Cập nhật lần cuối vào 16/10/2022
Ngày nay vận tải quốc tế đóng vị trí vô cùng quan trọng và cần thiết. Trong đại dịch vừa qua, mặc dù việc vận tải có vài sự khó khăn. Song, vận tải quốc tế cũng như vận tải đường biển vẫn đạt kết quả cao. Theo báo chính phủ, “Mặc dù chịu tác động lớn từ dịch COVID-19, song tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam năm 2021 vẫn đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020. Đặc biệt, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế của đội tàu biển Việt Nam. đạt mức tăng trưởng hiếm có, tăng tới 54% (đạt gần 5 triệu tấn) so với năm 2020.”
Đọc thêm bài viết: Các vị trí về logistics mà bạn cần biết.
Vậy vận tải quốc tế là gì? Nó đóng vai trò như thế nào đối với một quốc gia. Quy trình vận tải quốc tế có khó không? Cơ hội việc làm sẽ ra sao? Do vậy, bài viết hôm nay sẽ giải đáp tất tần tật về vận tải quốc tế có thể bạn chưa biết.
1. Vận tải quốc tế là gì?
Vận tải quốc tế là vận chuyển hàng hoá từ quốc gia này đến quốc gia khác. Hay nói cách khác là từ nước này đến nước khác trong khâu mua bán hàng hoá. Các loại hàng hoá được vận chuyển từ thị trường này sang thị trường khác. Tạo nên một mạch lưu thông hàng hoá.
Vận tải hàng hoá được xuất phát từ các mong muốn kinh doanh và giao dịch. Giữa các công ty, doanh nghiệp trên thị trường. Thêm vào đó, các doanh nghiệp ngày nay cực kỳ chú trọng đến loại hình dịch vụ vận tải quốc tế. Vì có liên quan đến việc phát triển kinh tế nước nhà.
2. Các loại hình và quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu hàng hoá trong vận tải quốc tế.
Có 2 loại hình trong vận tải quốc tế là vận tải bằng đường hàng không và vận tải bằng đường biển.
2.1. Quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đường hàng không
Đối với vận tải bằng đường hàng không: đây là con đường vận chuyển có thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, điểm hạn chế chính là sẽ bị giới hạn các chủng hàng hoá và chi phí cao.
Bước 1: Đặt chỗ (booking)
Đối với việc đặt chỗ thì việc thuê máy bay là đầu việc chính. Thêm vào đó, nếu bên bán là người thuê máy bay thì bạn nên liên hệ các công ty về forwarder (giao nhận) và tìm kiếm các công ty để có mức giá ưu đãi nhất.
Song song đó, khi bạn nhận được booking từ forwarder (giao nhận). Thì người làm xuất nhập khẩu có nhiệm vụ kiểm tra tất tần tật các thông tin một cách kỹ lưỡng ở phần thông tin. Bao gồm ngày khởi hành, số lượng, sân bay… để có thể chủ động nhằm chuẩn bị hàng giao cho bên forwarder đúng lúc.
Bước 2: Đóng hàng
Đối với phần đóng hàng thì những hàng hoá sẽ được đóng ngay tại kho của người xuất khẩu. Và ghi mã ký hiệu (Shipping Mark) cho kiện hàng như đúng yêu cầu của bên mua (nhập khẩu). Công ty Forwarder có trách nhiệm đưa hàng ra kho của sân bay và cấp một giấy chứng nhận đã nhận được hàng.
Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu
Sau khi hàng hoá ra sân bay, người xuất khẩu phải làm hồ sơ chứng từ cho hãng hàng không và các thủ tục hải quan. Đối với thủ tục hải quan thì người xuất khẩu có thể tự thực hiện. Hoặc thuê công ty forwarder để làm, nhưng phải làm trước thời điểm máy bay khởi hành. Thêm vào đó, người xuất khẩu phải chuẩn bị thêm giấy chứng nhận hun trùng, kiểm dịch… trong trường hợp cần thiết.
Bước 4: Phát hành vận đơn hàng không – AWB (airway bill)
Sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan. Bên người giao nhận sẽ phát hành vận đơn của người gom hàng (House Airway Bill). Kèm theo bản gửi vận đơn hàng không (AWB) số 2 đi kèm với bộ chứng từ mà bên phía nhập khẩu đã yêu cầu. Đối với vận đơn hàng không (AWB) số 3 giao cho bên người gửi kèm chi phí, gói cước có liên quan đến.
