Cập nhật lần cuối vào 06/11/2023
Đi cùng sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ 4.0 là các lĩnh vực Truyền thông cùng phát triển vươn lên như một điều tất yếu trong đời sống hiện đại. Do đó, trong xu hướng nghề nghiệp, ngành Truyền thông đa phương tiện cũng dần vươn lên một vị trí nhất định trong lĩnh vực nghề nghiệp hiện nay. Cùng HIU theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm về ngành “hot” được các bạn trẻ chú ý nhé!
Ngành truyền thông đa phương tiện là gì?
Truyền thông đa phương tiện (hay còn được biết là Multimedia) là ngành ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế và phát triển các sản phẩm mỹ thuật để ứng dụng trong các lĩnh vực như truyền thông, giáo dục… và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Trước đây, thông tin được truyền thông đi theo cách truyền thống chỉ gói gọn trong những bài viết, những mẫu quảng cáo trên truyền hình. Hiện nay, sự phát triển chóng mặt trong lĩnh vực công nghệ đã kéo theo các thông tin được lan truyền mạnh mẽ mở rộng thành nhiều hình thức khác nhau như video, tranh ảnh, website, mạng xã hội,… Người làm truyền thông có thể thỏa sức sáng tạo, thiết kế những sản phẩm có tính ứng dụng cao và phù hợp với nhu cầu truyền thông của khách hàng.
Mục tiêu đào tạo
Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện được trang bị kiến thức nền tảng mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng sáng tạo nội dung, biên tập và thiết kế sách báo, ấn phẩm báo chí, sản xuất hình ảnh, dựng video, kỹ năng thiết kế website, thiết kế mẫu quảng cáo, chế bản điện tử, sản xuất phim, trò chơi, truyện tranh,…
Ngoài ra, sinh viên được tham gia nhiều lĩnh vực trong cuộc sống vì được củng cố kiến thức về các loại hình báo chí như báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử. Từ đó, các bạn sinh viên có kỹ năng làm nhà báo, có khả năng hoạt động độc lập, năng động phù hợp với xu thế xã hội. Đối với chuyên ngành theo xu hướng thiết kế, các bạn sinh viên tăng khả năng sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp như Photoshop, InDesign,… các phần mềm thiết kế dựng phim khác.
Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành, các bạn sinh viên còn được trau dồi kỹ năng mềm như văn hoá ứng xử, nghệ thuật giao tiếp, đàm phán tranh luận, khả năng đặt vấn đề, tư duy sáng tạo, khả năng lãnh đạo, kỹ năng sử dụng tiếng Anh, khả năng thích ứng môi trường để thuận lợi cho công việc tương lai.
Các xu hướng của ngành truyền thông đa phương tiện
Chuyên ngành Quảng cáo
Hiện nay, các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân đều trong giai đoạn chuyển đổi số. Do đó, các hoạt truyền thông, quảng cáo, gắn kết, chăm sóc khách hàng đều đang được chuyển đổi thành các nền tảng số. Đồng thời, cơ hội việc làm đang được mở rộng cùng với mức thu nhập cao trong và ngoài nước.
Trong lĩnh vực Quảng cáo, sinh viên được học về thiết kế, các lý thuyết phát triển, khai thác và đánh giá sản phẩm truyền thông. Sinh viên được tìm hiểu rõ về quá trình hình thành ngành Quảng cáo và xu hướng Quảng cáo. Bên cạnh lý thuyết, các bạn còn có cơ hội thực hành thông qua các dự án thực tế do trường tổ chức.
Chuyên ngành Công nghệ Quảng cáo Kỹ thuật số
Sinh viên được học chuyên sâu về hình thức quảng cáo kỹ thuật số và các công cụ kỹ thuật số như Adobe Experience Cloud, các công nghệ thực tế ảo (VR) và các công nghệ thực tế tăng cường (AR).
Các bạn sinh viên được thực hành về cách hoạt động của quảng cáo kỹ thuật số trên các phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị đa kênh và các kỹ năng sáng tạo nội dung video, âm thanh cơ bản đến chuyên nghiệp.
