Vì sao ngành Quản trị kinh doanh không ngừng “hút” Gen Z?


Cập nhật lần cuối vào 08/04/2024

Ngành Quản trị kinh doanh (QTKD) sẽ dễ khiến bạn hiểu lầm về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Nguyên nhân có thể là vì tên ngành học khá trừu tượng và chung chung so với những ngành nghề cụ thể như Tài chính – Kế Kiểm, Công nghệ thông tin, Giáo viên, Bác sĩ,…

Nếu đang phân vân khi lựa chọn ngành học này, chắc hẳn bạn đang cảm thấy mơ hồ về con đường sự nghiệp sắp tới? 

Cùng HIU tìm hiểu tất tần tật về ngành Quản trị kinh doanh, xua tan những hiểu lầm về ngành học và đồng thời gợi ý về những cơ hội nghề nghiệp hữu ích tại bài viết sau nhé!

Quản trị kinh doanh là gì?

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của tổ chức doanh nghiệp bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa Hiệu Suất, Quản Lý Hoạt Động Kinh Doanh bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Ngành quản trị kinh doanh là một ngành rộng gồm nhiều chuyên ngành cho nhóm ngành quản trị và kinh doanh. Thông thường khi nhắc đến ngành quản trị kinh doanh là nhắc đến quản trị kinh doanh tổng hợp, ngoài ra còn nhiều chuyên ngành hẹp như: quản trị nhân sự, kinh tế quốc tế, thương mại, quản trị truyền thông, marketing…

Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp

Cơ hội việc làm ngành Quản trị kinh doanh rất rộng mở với các bạn sinh viên

Tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây chính là nền tảng đầu tiên làm nên sức hút của nhóm ngành kinh doanh nói chung và Quản trị kinh doanh nói riêng. Theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TPHCM cho biết, trong giai đoạn 2020 đến 2025, riêng tại TPHCM, cần khoảng 270.000 vị trí việc làm dành cho nguồn nhân lực liên quan đến ngành Quản trị kinh doanh, vì vậy cơ hội việc làm cho các bạn học ngành QTKD luôn luôn rộng mở.

Rất nhiều bạn mơ hồ nghĩ rằng học QTKD ra trường sẽ làm sếp, làm giám đốc, quản lý và điều hành công ty.

Sự thật, vì QTKDlà ngành học tương đối rộng, nên sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau tại các tập đoàn, công ty doanh nghiệp như: bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận tiếp thị marketing, bộ phận hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán,…

Sinh viên tốt nghiệp Quản trị kinh doanh với kiến thức kinh tế và kỹ năng quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, kinh nghiệm và kiến thức được trau dồi đầy đủ thì hoàn toàn có khả năng trở thành CEO quản trị, giám đốc điều hành doanh nghiệp, giám đốc nhân sự, giám đốc kế hoạch chuỗi cung ứng, chuyên gia đàm phán thương mại, chuyên gia xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược kinh doanh… hoặc tự khởi nghiệp, thành lập và điều hành công ty riêng.

Giải mã những hiểu lầm “Học quản trị kinh doanh dễ thất nghiệp”

Cùng HIU giải đáp những định kiến về ngành Quản trị Kinh doanh để mở ra nhiều góc nhìn mới về ngành học này hơn.

Ngành Quản trị kinh doanh là ngành nghề có lộ trình thăng tiến rõ ràng

Trong khối ngành kinh tế, Quản trị kinh doanh là ngành học thu hút rất nhiều bạn thí sinh đăng ký và theo học, vậy làm thế nào để bạn trở nên nổi bật và thăng tiến?

Đối với Quản trị kinh doanh, tiêu chuẩn đánh giá để thăng tiến luôn dựa trên năng lực, kỹ năng, hiệu quả đầu ra công việc và tiềm năng phát triển trong tương lai. Chính vì thế, bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, xử lý tình huống,… Và trên hết, hãy xác định rõ mục tiêu và lộ trình sự nghiệp của mình để biết mình cần làm gì để dễ dàng thăng tiến.

Công việc năng động, sáng tạo

Thoạt nghe qua thì ngành QTKDsẽ bao hàm những gói công việc lặp đi lặp lại đến nhàm chán và không có cơ hội để sáng tạo. Thế nhưng, sự thật không phải như thế. Vì có rất nhiều chuyên ngành nhỏ bên trong nên Quản trị kinh doanh sẽ có rất nhiều cơ hội để bạn khám phá những gói công việc rất khác nhau. 