Bước 5: Gửi chứng từ.
Đối với vận tải quốc tế trong ngành hàng không, bản vận đơn hàng không gốc. Sẽ được gửi đi cùng với lô hàng cho đến nơi nhận và người nhận không cần xuất trình vận đơn gốc để nhận hàng. Do vậy, bộ chứng từ có thể đi kèm với với vận đơn hàng gốc và được vận tải cùng lô hàng.
Bước 6: Nhận chứng từ trước qua email
Sau khi hàng hoá đi cùng với bộ chứng từ. Hầu hết người xuất khẩu sẽ gửi email bản scan của vận đơn hàng không gốc số 3. Cùng với toàn bộ chứng từ khác để người nhập khẩu có thể linh động trong việc chuẩn bị.
Bước 7: Thông báo hàng đến.
Người thông báo hàng đến (Notice of Arrival) là đại lý của hãng vận tải ngay tại sân bay đích trước ngày hàng đến. Để cho người nhập khẩu có thể chủ động các đầu việc cần làm trong khi làm thủ tục hải quan.
Bước 8: Lệnh giao hàng
Khi hàng đến, Forwarder sẽ thu lại vận đơn gom hàng gốc (HAWB) số 2. Sau đó đến hãng hàng không hoặc đại lý của họ để nộp các khoản phí, nhận các lệnh giao hàng và chứng từ.
Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu
Có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan điện tử. Ngay cả khi hàng chưa đến sân bay người nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể tự làm hoặc thuê công ty Forwarder để thực hiện.
Bước 10: Nhận hàng
Làm thủ tục đăng ký để lấy hàng hoá tại kho của hàng không. Sắp xếp các phương tiện để lấy hàng để giao đến cho người nhập khẩu.
2.2. Quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu đường biển
Vận tải quốc tế bằng đường biển: đây là hình thức ra đời sớm và mang lại nhiều ưu thế vượt trội. Là hình thức phù hợp với hầu hết các chủng loại hàng hoá. Việc vận tải quốc tế bằng đường biển sẽ giúp DN hưởng được mức giá thấp và khá an toàn. Tuy nhiên thời gian vận chuyển bị lâu.
Bước 1: Đặt chỗ (booking)
Đối với việc đặt chỗ thì đầu việc đầu tiên đó là việc thuê tàu. Thêm vào đó, nếu bên bán là người thuê tàu thì bạn cần nên liên hệ các công ty về Forwarder (giao nhận) và tìm kiếm các công ty để có mức giá hấp dẫn nhất.
Song song đó, khi bạn nhận được booking từ Forwarder (giao nhận). Thì người làm xuất nhập khẩu có nhiệm vụ kiểm tra tất tần tật các thông tin một cách kỹ lưỡng ở phần thông tin như ngày khởi hành, thông tin cảng đến, cảng đi; thông tin về ngày cắt máng, loại contanier… Để có thể chủ động chuẩn bị hàng giao cho bên forwarder đúng lúc.
Bước 2: Đóng hàng
Đối với phần đóng hàng thì có 2 loại:
- Hàng lẻ (LCL) sẽ được đóng gói ngay tại kho và ghi mã ký hiệu (Shipping Mark) cho kiện hàng như bên nhập khẩu yêu cầu. Sau đó, công ty Forwarder sẽ đưa hàng đó đến cảng và đóng vào container chung với các lô lẻ khác. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí và tăng sự tối ưu cao.
- Hàng nguyên (FCL) sẽ được đóng ngay container và kẹp chì ngay tại kho của người gửi (người xuất khẩu). Sau đó được bàn giao cho Forwarder và đưa đến cảng.
Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu
Sau khi hàng hoá đã ra cảng, người xuất khẩu phải làm hồ sơ chứng từ và các thủ tục hải quan. Đối với thủ tục hải quan thì người xuất khẩu có thể tự thực hiện. oặc thuê công ty Forwarder để làm. Nhưng phải làm trước thời điểm tàu khởi hành. Thêm vào đó, người xuất khẩu phải chuẩn bị thêm giấy chứng nhận hun trùng, kiểm dịch… trong trường hợp cần thiết.
