GỢI Ý ĐÁP ÁN MÔN VĂN KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT 2022

Cập nhật lần cuối vào 15/11/2023

Sáng ngày 7/7, các sĩ tử đã bước vào môn thi đầu tiên. Phần lớn thí sinh đều nhận xét: Đề thi môn Văn THPT Quốc gia 2022 bám sát nội dung kiến thức chương trình đã học, có kết cấu giống với đề thi minh họa đã được Bộ GD&ĐT công bố trước đó.

Tham khảo hướng dẫn giải đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2022:

I. Đọc hiểu

Câu 1: Thể thơ của đoạn trích: Thể thơ tự do.

Câu 2: Những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ là: Trong, tinh khiết, khỏe, mơn mởn.

Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ:

– Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ: “tuổi trẻ như sao trời mát mắt, cháy bùng như lửa thiêng liêng”.

– Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:

+ Tăng sức gợi hình gợi tả cho câu thơ;

+ Gợi nên vẻ đẹp trong trẻo tinh khôi tràn đầy sức sống của tuổi trẻ;

+ Nhấn mạnh tinh thần nhiệt huyết, sức trẻ, khát vọng cống hiến của tuổi trẻ đối với Tổ quốc.

Câu 4: Suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hy sinh của tuổi trẻ:

– Dẫu có hy sinh, vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu tổ quốc, tinh thần chiến đấu của những người trẻ tuổi ấy vẫn sống mãi như ánh sao chói lên lần cuối.

– Tinh thần bất khuất ấy sẽ là hành trang cho các thế hệ mai sau. Họ sẽ bất tử cùng dân tộc.

– Sự hy sinh của những con người trẻ tuổi trong đoạn trích chính là bài học về lẽ sống cho thế hệ trẻ hôm nay.

II. Làm văn

Câu 1.
a. Giải thích
– Văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian.
– Giữ gìn văn hóa là giữ gìn những giá trị tinh thần tốt đẹp đã được hình thành và lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay.
b. Bàn luận vấn đề
– Nếu chúng ta biết giữ gìn văn hóa:
Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên giàu có, hướng thiện, vốn sống được tăng lên, hiểu rõ hơn về nguồn cội, quê hương và những tri thức mới lạ trên thế giới.
Một xã hội giữ gìn được văn hóa sẽ là một xã hội văn minh.
– Nếu chúng ta không biết giữ gìn văn hóa:
Tâm hồn mỗi người sẽ trở nên khô khan, vốn kiến thức về cuộc sống sẽ bị hạn hẹp, dẫn tới những nhận thức lệch lạc, không đúng đắn.
Một xã hội không giữ gìn được văn hóa, không giữ gìn được những điều tốt đẹp cha ông để lại sẽ là một xã hội trống rỗng, không thể phát triển lâu bền nếu quên mất đi nguồn cội tốt đẹp của mình.
– Làm thế nào để giữ gìn văn hóa dân tộc?
Ý thức của mỗi cá nhân.
Sự vào cuộc của chính quyền từ trung ương đến địa phương.
– Liên hệ bản thân: Ý thức trách nhiệm giữ gìn văn hóa dân tộc.

Câu 2.

I. Mở bài

– Nguyễn Minh Châu là một trong số “những nhà văn mở đường tài hoa và tinh anh nhất”. Ông không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, luôn thiết tha truy tìm những hạt ngọc ẩn giấu nơi bề sâu tâm hồn.
– Chiếc thuyền ngoài xa in trong tập Bến quê, tác phẩm đem đến cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và con người.

II. Thân bài

1. Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh

a. Phát hiện “cảnh đắt trời cho”

– Phùng là người say mê nghệ thuật trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy,

+ Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích. Đây là cảnh tượng kì diệu của thiên nhiên, cuộc sống khi nhìn từ xa.

+ Phùng bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Đó là niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ khi bắt gặp cái đẹp, anh nhận ra vai trò thực sự của nghệ thuật.

b. Phát hiện bức tranh cuộc sống đầy nghịch lí

– Từ chiếc thuyền nhỏ đẹp đẽ vừa rồi, Phùng nhận thấy:

+ Người đàn bà thô kệch xấu xí, mặt đầy sự mệt mỏi bước ra và một lão chồng với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, đôi mắt độc dữ cùng bước ra từ con thuyền.