Kinh doanh là một hoạt động luôn đổi mới qua từng ngày, đặc biệt trong bối cảnh số hóa và toàn cầu hóa. Chính vì thế, một người theo ngành QTKD giỏi phải biết cách tự đổi mới và có những phương thức làm việc sáng tạo để vừa đảm bảo công việc hiệu quả, vừa có tính cải tiến.

Đa dạng công việc

Cụm từ Quản trị khiến mọi người lầm tưởng về một vị trí cấp cao, nên họ cho rằng không có nhiều cơ hội làm việc, đặc biệt là cho sinh viên mới ra trường.

Con đường sự nghiệp cho những ai thuộc ngành QTKD có rất nhiều lựa chọn. Các lĩnh vực mà bạn có thể quan tâm khi theo đuổi ngành này gồm có:

  • Chuyên viên, quản lý kinh doanh.
  • Chuyên viên, quản lý marketing.
  • Chuyên viên, quản lý Digital Marketing.
  • Thương mại điện tử. 
  • Business Development Phát Triển Kinh Doanh.
  • Quản lý truyền thông – Quan hệ công chúng.
  • Quản trị nhân sự .
  • Phát triển văn hóa – nhân sự (Learning & Development).
  • Phân tích, quản lý tài chính – kế toán.
  • Chuyên gia pháp lý.
  • Quản lý quan hệ đối tác.
  • Giám đốc, quản lý điều hành bộ phận.

Quản trị kinh doanh không phải là ngành học dành cho con nhà giàu, ra trường làm sếp 

Có lẽ đây chính là hiểu lầm phổ biến nhất, bởi cụm từ “quản trị” khiến nhiều người lầm tưởng về những vị trí cấp cao. Tuy nhiên, bạn cần hiểu một điều rằng không hề có doanh nghiệp nào tuyển một sinh viên mới ra trường nào cho vị trí quản lý hay sếp cả.

Bạn cũng sẽ phải chập chững ở những bước đầu tiên vào nghề, sau đó trau dồi kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để dần thăng tiến trong sự nghiệp. Vị trí cấp cao như sếp hay quản lý sẽ dành cho những người thật sự có tài và có sự cống hiến nhất định cho doanh nghiệp.

Ngành học cần có mục tiêu, lộ trình rõ ràng

Đối với bất kỳ ngành nghề nào, có mục tiêu và lộ trình phát triển rõ ràng là công cụ giúp bạn thành công hơn bao giờ hết. Và ngành Quản trị kinh doanh cũng vậy.

Nếu bạn ngay từ đầu không xác định được mục tiêu rõ ràng mà  “lao đầu” vào ngành này thì sẽ càng khiến bạn trở nên mông lung hơn. Bởi đây sẽ là ngành mà bạn được học kiến thức nền tảng của rất nhiều ngành khác nhau, song lại không đi sâu vào một chuyên ngành cụ thể nào. Bạn sẽ rất khó để biết mình muốn làm gì nếu ngay từ đầu không có định hướng rõ ràng.

Với những phần giải mã về “định kiến” cho ngành QTKD trên đây, HIU hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều góc nhìn khác về ngành này cũng như sẽ có những quyết định lựa chọn ngành học phù hợp!

Những kỹ năng cần có khi học ngành Quản trị kinh doanh?

Hiểu rõ bản chất ngành QTKD là vậy, nhưng làm sao để biết bản thân bạn có phù hợp với ngành này hay không? 

Có thể nói, đây là ngành cực kỳ phù hợp với những người trẻ có “máu kinh doanh” và đam mê khởi nghiệp. Đam mê có là tốt, nhưng bên cạnh đó cũng cần những kỹ năng thiết yếu để dễ dàng tiến xa trong công việc. 

