5 nội dung “không biết là tới công chuyện” của thương mại tự do

Cập nhật lần cuối vào 02/10/2022

Bối cảnh thế giới đang từng ngày càng chuyển biến với tốc độ nhanh hơn cùng với sự thay đổi nhiều hơn. Theo sự hội nhập quốc tế thì các thương vụ mua bán trong và ngoài nước ngày nay có thể xem là một điều dễ dàng và nhẹ thở hơn. Để việc hội nhập diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, các quốc gia chọn tham gia các hiệp định thương mại quốc tế. Đặc biệt là hiệp định thương mại tự do. Vậy tự do hoá thương mại, hiệp định thương mại tự do là gì và ảnh hưởng của nó trong Covid như thế nào? 

"Việt

1. Tự do hoá thương mại là gì?

Tự do hoá thương mại t trong tiếng anh là Trade Liberalization. Tự do hoá thương mại được hiểu là sự cắt giảm hoặc loại bỏ những hạn chế cũng như sự rào cản trong việc trao đổi hàng hoá tự do đối với các quốc gia.

Thêm vào đó, những rào cản ở đây chính là  thuế quan,  phụ phí, hay các quy tắc,… Do vậy, nếu có được sự tự do hoá thương mại thì  việc nới lỏng cũng như xóa những hạn chế này chính là nỗ lực để thúc đẩy thương mại tự do.

Đọc thêm bài viết: Vị trí tuyển dụng hiện nay.

2. Ưu điểm và nhược điểm của tự do hoá thương mại

  • Ưu điểm:

Như ở phía trên đã  đề cập, tự do hoá thương mại thúc đẩy thương mại tự do. Thêm vào đó, thương mại tự do cho phép các quốc gia mua bán hàng hoá với nhau mà không có nhiều  khó khăn trong vấn đề pháp lý cũng như một số vấn đề khác.

Khi có được sự giảm thiểu các chi phí khi thực hiện giao dịch (mua bán) giữa các quốc gia với nhau sẽ làm cho chi phí tiêu dùng  thấp hơn so với việc không được giảm. Và như vậy sẽ tăng sự cạnh tranh.

Cùng với sự hội nhập, các công ty nước ngoài đang được tự do hoá thương mại thông qua sự tăng cạnh tranh. Điều này tạo nên động lực lớn cho các doanh nghiệp trong nước có sự chuyển mình hơn trong sản xuất với chi phí rẻ. Điều này sẽ tạo nên sự thúc đẩy lớn trong nền kinh tế.

  • Nhược điểm:

Điều gì cũng có hai mặt, ngoài những ưu điểm mà thương mại tự do mang lại thì tự do hoá thương mại sẽ làm xuất hiện sản phẩm nhập khẩu giá rẻ. Từ đó gia tăng áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Song song đó, còn có thể bị ảnh hưởng từ các mặt hàng hoặc những nguyên liệu thô được nhập từ các quốc gia có giá thành thấp. Tự do hoá thương mại cũng có thể là điều đe dọa đối với kinh tế đất nước vì sự cạnh tranh cùng một nền thị trường và nền kinh tế.

3. Hiệp định thương mại tự do

Hiệp định thương mại tự do viết tắt là FTA (free trade agreement). Đây chính là một hiệp ước thương mại giữa các quốc gia với nhau có thể là hai hoặc nhiều nước. Điều này sẽ giúp việc cắt giảm cũng như xoá bỏ những hàng rào thuế quan và phí thuế quan nhằm hướng đến việc thành lập khu vực mậu dịch tự do.

Theo thống kê của tổ chức thương mại thế giới thì có hơn 200 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Điều này đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng vững mạnh cũng như đạt được nhiều thành tựu lớn hơn để có chuyển biến tốt đẹp.

4. Các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia

Tính đến 1/1/2022 Việt Nam đã ký kết 15 hiệp định thương mại tự do (FTA). Sự ký kết các FTA đã đưa thị trường Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế năng động, rộng mở và có nhiều mối quan hệ với hơn 230 thị trường. Điều này tạo cho các doanh nghiệp tiến gần hơn và dễ dàng mở rộng thị trường toàn cầu.

