Cập nhật lần cuối vào 16/04/2020
Theo thống kê hiện nay, ở nước ta có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động về Logistics, với quy mô về vốn khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm, chiếm gần 21% GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng trung bình 15 – 16%/năm. Như vậy, trong tương lai, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vẫn là ngành “hot”, với nhiều cơ hội việc làm môi trường đa quốc gia, với thu nhập cao dành cho các bạn trẻ Việt Nam.
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động vận tải hàng hóa đa phương thức, xuất nhập khẩu, quản lý đội tàu/xe, quản trị tồn kho, nguyên vật liệu, thực hiện các đơn hàng, hoạch định cung/cầu…
Logistics góp phần vào sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nếu khai thác hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí về nhân lực và thời gian, giúp giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là cầu nối quan trọng trong các hoạt động giao lưu thương mại.
Theo thống kê hiện nay, ở nước ta có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động về Logistics, với quy mô về vốn khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm, chiếm gần 21% GDP của cả nước, tốc độ tăng trưởng trung bình 15 – 16%/năm. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng nước ta chưa khai thác được hết tiềm lực và thế mạnh vốn có, nhiều doanh nghiệp đang “khủng hoảng” nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng.
Theo NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, “cha đẻ” ngành Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp tại Việt Nam, một ngành học “anh em” với Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, hiện nay, nhu cầu nhân lực ngành này rất lớn, đòi hỏi rất cao, đào tạo nhiều, tuy nhiên chưa đạt được các chuẩn mực thế giới và nhu cầu sử dụng thực tế tại các doanh nghiệp.
Theo Báo cáo điều tra về Chỉ số hoạt động logistics (LPI) năm 2018, do Ngân hàng Thế giới công bố nước ta xếp hạng 39/160 nước, đứng đầu các nước có thu nhập trung bình. Ngành logistics nước ta đang phát triển mạnh, với tốc độ tăng trưởng trung bình 15 – 16%/năm. Từ nay đến hết năm 2020, cùng với sự “bùng nổ” của nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu nguồn nhân lực ngành Logistics sẽ tiếp tục tăng cao.
Cơ hội việc làm đa quốc gia
Năm 2019, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh và đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng khóa đầu tiên. Nhà trường hướng tới đào tạo ra thế hệ cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo chuẩn mực của thế giới, sinh viên sẽ được học tăng cường tiếng Anh, tiến tới sẽ đào tạo song ngữ.
Song song với đó, trong thời gian tới, Đại học Quốc tế Hồng Bàng sẽ ký liên kết đào tạo quốc tế cho ngành học này với một số trường Đại học của Mỹ, mở ra cơ hội nhận bằng quốc tế và cơ hội nghề nghiệp trong môi trường đa quốc gia trong tương lai.
Sinh viên Đại học Quốc tế Hồng Bàng được học tập trong môi trường quốc tế đa văn hóa
NGND.PGS.TS Hồ Thanh Phong cho biết thêm, một trong những điểm mạnh của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của Đại học Quốc tế Hồng Bàng, chương trình đào tạo sẽ được xây dựng cân đối ba mảng gồm: Vận tải – Kho vận – Xuất nhập khẩu nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quan và chuyên sâu về lĩnh vực Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng. Sinh viên sẽ được chủ động học tập, chủ động nghiên cứu, sáng tạo giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn. Đảm bảo các em khi ra trường không chỉ giỏi lý thuyết mà còn vững thực hành, có thể tự tin tham gia tuyển dụng trong và ngoài nước.
Năm 2019, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tuyển sinh ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng theo 5 phương thức: xét tuyển học bạ THPT; xét kết quả Kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia; Thi tuyển sinh do nhà trường tổ chức; xét tuyển đối với học sinh có quốc tịch nước ngoài hoặc học sinh Việt Nam học chương trình THPT nước ngoài và xét kết quả kỳ thi SAT (Scholastic Assessment Test).