Cập nhật lần cuối vào 21/07/2022
Hiện nay, dịch vụ kho bãi là một phần không thể thiếu trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Đây là dịch vụ sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được mối lo lắng về không gian lưu trữ, bảo quản, giao hàng và đóng gói hàng hóa cùng với đa dạng các loại hình thức. Doanh nghiệp có thể dễ dàng chọn lựa mô hình dịch vụ kho bãi phù hợp với nhu cầu của mình. Chúng ta hãy cùng tìm hiểm dịch vụ kho bãi là gì nhé.
1. Khái niệm của kho bãi và dịch vụ kho bãi
1.1 Khái niệm kho bãi (Warehouse)
Kho bãi là nơi cất giữ và bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm (hàng hóa) với mục đích cung cấp cho khách hàng theo nhu cầu trong khoảng thời gian nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Nguồn: https://movinghouse.vn/thue-kho-bai/
1.2 Khái niệm dịch vụ kho bãi (Warehouse service)
Dịch vụ kho bãi (Warehouse service) hay còn gọi dịch vụ kho hàng và lưu trữ hàng hóa, là nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong suốt quá trình chuyển từ đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, và còn cung cấp các thông tin về những tình trạng, điều kiện lưu trữ và vị trí của hàng hóa được lưu kho.
Nguồn: https://nhllogistics.vn/dich-vu-kho-bai-la-gi/
2. Vai trò của của kho bãi trong logistics
Các hoạt động của kho bãi có ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề hàng hóa, lưu trữ của doanh nghiệp. Nên vai trò của kho bãi trong logistic rất quan trọng như:
- Giảm thiểu các sự cố, rủi ro và trường hợp hết hàng trong sản xuất.
- Chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng lộ trình. Từ đó giúp giảm giá thành trên mỗi đơn vị sản phẩm.
- Luôn luôn duy trì nguồn cung cấp ổn định. Sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu cầu.
Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tình trạng. - Góp phần giúp giao hàng đúng thời gian, địa điểm.
- Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Các loại kho có trong dịch vụ kho bãi:
Trong từng loại hoạt động sẽ có các loại kho hàng khác nhau. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các đặc điểm của những loại kho hàng phổ biến sau đây:
3.1 Kho kiểm soát khí hậu (Climate-controlled Warehouse)
Đây là loại kho thường được sử dụng để lưu trữ, bảo quản và vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng như các loại thực phẩm, nông sản,…
Kho có bộ phận kiểm soát khí hậu bao gồm kiểm soát độ ẩm,nhiệt độ. Kho kiểm soát khí hậu bảo đảm hàng hóa đến tay người nhận vẫn giữ nguyên được chất lượng tươi mới ban đầu.
3.2 Kho bảo thuế (Tax Supspension Warhouse)
Đây là loại kho mà các doanh nghiệp sản xuất hiện nay hầu như đều sở hữu. Kho bảo thuế trong Logistics là nơi lưu trữ hàng hóa, nguyên liệu, vật tư để cung ứng cho sản xuất của doanh nghiệp đã được thông quan nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế.
Điều này đã được quy định rõ tại Điều 4 Luật Hải Quan số 54/2014/QH13. Các doanh nghiệp này chắc chắn sẽ chịu trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc kiểm tra và giám sát hàng hoá lưu trữ tại kho bảo thuế.
Nguồn: https://khoxuongchothuegiare.vn/kho-bao-thue-la-gi-hang-hoa-trong-kho-bao-thue-la-gi
3.3 Kho tư nhân (Private Warehouse)
Kho tư nhân hay còn được biết đến là kho bãi độc quyền thường thuộc quyền sở hữu của các tập đoàn bán lẻ lớn hoặc các công ty lưu trữ hàng hóa tư nhân và được đầu tư vốn để xây dựng và duy trì.
Nhà kho tư nhân thường được xây dựng ở gần nơi sản xuất hàng hóa hoặc bên ngoài công trường để thuận tiện cho việc di chuyển hàng lưu kho. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho các công ty đã thành lập. Họ có đủ chi phí và sẵn sàng đầu tư tài chính vào việc xây dựng kho trữ hàng hóa của riêng họ.
3.4 Kho công cộng (Public Warehouse)
Khác với các loại kho trên, các công ty và doanh nghiệp khi có nhu cầu lưu trữ hàng hoá trong thời gian ngắn, nhà kho công cộng sẽ là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.
Đây là loại kho được yêu thích và ưu tiên hàng đầu trong hoạt động logistics bởi các doanh nghiệp có thể tận dụng kho này cho đến khi tìm được kho bổ sung mới.
Nguồn: https://luuhoso.blogspot.com/2020/11/trong-bai-viet-duoi-ay-luu-ho-so-se.html
3.5 Kho tự động (Automated Warehouse)
Với hệ thống quản lý chặt chẽ, quy trình lưu trữ chuyên nghiệp, kho tự động là sự lựa chọn được rất nhiều doanh nghiệp xem xét đến. Vì nhà kho tự động này có thể đem hiệu quả cao, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Để quản lý kho tự động, người ta sử dụng phần mềm theo dõi đơn hàng để nhận, lưu trữ và di chuyển hàng hóa. Nhà kho tự động cũng sử dụng các thiết bị hiện đại như xe nâng, giá đỡ và pallet để di chuyển hàng hóa nhanh chóng trong kho. Phần mềm quản lí này sẽ ít mắc lỗi hơn so với con người hơn; khả năng nhận và vận chuyển hàng hóa cũng hiệu quả hơn.