Chuyên ngành Mạng xã hội (Social Media)
Social Media là một trong những lĩnh vực được chú ý và đánh giá cao trong thời đại công nghệ hiện nay. Đây là nền tảng không chỉ các bạn trẻ thích thú mà còn đáp ứng được nhu cầu của thế hệ trước. Mạng xã hội không chỉ là không gian để kết nối với bạn bè, người thân, chia sẻ câu chuyện của chính mình, tìm hiểu và kết thêm nhiều bạn mà còn là một hình thức để kinh doanh bằng việc tương tác với lượng khách hàng của mình.
Làm việc trong lĩnh vực Social Media, bạn được tiếp cận nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau và cách truyền thông trên các nền tảng đó một cách hiệu quả. Mạng xã hội là ngành có sự thay đổi không ngừng nghỉ, luôn cập nhật liên tục nên đòi hỏi người học phải luôn chuẩn bị sẵn sàng tiếp cận, cập nhật thông tin nhanh chóng cũng như tiếp thu kiến thức mới một cách “cởi mở”.
Chuyên ngành Truyền thông và Quan hệ đại chúng
Truyền thông và Quan hệ đại chúng là hai ngành luôn đi cùng nhau trong lĩnh vực thông tin và là một ngành nghề khá tổng quan. Sinh viên được học một trong 4 thành phần chính của Marketing là sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông xúc tiến.
Truyền thông được hiểu là thực hiện truyền tải thông tin và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm. Quan hệ đại chúng là cách sử dụng các công cụ để PR, chức năng quản lý, đánh giá thái độ của cộng đồng và xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty trong mắt công chúng.
Sinh viên được phát triển toàn bộ kỹ năng về công cụ truyền thông, tổ chức sự kiện, viết báo, quản lý dự án truyền thông, quản lý khủng hoảng truyền thông,… Sau tốt nghiệp, bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm đa dạng trong ngành truyền thông và quan hệ đại chúng như chuyên viên tổ chức sự kiện, quản lý nghệ sĩ, nhân viên truyền thông Marketing, nhân viên PR,…
Chuyên ngành Công nghiệp Truyền thông
Ngành Công nghiệp Truyền thông vô cùng đa dạng với các công cụ truyền thông hiện nay. Các bạn sinh viên có sở thích về sự hoạt động của phương tiện truyền thông trên nhiều nền tảng và định dạng khác nhau, muốn tìm hiểu các cách phương tiện truyền thông sản xuất và sử dụng trên quy mô toàn cầu thì đây là một ngành học thích hợp để dành 4 năm học hỏi và tìm tòi. Khi nắm được sự hình thành, đặc điểm của các công cụ thì việc tận dụng nó vào mục đích truyền thông của mình một cách tốt hơn. Vì vậy, sau khi ra trường các bạn sinh viên có cơ hội xin vào đa dạng vị trí trong ngành.
Chuyên ngành Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình
Chuyên ngành Nghiên cứu Điện ảnh và Màn hình còn là một chuyên ngành Truyền thông mới lạ với các bạn sinh viên. Chuyên ngành yêu cầu người học tập trung khám phá về công nghệ màn hình tương tác với người xem, nghiên cứu về truyền hình truyền thống và phong cách sản xuất của các thể loại phim và chương trình truyền hình khác nhau. Các vị trí làm việc trong chuyên ngành là chương trình truyền hình thực tế, gameshow, quay TVC quảng cáo…
Chuyên ngành Trò chơi và Tương tác
Sự phổ biến của Game online trên máy tính, điện thoại thông minh đã trở nên vô cùng phổ biến với đối tượng người trẻ. Đó cũng là một điểm khiến hoạt động quảng cáo, truyền thông chạm đến. Sinh viên học chuyên ngành này sẽ được khám phá vai trò của trò chơi trong xã hội hiện đại, phát triển thành một công cụ truyền thông sáng tạo, giải trí.
Công nghệ game hiện này ngày càng phát triển ở trong và ngoài nước, thu hút được khối lượng người tham gia vô cùng khổng lồ. Sinh viên được phát triển các kỹ năng thực tế, nghiên cứu và thử nghiệm các trò chơi thú vị.