Bước 4: Phát hành vận đơn đường biển – B/L (bill of landing)
Sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan, lô hàng được vận chuyển lên tàu và rời cảng. Người xuất khẩu làm vận đơn cung cấp các thông tin cho công ty giao nhận. Thông tin này được gửi cho hãng tàu để phát hành B/L sau khi tàu khởi hành.
Bước 5: Gửi chứng từ.
Đối với vận tải quốc tế bằng đường biển, người xuất khẩu thu thập đủ chứng từ theo như yêu cầu của người nhập khẩu và gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu trực tiếp (trong trường hợp thanh toán bằng T/T) hoặc gửi qua ngân hàng (trong trường hợp thanh toán bằng L/C).
Bước 6: Nhận chứng từ
Người nhập khẩu cần kiểm tra thêm một lần nữa để đảm bảo độ chính xác và tính xác thực của bộ chứng từ gốc để đảm bảo quá trình thông quan.
Bước 7: Thông báo hàng đến.
Người thông báo hàng đến (Notice of Arrival) là đại lý của hãng vận tải cảng trước ngày hàng đến. Để cho người nhập khẩu có thể chủ động trong việc trong việc làm thủ tục hải quan.
Bước 8: Lệnh giao hàng
Khi hàng đến người nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ cho công ty Forwarder để xuất trình vận đơn đường biển gốc (B/L) để nộp các khoản phí, nhận các lệnh giao hàng và chứng từ.
Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu
Có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan điện tử ngay cả khi hàng chưa đến. Người nhập khẩu có thể tự làm hoặc thuê công ty forwarder để thực hiện.
Bước 10: Nhận hàng
Công ty forwarder sẽ điều xe và đưa hàng về kho của người nhập khẩu ngay sau khi hoàn thành thủ tục hải quan.
3. Vai trò của vận tải quốc tế
Vận tải quốc tế giúp đẩy mạnh phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến khối lượng hàng hóa khi vận chuyển giữa các nước đó chính là khả năng vận tải giữa các nước đó.
Đối với dung lượng hàng hoá trao đổi trên thị trường càng lớn thì đồng nghĩa cước phí vận chuyển mặt hàng hoá càng rẻ. Do vậy, cước phí đối với điều này chiếm tỷ trọng lớn trong giá cả hàng hoá.
Vận tải quốc tế phát triển sẽ làm thay đổi cơ cấu hàng hóa trên thị trường và trong thương mại quốc tế. Sự thay đổi cơ cấu về mặt hàng hóa sẽ thể hiện rõ nét nhất trong việc mở rộng buôn bán mặt hàng lỏng.
4. Các công ty giao nhận vận tải quốc tế uy tín hiện nay.
Panda Global Logistics Co., Ltd
Pegasus Logistics Co., Ltd
Penguin Logistics Co., Ltd
Cuocvanchuyen.vn
Falcon Logistics Co., Ltd
Đây là các công ty lớn và có độ uy tín. Bên cạnh đó các công ty này đã có mặt trên thị trường Việt Nam. Thêm vào đó Việt Nam hiện nay đang có sự phát triển vượt bậc và cùng theo đó là sự nỗ lực không ngừng góp phần phát triển ngành logistics Việt Nam.
5. Cơ hội việc làm của vận tải quốc tế.
Vận tải quốc tế thuộc ngành Logistics. Và trong bối cảnh hội nhập, cơ hội việc làm vận tải quốc tế rất tiềm năng. Theo thống kê hiện nay có đến 1500 doanh nghiệp trong lĩnh vực này và con số không ngừng tăng lên. Logistics là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai khi đóng góp 21% GDP cả nước.
Do vậy cơ hội việc làm đang cực kỳ lớn do vậy nếu bạn còn đang là sinh viên thì việc trau dồi trước cho mình các kỹ năng là điều vô cùng cần thiết.
Vận tải quốc tế đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Ngành nghề nào cũng có những khó khăn và áp lực riêng. Vận tải quốc tế cũng vậy. Tính áp lực lẫn tính cạnh tranh cao. Do vậy khi làm công việc này bạn cần hết sức tập trung và chịu khó trau dồi học hỏi không ngừng để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.