Nguồn: https://bangtaihaitan.com/nha-kho-tu-dong-lon-nhat-viet-nam-vinamilk-binh-duong/
3.6 Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)
Kho ngoại quan là một trong những kho rất quan trọng trong Logistics.Tại các kho này, chủ hàng hóa có thể trực tiếp ủy quyền cho chủ kho hoặc đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện các dịch vụ như gia cố, phân chia, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm các cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
Ngoài ra, tại đây còn có thể chuyển quyền sở hữu hàng hóa, chuyển hàng hóa hai chiều giữa kho ngoại quan và cửa khẩu, giữa các kho ngoại quan với nhau và làm các thủ tục xuất nhập hàng hóa.
3.7 Kho CFS (Container Freight Station)
Nguồn: http://icdlongbinh.com/services/detail/dich-vu-kho-gom-hang-le-cfs-231/
Đối với kho bãi trong Logistic, chúng ta không thể không nhắc đến kho CFS (còn gọi là địa điểm thu gom hàng lẻ); là loại kho chuyên dụng để thu gom, phân loại hàng lẻ vận chuyển chung container. Khi các chủ hàng không có đủ hàng để lấp đầy một container (FCL) thì việc ghép hàng sẽ diễn ra.
Trong kho này gồm có đóng gói lại, sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu. Hàng hóa sau khi được thu gom để chờ làm thủ tục xuất-nhập khẩu; nếu cần thì mới phân chia hoặc ghép chung container để xuất khẩu ra nước ngoài.
3.8 Kho trung chuyển.
Đây là một loại kho hàng trong logistics phổ biến, được xây dựng để phục vụ cho việc luân chuyển hàng hóa. Là một dạng kho tạm để lưu trữ hàng ngắn hạn vừa nhập về chờ xuất đi. Thời gian lưu kho do thỏa thuận giữa các bên với nhau.
Ngoài chức năng lưu trữ, quản lý hàng hóa thông thường, thì kho trung chuyển còn giữ nhiệm vụ là nơi chia tách, phân loại, chuyển giao hàng hóa giữa các chủ hàng khác nhau.
4. Các dịch vụ kho bãi cung cấp hiện nay
4.1 Thuê kho tự quản
Đây là dịch vụ chủ đầu tư sẽ xây dựng sẵn các nhà kho đạt tiêu chuẩn và sẽ giao lại cho khách hàng tự vận hành, quản lý. Giá cả thuê nhà kho sẽ được phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ đầu tư, vị trí kho và tiêu chuẩn nhà kho.
Các dịch vụ đi kèm với dịch vụ kho tự quản này là bảo an, vận chuyển, bốc xếp, xe nâng,.. sẽ được cung cấp theo nhu cầu của hai bên.
Các ưu điểm khi cho thuê kho tự quản:
- Giúp ích cho việc chủ động và thuận lợi cho khâu quản lý.
- Việc giám sát an ninh chủ động hơn, tránh việc quy đổi trách nhiệm khi xảy ra mất mát, thất thoát hàng hóa.
- Đảm bảo tính bảo mật cho bên phía thuê kho.
Nguồn: https://sec-warehouse.vn/cho-thue-kho-dien-tich-nho
4.2 Thuê kho chung (Sharing)
Ở dịch vụ này, khách hàng sẽ thường nhắm đến các nhà kho được xây dựng với quy mô lớn, có hội tụ đầy đủ các yêu cầu cơ bản như: giao thông thuận lợi, đường lớn thuận tiện cho các loại xe lưu thông (đặc biệt là xe container), có khu vực sân rộng để lên xuống hàng hóa dễ dàng hơn, trang bị camera an ninh, thêm xe nâng, bốc xếp,…
Ở dịch vụ kho bãi này, hàng hóa sẽ được phân loại, sắp xếp theo khu vực tùy vào loại hàng hóa.
Dịch vụ này phù hợp với các doanh nghiệp thuê ngắn hạn, thời gian lưu trữ hàng hóa không dài.
4.3 Thuê kho diện tích nhỏ
Người chủ sẽ xây dựng một nhà kho lớn và tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng khách hàng, người chủ sẽ phân thành các khu vực nhỏ phù hợp được gắn vách ngăn và cửa riêng cho khách hàng sẽ tự quản lý hàng hóa của mình.
Đây là loại hình dịch vụ kho bãi phổ biến nhất vì có thể giúp khách hàng duy trì sự bảo mật, chủ động quản lý hàng hóa của mình.
Kho sẽ được người chủ bố trí bảo vệ bên ngoài, trang bị camera giám sát 24/7 để đảm bảo an ninh cho khuôn viên nhà kho. Còn về phần phía bên trong nhà kho, khách hàng sẽ tự quản lý.