Chuyên ngành Nghiên cứu Truyền thông
Đối với Nghiên cứu Truyền thông, sinh viên được nghiên cứu về sự hình thành, phát triển của ngành truyền thông, các vấn đề tranh luận, tin tức thời sự, khủng hoảng về truyền thông. Một số vấn đề nổi bật như quyền sở hữu phương tiện truyền thông, các chính sách và quy định giới truyền thông, khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp lớn.
Sinh viên được học cách xử lý vấn đề truyền thông và cách truyền tải những thông điệp nhằm hướng sự chú ý, suy nghĩ của các đối tượng ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Chuyên ngành Truyền thông Thể thao
Các chương trình thể thao là lĩnh vực thu hút người xem Việt Nam trong những năm trở lại đây. Khi học chuyên ngành Truyền thông Thể thao, các bạn sinh viên được học cách truyền thông cho một chương trình thể thao được hoàn thiện kỹ năng ghi âm, các kỹ thuật phỏng vấn của bản thân. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được trang bị kỹ năng, kiến thức và sự tự tin trong lĩnh vực lấy tin báo chí, truyền thông thể thao và cả kỹ năng bình luận viên thể thao…
Chuyên ngành Viết và chỉnh sửa chuyên nghiệp
Người làm trong ngành nội dung là một trong những thành phần cốt lỗi của một chương trình hay một chiến dịch truyền thông và nó có tác động mạnh đến cảm xúc tâm lý của khán giả. Các bạn sinh viên được đào tạo về khả năng viết, biên tập kịch bản nội dung cho sản phẩm truyền thông từ dự án nhỏ đến dự án triệu đô. Môi trường làm việc của ngành Viết cũng là một nơi được xem là thỏa sức sáng tạo không ngừng, phù hợp với các bạn trẻ ngày nay.
Chuyên ngành Văn học Sáng tạo
Sự sáng tạo luôn được đánh giá cao trong kỹ năng cần có ở người là truyền thông. Sinh viên được cung cấp tầm nhìn rộng về văn học và lối suy nghĩ hoàn toàn mới từ đó khả năng tư duy ngành được nâng cao và tạo ra các sản phẩm truyền thông đột phá.
Chuyên ngành Báo chí
Báo chí luôn có vị trí nhất định trong ngành truyền thông cũng như vị trí trong lòng khán giả. Hiện nay, báo điện tử dần phổ biến hơn và dần thay thế báo giấy. Nhưng chưa bao giờ báo giấy làm thất vọng những độc giả khó tính. Các kỹ năng viết, điều tra, nghiên cứu, phỏng vấn và biên tập sẽ được trau dồi theo từng năm học hỏi, do đó sinh viên được trang bị đầy đủ để bước từng bước đến với ngành nghề mơ ước, đủ kỹ năng để chạm đến các lĩnh vực như khuôn khổ xã hội, lịch sử, pháp luật và đạo đức.
Triển vọng của ngành truyền thông đa phương tiện
Mức thu nhập
Truyền thông đa phương tiện là ngành nghề có nhiều sự chuyển mình theo từng năm, vì là ngành luôn luôn đổi mới trong xã hội nên mức thu nhập mà nghề mang lại không làm bạn thất vọng. Theo một số nghiên cứu, mức lương của người làm việc trong ngành Truyền thông đa phương tiện giao động khoảng 300 – 1000 USD, tương đương khoảng 6,5 – 23 triệu VNĐ. Sự chênh lệch phụ thuộc vào khả năng, kinh nghiệm và vị trí của bạn trong công ty hoặc doanh nghiệp. Ngoài làm tại văn phòng truyền thông các bạn trẻ đam mê sự tự do còn có thể làm Freelancer và mức thu nhập vô cùng kinh ngạc so với mức lương trung bình hiện nay.
