Cập nhật lần cuối vào 13/01/2023
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần cho sản phụ ngày càng được chú trọng nên có thể khẳng định Hộ sinh là một ngành học vô cùng hứa hẹn. WHO đã nhận định “Hộ sinh là một trong những ngành trụ cột của y tế ở bất kỳ quốc gia nào”. Theo thống kê của Tổng cục Dân số, mỗi năm nước ta có hơn 1,5 triệu trẻ ra đời, từ đó có thể thấy nhu cầu nhân lực Hộ sinh lớn như thế nào.
Hãy cùng HIU tìm hiểu về những cơ hội và thách thức của ngành Hộ sinh qua bài viết dưới đây nhé!
Cử nhân Hộ sinh là gì?
Trong hệ thống ngành y tế, Hộ sinh là một ngành riêng biệt và có nhiều chuyên ngành khác nhau. Họ là những người chuyên chăm sóc sức khỏe của các bà mẹ khi mang thai và trẻ sơ sinh mới chào đời. Công việc chính của họ là tư vấn những vấn đề trước khi sinh, sau khi sinh đối với các thai phụ, nhằm giúp các bà mẹ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng nhất.
Nhiệm vụ của Hộ sinh là theo dõi trực tiếp quá trình sinh nở, chuyển dạ của các thai phụ và báo cáo tình hình sức khỏe của họ cho bác sĩ. Bên cạnh đó, họ cũng là người chuẩn bị các dụng cụ y tế cần thiết để có thể thực hiện mọi công đoạn trong ca đỡ đẻ. Cuộc sinh nở của sản phụ có thuận lợi hay không phụ thuộc rất lớn vào công lao của những người đỡ đẻ.
Nhu cầu về nhân lực của ngành hộ sinh
Hàng năm, có hàng nghìn sinh viên y tế ra trường nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành nghề này. Cung không đủ cầu khiến y dược luôn là một trong những ngành học “hot” thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Hiện nay, không phải bác sĩ, dược sĩ hay kỹ thuật viên mà chính Hộ sinh mới là nhóm ngành “khát” nhân lực nhiều nhất.
Theo một số thống kê, năm 2021, ngành y tế Việt Nam cần bổ sung khoảng 50.000 bác sĩ; 10.000 dược sĩ; hơn 80.000 điều dưỡng; 60.000 kỹ thuật viên y học. Đặc biệt, nhu cầu Hộ sinh không chỉ tăng cao trong nước mà cả thế giới đều rất cần nhân lực ngành này. Báo cáo tình trạng Hộ sinh thế giới công bố ngày 5/5/2021 khẳng định đang thiếu hụt khoảng 900.000 Hộ sinh.
Trong khi đó, năm 2021 khối ngành sức khỏe tuyển 36.816 chỉ tiêu nhưng chỉ có hơn 30.000 sinh viên nhập học. Nhìn vào sự chênh lệch này cộng với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội khi tỷ lệ bác sĩ/dân của Việt Nam chỉ có 8,6 là có thể hiểu được vì sao người học Hộ sinh nói riêng và y tế nói chung không bao giờ lo thiếu việc.
Nhiệm vụ của một Cử nhân Hộ sinh
Dưới đây là các nhiệm vụ chính của một Hộ sinh:
Chăm sóc sản phụ, trẻ sơ sinh
Tiếp đón, tiến hành thăm khám ban đầu để nhận định tình trạng sức khỏe và xác định vấn đề cần ưu tiên của từng đối tượng. Sau đó lên kế hoạch, theo dõi và tư vấn tình hình sức khỏe cho người bệnh rồi tiến hành điều trị.
Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Bên cạnh nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ và thai nhi thì các Hộ sinh còn có thể đảm nhận nhiệm vụ tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho cả cộng đồng. Từ đó có thể nắm chắc được tình hình để phòng tránh các trường hợp bị bệnh xấu xảy ra. Với nhiệm vụ này, công việc chính là lập kế hoạch, giám sát và đánh giá từng trường hợp đối tượng: sản phụ không sinh ở nhà, sản phụ giai đoạn sau sinh tại nhà,…
Sơ cứu, cấp cứu
Trong trường hợp sản phụ và trẻ sơ sinh xảy ra những diễn biến đột ngột thì các Hộ sinh cần phải tiến hành sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Do đó, các Hộ sinh cần phải có kiến thức dự phòng biết tổ chức, lập kế hoạch đề phòng xảy ra những trường hợp đặc biệt.
Truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản
Tổ chức, lập kế hoạch, đánh giá nhu cầu cần giáo dục, chăm sóc sức khỏe tại địa phương. Đồng thời thực hiện lên kế hoạch tổ chức truyền thông, tư vấn về chống bạo lực gia đình, tình dục an toàn, chăm sóc sức khỏe gia đình,…
Phối hợp với bác sĩ điều trị
Hộ sinh còn phối hợp với bác sĩ trong quá trình điều trị chăm sóc cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, tổ chức nhập viện, chuyển khoa, khám bệnh, trị bệnh… Bên cạnh đó, Hộ sinh còn quản lý phòng bệnh và dụng cụ y tế phục vụ cho quá trình điều trị.
Bảo vệ thực hiện quyền của người bệnh
Không chỉ chăm sóc sức khỏe, các Hộ sinh còn thực hiện quyền, biện hộ cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và người bệnh tham gia dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp
Hộ sinh còn thực hiện đào tạo và huấn luyện cho thực tập sinh theo sự phân công của cấp trên. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng tạo, cải tiến phương pháp chăm sóc người bệnh, mẹ và bé.
