Chọn ngành, chọn nghề phù hợp là hết sức là quan trọng

Cập nhật lần cuối vào 27/04/2020

Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM việc chọn sai ngành nghề, chủ quan về bằng cấp đại học, cho rằng học đại học là sẽ thành công… chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp của nhiều cử nhân Đại học hiện nay.

Chương trình tư vấn “Chọn Hồng Bàng, vững vàng tương lai” phát trên Fanpage HIU ngày 14/3 

Chọn trường công sẽ không thất nghiệp?

Trong chương trình tư vấn trực tuyến “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” năm 2020 với chủ đề “Chọn Hồng Bàng, vững vàng tương lai”, chương trình do Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng phối hợp cùng Báo Giáo dục TP.HCM tổ chức. Nhận định về nghịch lý “doanh nghiệp thiếu người, cử nhân thất nghiệp”, ông Trần Anh Tuấn cho rằng, thất nghiệp là một trong những vấn đề kinh niên của nền kinh tế và tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào kể cả những quốc gia có nền kinh tế phát triển. Riêng tại Việt Nam, trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đặc biệt trình độ đại học thất nghiệp là khá cao. Điều này làm cho thanh niên băn khoăn trong vấn đề lựa chọn ngành nghề và lựa chọn các bậc học, trong đó có bậc đại học.

“Thất nghiệp là một nguyên nhân khách quan, nhưng thất nghiệp chủ quan là một điều đáng buồn. Đó là chọn sai ngành nghề, chủ quan về bằng cấp đại học, cho rằng học đại học là sẽ thành công, học bất kỳ nơi đâu cũng được. Cứ cho rằng có bằng cấp các trường “hot” là sẽ có việc làm, các trường công lập là sẽ có việc làm, các trường danh tiếng là sẽ có việc làm. Thậm chí là chạy điểm, chạy bằng cấp, nghĩ rằng điểm số càng cao càng thì cơ hội việc làm càng cao và sẽ làm ông này bà kia.” – Ông Tuấn thẳng thắn chia sẻ.

Sinh viên HIU trong giờ học thực hành trên máy tính

Hệ luỵ của lối suy nghĩ “kệ! Miễn trường công là được” dẫn đến nhiều quyết định lựa chọn nghề nghiệp sai. Để có một suất vào trường công, rất nhiều bạn trẻ vẫn “cố đấm ăn xôi” nhắm mắt đăng ký vào ngành mình không thích. Chọn trường không phù hợp, ngành học không đam mê khiến các bạn trẻ rơi vào tâm trạng chán nản, muốn bỏ cuộc. Chính yếu tố tâm lý này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất học tập, thui chột nhiệt huyết của các bạn khi ra trường. Và thất nghiệp là điều hiển nhiên sẽ xảy ra khi giá trị nghề nghiệp ở mức thấp so với yêu cầu thị trường lao động.

Chọn ngành nghề sao cho đúng?

Bước vào Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là bước vào kỷ nguyên số, đòi hòi tất cả ngành nghề ít nhiều đều liên quan đến kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế là rất nhiều. Tuy nhiên, giữa cung cầu là giá trị sức lao động, giá trị ngành nghề. Ở bất cứ ngành nghề nào, ở trình độ nào đi nữa không có giá trị ngành nghề, giá trị sức lao động sẽ bị thị trường lao động loại bỏ. Do đó, việc chọn ngành, chọn nghề phù hợp là hết sức là quan trọng. Trong đó đặc biệt là chọn trường phù hợp.

Bởi giá trị sức lao động, giá trị ngành nghề không nằm trên tấm bằng càng không phải được quy định bởi tên trường tốt nghiệp in trên tấm bằng. Khi gia nhập thị trường lao động thì kiến thức, kỹ năng đặc biệt là tiếng Anh sẽ quyết định sự thành công trong tương lai của một người.

Các chương trình liên kết quốc tế tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU)

Là trường đào tạo theo hướng quốc tế, các ngành kinh tế tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng không chỉ trang bị cho sinh viên kiến thức chuyên ngành mà còn đáp ứng đầy đủ các kỹ năng, nhất là kỹ năng ngoại ngữ giúp sinh viên dễ dàng hội nhập quốc tế sau khi ra trường.

 “Hệ thống đào tạo hiện nay trong cả nước rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau và ở nhiều cấp bậc khác nhau trong đó trình độ đại học là hơn 370 ngành nghề, cao đẳng là 575, trung cấp là 822. Vấn đề đặt ra là cần tính toán xem bản thân hợp với ngành nào, yêu thích ngành học nào?” – Trần Anh Tuấn chuyên gia nhu cầu nhân lực.


Ngoài chương trình liên kết quốc tế (2+2, 3+1, 4+0), ở Đại học Quốc tế Hồng Bàng, một điểm đáng chú ý là rất đa dạng các hình thức đào tạo quốc tế như du học tại chỗ từ năm 2020 thông qua liên kết với trường đại học top 200 thế giới của Anh – Bedfordshire, học hoàn toàn tại Việt Nam nhưng nhận bằng quốc tế. Năm 2020, Đại học Quốc tế Hồng Bàng có 16 ngành đào tạo bằng tiếng Anh ở nhiều nhóm ngành: Luật, Luật Kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kỹ thuật…

16 chuyên ngành đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Đối với các chương trình liên kết, chương trình du học tại chỗ sẽ phù hợp cho các em chưa tốt về khả năng tiếng Anh, ngại làm quen với môi trường mới. Dù học tại Việt Nam nhưng cơ hội việc làm tương đương với du học sinh tại nước ngoài. Trong quá trình học vẫn có thể chuyển tiếp sang học nước ngoài.

Phương thức tuyển sinh 2020 của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Phương thức tuyển sinh 2020 của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172