Chủ kho có thể cung cấp kèm theo các dịch vụ khác tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên như: bốc xếp hàng hóa, xe nâng, thủ kho,..
4.4 Thuê kho lưu trữ hàng hóa
Đây thường là loại dịch vụ trọn gói của các công ty kinh doanh dịch vụ kho bãi bao gồm là: nhập hàng, bảo quản hàng hóa, kiểm kê hàng hóa,… cho đến khi hết hợp đồng.
Nguồn: https://taxitai.org/dich-vu-thue-kho-luu-tru-hang-hoa
5. Vị trí công việc trong kho bãi
Để các hoạt động trong kho bãi được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả thì các bộ phận cần phải hợp tác với nhau một cách hiệu quả.
5.1 Trưởng kho
- Quản lý, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, hướng dẫn và tạo nên môi trường làm việc hiệu quả
- Tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển hàng hóa theo kế hoạch giao hàng.
- Quản lý kho hàng hóa: quản lý số lượng (nhập, xuất, tồn) kho, thực hiện các thủ tục nhập, xuất kho, sắp xếp, lưu kho, bảo quản hàng hóa.
- Điều phối hoạt động đóng gói hàng hóa theo yêu cầu.
- Tổ chức giao nhận, vận chuyển, giao hàng giữa các kho và khách hàng theo yêu cầu. Kiểm soát và kiểm tra tiến độ giao hàng.
- Quản lý đội xe giao hàng của công ty.
- Chủ động giải quyết các vấn đề và công việc phát sinh. Trực tiếp hỗ trợ nhân viên giải quyết các vấn đề vượt quá khả năng xử lý của họ.
Nguồn: http://ibom.vn/giai-phap-quan-ly-kho/quan-ly-kho-la-gi-cong-viec-cua-nhan-vien-quan-ly-kho.html
5.2 Nhân viên kho
- Đóng gói và xuất hàng hóa.
- Kiểm kê hàng hóa.
- Nắm được số lượng hàng tồn, hàng cần nhập và hàng xuất ra khỏi kho.
- Tiếp nhận các đơn đặt hàng và kiểm tra hàng hóa trong kho.
- Sắp xếp kho hợp lý, kiểm kê hàng hóa, lọc hàng đã gần hết date.
Nguồn: http://www.vnphoto.net/gallery_details.php?id=207622
5.3 Kế toán kho
- Đối chiếu và nhập dữ liệu hàng hóa vào máy.
- Lập báo cáo hàng tồn kho, báo cáo nhập kho và xuất kho.
- Kiểm soát các khoảng chi tiêu.
- Lập giấy tờ chứng từ.
5.4 Thủ kho
- Kiểm tra chứng từ và thực hiện việc nhập, xuất hàng.
- Lưu trữ phiếu nhập kho và xuất kho.
- Sắp xếp hàng hóa theo đúng yêu cầu của khách hàng.
- Sắp xếp hàng hóa trong kho một cách khoa học, giảm tối đa hỏng hóc hàng hóa.
- Theo dõi quá trình nhập hàng, đôn đốc việc mua hàng.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến công việc cho Trưởng bộ phận hoặc Ban Giám đốc (khi có yêu cầu).
5.5 Giám sát kho
- Giám sát mọi hoạt động diễn ra trong kho.
- Giám sát hàng hóa xuất nhập kho
- Giám sát nhân viên làm việc đúng theo quy định, quy trình.
5.6 Nhân viên giao hàng
- Xếp, dỡ hàng hóa, chở hàng đúng quy định.
- Bảo quản hàng hóa khi giao.
- Bảo quản tốt tài sản, công cụ, dụng cụ trong lúc giao hàng.
- Lấy hàng từ địa chỉ được giao và giao hàng tại khu vực được định sẵn.
5.7 Nhân viên chất lượng
- Lên các kế hoạch kiểm tra.
- Trực tiếp quản lý các tài liệu liên quan đến mua, bán hàng, nghiệm thu và quản lý toàn diện.
- Hướng dẫn hồ sơ và đôn đốc đơn vị thực hiện các tài liệu chất lượng mới ban hành (quy trình, quy chế, biểu mẫu,…).
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất.
- Chuẩn bị báo cáo về sự không phù hợp đã xảy ra trong quá trình kiểm tra.
- Thông báo thông tin giám sát chất lượng sản phẩm với khách hàng.
- Lập báo cáo về các hàng hóa không đạt chuẩn trong quá trình kiểm tra.
Tóm lại, kho bãi là một phần rất quan trọng trong môi trường chuỗi cung ứng và để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các dịch vụ kho bãi ngày càng đa dang để các doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn. Hi vọng sau khi đọc xong bài báo trên, các bạn đã có thể tích lũy thêm được thông tin bổ ích và vị trí công việc thích hợp của lĩnh vực này nhé.
Tìm hiểu thêm bài viết về: https://hiu.vn/tin-tuc-logistics/5-dieu-ban-can-biet-ve-nganh-logistics/