền thông đa phương tiện