"Việt

Các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết:

STT FTA  Hiện trạng Đối tác
1 AFTA Có hiệu lực từ năm 1993 ASEAN
2 ACFTA Có hiệu lực từ năm 2003 ASEAN, Trung Quốc
3 AKFTA Có hiệu lực từ năm 2007 ASEAN, Hàn Quốc
4 AJCEP Có hiệu lực từ năm 2008 ASEAN, Nhật Bản
5 VJEPA Có hiệu lực từ năm 2009 Việt Nam, Nhật Bản
6 AIFTA Có hiệu lực từ năm 2010 ASEAN, Ấn Độ
7 AANZFTA Có hiệu lực từ năm 2010 ASEAN, Australia, New Zealand
8 VCFTA Có hiệu lực từ năm 2014 Việt Nam, Chi Lê
9 VKFTA Có hiệu lực từ năm 2015 Việt Nam, Hàn Quốc
10 VN – EAEU FTA Có hiệu từ năm 2016 Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan
11 CPTPP Có hiệu lực từ 30/12/2018, có hiệu lực tại Việt Nam từ 14/1/2019 Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia
12 AHKFTA Có hiệu lực tại Hong Kong (Trung Quốc), Lào, Myanmar, Thái Lan, Singapore và Việt Nam từ 11/06/2019 ASEAN, Hong Kong (Trung Quốc)
13 EVFTA Có hiệu lực từ 01/08/2020 Việt Nam, EU (27 thành viên)
14 UKVFTA Có hiệu lực tạm thời từ 01/01/2021, có hiệu lực chính thức từ 01/05/2021 Việt Nam, Vương quốc Anh
15 RCEP Có hiệu lực từ 01/01/2022 ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand

Các hiệp định đang đàm phán:

16 Việt Nam – EFTA FTA Khởi động đàm phán tháng 5/2012 Việt Nam, EFTA (Thụy Sĩ, Na uy, Iceland, Liechtenstein)
17 Việt Nam – Israel FTA Khởi động đàm phán tháng 12/2015 Việt Nam, Israel

5. Các Hiệp định thương mại tự do trong đại dịch Covid

Mặc dù đại dịch Covid-19 còn ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế Việt Nam. Song, Việt Nam vẫn không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Đến tháng 11/2021, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Việc ký kết với nhiều hiệp định thương mại tự do đã góp phần đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam, nhiều hứa hẹn sẽ đa dạng hoá thị trường về xuất nhập khẩu tạo ra một nền kinh tế năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế đem lại nhiều đổi mới trong đời sống  cho người dân.

Theo Bộ công thương Việt NamTheo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 545 tỷ USD trong năm 2020. Chỉ trong hai quý đầu năm 2021 ghi nhận 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD và 25 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD."

Mặt dù chịu sự ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19 nhưng tổng kim ngạch Việt Nam vẫn đạt được ở mức khá cao. Đây là cả một quá trình và đòi hỏi sự nỗ lực lớn đối với Việt Nam cũng như đối với doanh nghiệp. Dù đạt được nhiều thành quả cao trong việc tận dụng thương mại tự do, song vẫn còn một vài sự hạn chế nhỏ đối với Việt Nam.

"Việt

TheoTạp chí tài chính

“Với mặt hàng nông sản, mặc dù năm 2021 đã xuất khẩu  đến hầu hết thành viên các nước  EU, trong đó thị trường xuất khẩu tập trung chủ yếu vào một số nước gồm Đức, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Bỉ, Pháp, Ba Lan, song thị phần nông sản Việt Nam trên thị trường EU còn nhỏ, hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, cạnh tranh về giá ở phân khúc thấp".

Theo Báo tạp chí cộng sản “Bà Nguyễn Hoàng Thúy, tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại thị trường Thụy Điển kiêm nhiệm Bắc Âu cho biết, EU nói chung và các nước Bắc Âu nói riêng có rất nhiều các quy định khắt khe về tiêu chuẩn, an toàn sản phẩm. Hàng hóa muốn nhập vào thị trường này phải tuân thủ các quy định bắt buộc của thị trường. Ngoài các yêu cầu bắt buộc của thị trường  được cho là yêu cầu tối thiểu thì những yêu cầu của người mua cũng cần phải được thảo luận và tuân thủ.”

Thương mại tự do đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của đất nước cũng như đối với người dân. Các hiệp định thương mại tự do góp phần to lớn trong việc loại bỏ các thuế quan và nhiều điều khác. Do đó, các doanh nghiệp cần có sự nổ lực lớn, tăng sự cạnh tranh, luôn đổi mới và sáng tạo không ngừng để có thể theo kịp và vươn cao tầm nhìn để Việt Nam luôn có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường quốc tế.

Đọc thêm bài viết liên quan đến ngành Logistics: tại đây.

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172