+ Lão chồng “dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”, “vừa đánh vừa nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn”.

+ Trong khi ấy, người đàn bà chỉ cam chịu, không kêu van, hay chống trả, chạy trốn.
– Thái độ của Phùng: “kinh ngạc đến mức trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Phùng ngỡ ngàng nhận ra bản chất thực sự của cái đẹp anh vừa bắt được.

– Nhận xét: đừng nhầm lẫn giữa hiện tượng bên ngoài và bản chất bên trong

2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện

– Khi chánh án Đẩu đề nghị chị nên li hôn, chị ta van xin “con lạy quý tòa …đừng bắt con bỏ nó”, theo chị:

+ Người đàn ông bản chất vốn không phải kẻ vũ phu, độc ác, anh ta chỉ là nạn nhân của cuộc sống đói khổ. Người chồng là chỗ dựa khi có biển động.

+ Chị không thể một mình nuôi nấng trên dưới 10 đứa con, vả lại “trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái vui vẻ, hòa thuận”.

– Qua câu chuyện và thái độ của người đàn bà, có thể nhận thấy người đàn bà là hiện thân cho kiếp người bất hạnh bị cái đói khổ, cái ác và số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nhưng ở chị ta lại có một tâm hồn vị tha, tình yêu thương tha thiết và là người từng trải, sâu sắc.

– Thái độ của chánh án Đẩu và nhiếp ảnh Phùng khi người đàn bà quyết không bỏ chồng:

+ Cả hai đều thấy giận dữ và bất bình

+ Nhưng sau khi nghe tâm sự của người đàn bà anh ta thấy như có “một cái gì vừa mới vỡ ra”.

– Nhận xét: Ban đầu, họ quen nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi lính ngụy không?”), chỉ biết qua lí thuyết sách vở, không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời.

– Bài học rút ra: phải có cái nhìn đa diện về cuộc sống, không nhìn hiện tượng đánh giá bản chất.

3. Tấm ảnh được chọn

– Nghệ sĩ Phùng vẫn mang tấm ảnh đó về tòa soạn, quả nhiên tâm ảnh đã được chọn, được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật:

– Phùng vẫn luôn nhận thấy trong bức ảnh của mình:

+ “cái màu hồng hồng của sương mai” (biểu tượng cho nghệ thuật) và người đàn bà nghèo khổ bước ra từ bức tranh (hiện thân cho đời thực).

– Nhận xét: nghệ thuật chân chính không bao giờ tách rời khỏi cuộc sống.

III. Kết bài

– Nêu cảm nhận riêng về tác phẩm.

– Giá trị nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn. Khắc họa nhân vật sắc sảo, điểm nhìn trần thuật linh hoạt, …

– Tác phẩm đã đem đến bài học về cách nhìn cuộc sống và con người: phải nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện bản chất đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.

Trong thời gian này, bộ phận tư vấn tuyển sinh HIU vẫn duy trì làm việc và sẵn sàng hỗ trợ trực tuyến cho thí sinh qua các kênh tư vấn sau: 

Ngoài ra, Bộ phận Tư vấn tuyển sinh của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng vẫn duy trì làm việc và nhận hồ sơ xét tuyển, hỗ trợ tư vấn vào tất cả các ngày trong tuần (Thứ 2 đến Thứ 6)  trong giờ hành chính để hỗ trợ kịp thời cho thí sinh.

  • Sáng:8h00 – 12h00 
  • Chiều: 13h00 – 17h00 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

PHÒNG TUYỂN SINH VÀ TRUYỀN THÔNG

  • Cơ sở 1:215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
  • Cở sở 2: 120 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
  • Điện thoại:7308.3456 Ext: 3401 – Hotline: 0938 692015 – 0964 239172
  • Website:https://hiu.vn/ – Facebook: https://www.facebook.com/hiu.vn/
  • Email: tuyensinh@hiu.vn – admission@hiu.vn

Nguồn: ZingNew

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172