Cơ hội nghề nghiệp
Với tính chất ngành nghề đa dạng, mới mẻ và dễ thích ứng trong mọi môi trường, ngành Truyền thông đa phương tiện mở ra rất nhiều cơ hội làm việc, có thể nhanh chóng có công việc khi còn là sinh viên năm nhất. Truyền thông đa phương tiện không phải là một ngành nghề mới đối với xã hội, tuy nhiên vẫn đang thiếu hụt nhân lực do ngành nghề đang dần bước vào giai đoạn bùng nổ. Do đó, nếu các bạn trẻ quyết tâm theo đuổi và được đào tạo chuyên môn tại môi trường thích hợp sẽ có cơ hội làm việc rất cao.
Thời gian làm việc linh hoạt, khác với các ngành nghề khác, truyền thông và Marketing là hai ngành nghề không gò bó về thời gian làm việc theo khuôn khổ vì như vậy sẽ kìm hãm sự sáng tạo. Do đó, nhiều công ty truyền thông cho phép bạn được linh động về thời gian, phong cách ăn mặc và không gian làm việc. Tuy nhiều, sự linh động không đồng nghĩa với sự tự do làm theo ý mình mà cần phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc, không được làm trễ tiến độ của dự án.
Học truyền thông đa phương tiện ở HIU có gì đặc biệt?
Hiện nay Truyền thông đa phương tiện tại HIU là ngành học chính thức nhận bằng chứng nhận đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục. Chương trình khảo sát do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) Thăng Long (Hà Nội) thực hiện, theo đúng tiêu chuẩn và quy trình KĐCLGD của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành.
Ngành Truyền thông đa phương tiện tại HIU đang được đánh giá cao vì sinh viên được học với cơ sở vật chất hiện đại chuẩn quốc tế như phòng học thực hành quay chuyên nghiệp, hội trường sự kiện Beethoven, studio của khoa Khoa học xã hội hay các chuyến đi thực hành ngoài trời. HIU đáp ứng đủ nhu cầu học đi đôi với hành để tạo cơ hội cho các bạn sinh viên được thực tiễn ứng dụng ngay sau các buổi học lý thuyết.
Ngoài ra, sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện thường xuyên tổ chức các sự kiện, các kì học trao đổi sinh viên ngắn hạn tại nước ngoài, các câu lạc bộ, talkshow về ngành truyền thông,… tạo điều kiện và cơ hội là nơi trải nghiệm sinh viên sau các buổi học lý thuyết trên lớp.
Ngành Truyền thông đa phương tiện của HIU (Mã ngành:7320104) xét tuyển theo 5 phương thức với 4 tổ hợp môn gồm:
- A01: Toán, Lý, T.Anh
- C00: Văn, Sử, Địa
- D01: Toán, Văn, T.Anh
- D78: Văn, KHXH, T.Anh
Các phương thức xét tuyển vào HIU năm 2024:
Xét kết quả học bạ THPT
– Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ: HK1 (lớp 11) + HK2 (lớp 11) + HK1 (lớp 12) từ 18 điểm trở lên.
– Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn (trong tổ hợp dùng để xét tuyển) của năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên.
– Xét học bạ theo điểm trung bình cả năm lớp 12 từ 6.0 trở lên.
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo điểm chuẩn công bố của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Xét kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM
Dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 và đạt kết quả từ 600 điểm trở lên, sẽ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào HIU.
Xét kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test)
Xét tuyển thí sinh bằng điểm kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) từ 800 điểm trở lên.
Xét tuyển thẳng
Phương thức xét tuyển thẳng đối với tất cả các ngành dựa trên hình thức phỏng vấn và các điều kiện theo yêu cầu của từng ngành.
Thí sinh đăng ký xét tuyển có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại HIU hoặc đăng ký trực tuyến tại website trường theo đường link: https://xettuyen.hiu.vn/
Xem thêm thông tin chi tiết khoa Khoa học Xã hội HIU.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, đừng ngại liên hệ đến Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng qua các kênh sau nhé:
Cơ sở 1: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ sở 2: 120 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 028.7308.3456
Hotline: 0964 239172
Website: https://hiu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/hiu.vn/
Email: tuyensinh@hiu.vn – admission@hiu.vn
Trung tâm tuyển sinh và truyền thông.