Dưới đây là một vài những kỹ năng, tố chất nền tảng mà bạn có thể dựa vào để xác định liệu bạn có phù hợp với ngành này hay không:

  • Sự hoạt bát, nhanh nhạy và linh hoạt.
  • Chủ động hoàn thành mọi công việc được giao.
  • Có tính kỷ luật tốt.
  • Có thể làm việc dưới cường độ áp lực cao.
  • Chăm chỉ, siêng năng, cần cù.
  • Có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
  • Tinh thần cầu thị, cầu tiến.
  • Có bản lĩnh và tố chất lãnh đạo.
Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng cần thiết khi học và làm việc ngành Quản trị kinh doanh

Bên cạnh những tố chất ấy, bạn cũng cần trau dồi các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm để có thể phát triển sự nghiệp trong ngành tốt hơn. Tham khảo một số kỹ năng mà HIU gợi ý cho bạn sau đây nhé:

  • Kỹ năng làm việc nhóm.
  • Kỹ năng đàm phán, thương lượng; thuyết trình trước đám đông.
  • Khả năng quản lý cảm xúc.
  • Kỹ năng quản lý thời gian.
  • Kỹ năng Marketing, bán hàng.
  • Tư duy phản biện.
  • Tư duy tổ chức và tư duy lãnh đạo.
  • Thấu hiểu con người, thấu hiểu nhu cầu.
  • Phân tích số liệu, thị trường.
  • Thấu hiểu sản phẩm, dịch vụ đang kinh doanh.
  • Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu.

Học quản trị kinh doanh ở HIU có gì khác biệt?

Sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh tại HIU được trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng và các kỹ năng mềm khác.

Tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng, sinh viên ngành QTKD được trang bị đầy đủ các kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị kế hoạch tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị chuỗi cung ứng.

Sinh viên được trau dồi và bồi bổ các kiến thức về quản trị điều hành doanh nghiệp, tự khởi nghiệp, đàm phán thương mại, xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, có đầy đủ kiến thức để học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành QTKD tại HIU hay liên thông với một số trường đại học khác trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị tư duy logic, năng động, tự tin, nhạy bén trong kinh doanh.

Chương trình học đa dạng, cơ hội việc làm rộng mở trong và ngoài nước

Xem thêm các ngành Khối Kinh tế – Quản trị tại HIU

Ngành Quản trị kinh doanh của HIU (Mã ngành: 7340101 ) xét tuyển theo 5 phương thức với 4 tổ hợp môn gồm:

  • A00: Toán, Lý, Hóa
  • A01: Toán, Lý, T.Anh
  • C00: Văn, Sử, Địa
  • D01: Toán,Văn, T.Anh

Các phương thức xét tuyển vào HIU năm 2024:

Xét kết quả học bạ THPT

– Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ: HK1 (lớp 11) + HK2 (lớp 11) + HK1 (lớp 12) từ 18 điểm trở lên.
– Xét học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn (trong tổ hợp dùng để xét tuyển) của năm lớp 12 từ 18 điểm trở lên.
– Xét học bạ theo điểm trung bình cả năm lớp 12 từ 6.0 trở lên.

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo điểm chuẩn công bố của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.

Thí sinh đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Xét kết quả thi đánh giá năng lực ĐHQG TP HCM

Dựa vào kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2024 và đạt kết quả từ 600 điểm trở lên, sẽ đủ điều kiện đăng ký xét tuyển vào HIU.

Xét kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test)

Xét tuyển thí sinh bằng điểm kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test) từ 800 điểm trở lên.

Xét tuyển thẳng

Phương thức xét tuyển thẳng đối với tất cả các ngành dựa trên hình thức phỏng vấn và các điều kiện theo yêu cầu của từng ngành.

Thí sinh đăng ký xét tuyển có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại HIU hoặc đăng ký trực tuyến tại website trường theo đường link: https://xettuyen.hiu.vn/

Xem thêm thông tin chi tiết Khoa Kinh tế Quản trị HIU

Như vậy, với những thông tin trên, HIU hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Quản trị kinh doanh, vai trò cũng cơ hội việc làm ngành này trong tương lai. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, đừng ngại liên hệ đến Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng qua các kênh sau nhé:

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Cơ sở 1: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Cơ sở 2: 36/70 Nguyễn Gia Trí, P.25, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: 028.7308.3456

Hotline: 0964 239172

Website: https://hiu.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/hiu.vn/

Email: tuyensinh@hiu.vn – admission@hiu.vn

Trung tâm tuyển sinh và truyền thông.


Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172