Cơ hội việc làm cho người học Hộ sinh
Cơ hội việc làm của bạn với ngành Hộ sinh rất rộng mở, cùng tham khảo những vị trí công việc bạn có thể làm việc sau khi ra trường nhé:
- Tốt nghiệp ngành Hộ sinh, bạn sẽ trở thành những hộ sinh làm việc tại các bệnh viện, cơ sở y tế cả trong nước và quốc tế.
- Giảng viên tại các cơ sở có đào tạo Hộ sinh và một số ngành thuộc khối ngành Khoa học Sức khỏe.
- Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường: Thạc sỹ, Tiến sỹ ngành Hộ sinh và các chuyên ngành thuộc khối ngành Khoa học Sức khỏe.
Có thể thấy, người học ngành Hộ sinh không nhất định phải tham gia công tác trong bệnh viện mà còn có các cơ hội làm việc đa dạng. Bạn có thể vừa làm việc tại bệnh viện, phòng khám vừa thực hiện các dịch vụ theo chuyên môn như chăm sóc tại nhà để tăng thêm thu nhập. Nếu chăm chỉ làm việc thì đây là ngành hứa hẹn tương lai tươi sáng bởi đại dịch Covid-19 cũng kéo theo nhu cầu chăm sóc tại gia, thăm khám tư vấn Online tăng mạnh.
Hơn nữa, nếu bạn học tốt ngoại ngữ thì chắc chắn luôn có cơ hội để tìm kiếm việc làm Hộ sinh ở bất kỳ quốc gia nào. Bộ Y tế cho biết những năm qua Nhật Bản và Hàn Quốc liên tục đặt hàng thực tập sinh hộ lý, chăm sóc viên Việt Nam nhưng cung không đủ số lượng nhân sự để cung cấp, vì vậy trở thành Hộ sinh ngay hôm nay chính là một trong những quyết định quan trọng cho tương lai của bạn.
Học ngành Hộ sinh cần có tố chất gì?
Hộ sinh là một ngành nghề cao quý và đòi hỏi rất nhiều tình thương, sự tỉ mỉ khi làm việc. Vậy để trở thành một hộ sinh chuyên nghiệp, bạn cần có những tố chất sau:
- Thái độ làm việc: Đây là yếu tố tiên quyết, thái độ nghiêm túc trong công việc, khả năng thấu cảm với bệnh nhân, kỹ năng giao tiếp, phối hợp tốt với đồng nghiệp chính là yếu tố đầu tiên mà nữ hộ sinh cần có.
- Kiến thức chuyên môn: Việc học tập, rèn luyện để vững vàng về chuyên môn là điều bắt buộc đối với những người làm nghề Y. Các hộ sinh phải có tính tỉ mỉ, chịu khó và luôn có thái độ cầu tiến, nâng cao tay nghề, điều này không chỉ hỗ trợ tốt nhất cho bệnh nhân mà còn mở ra cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cho người làm nghề này.
Học ngành Hộ sinh tại HIU có gì khác biệt?
Nắm bắt xu hướng phát triển chung và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Y tế, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng xác định sức khỏe là lĩnh vực đào tạo trọng tâm, không ngừng đầu tư mạnh cho khối sức khoẻ cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng đội ngũ giảng dạy.
Việc mở mới mã ngành Hộ sinh cũng nằm trong chiến lược và định hướng phát triển chung của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Với ngành Hộ sinh, số lượng các ngành đào tạo khối ngành sức khỏe HIU nâng lên 7 ngành: Y khoa, Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Dược học và Hộ sinh.
Với thâm niên hơn 25 năm đào tạo trong lĩnh vực giáo dục, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng với tầm nhìn trở thành trường đại học có môi trường quốc tế tốt nhất ở Việt Nam. Trường đào tạo đa lĩnh vực, trong đó khoa học sức khỏe là lĩnh vực trọng tâm. Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng luôn chú trọng đến đào tạo kiến thức, phát triển kỹ năng nghề nghiệp và đặc biệt là nuôi dưỡng y đức cho sinh viên.
Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên gia đầu ngành tại các bệnh viện lớn của Thành phố.
Sinh viên HIU được thực tập tại các bệnh viện lớn như Từ Dũ, Hùng Vương… ngay từ những năm đầu tiên.
Áp dụng các chương trình giảng dạy hội nhập quốc tế, tăng cường ngoại ngữ chuyên môn, ứng dụng những tiến bộ công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0 vào đào tạo.
Cơ sở vật chất, hệ thống phòng thí nghiệm, phòng thực hành hiện đại, thuộc hàng đầu của khối Sức khỏe ngoài công lập.
Xem thêm 6 ngành chủ đạo trong khối Sức khỏe của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Ngành Hộ sinh của HIU (Mã ngành: 7720302 ) xét tuyển theo 6 phương thức với 4 tổ hợp môn gồm:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- B00: Toán, Hóa, Sinh
- D90: Toán, KHTN, T.Anh
- D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
Như vậy, với những thông tin trên, HIU hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Hộ sinh, vai trò cũng cơ hội việc làm ngành này trong tương lai. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, đừng ngại liên hệ đến Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng qua các kênh sau nhé:
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cơ sở 1: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ sở 2: 120 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 028.7308.3456
Hotline: 0938 692015 – 0964 239172
Website: https://hiu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/hiu.vn/
Email: tuyensinh@hiu.vn – admission@hiu.vn
Phòng Truyền thông – Tuyển sinh HIU