Suốt đời học bác cuốn sách kể về những ngày đầu tiên khi vị cha già trở về lại nơi quê hương tổ quốc qua lời kể của cụ Hoàng Thị Đào, dân tộc Tày, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, (Người bảo vệ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc).. Bác mang theo sự yêu thương, giản dị, gần gũi mà quan tâm đến từng nhà thăm hỏi người trong làng Pác Pó. Nhìn Bác như một người thân yêu đã từng gắn bó với con người với vùng đất này từ rất lâu. Mọi sự thân mật và yêu thương đong đầy ngày Bác về như một người thân xa xứ trở về với miền đất tổ ấm quê nhà.
Theo lời kể của đại tá Nguyễn Xuân Lương: Chân dung Bác trong mắt mọi người Bác thật giản dị, gần gũi chứ không chút xa lạ. Bác còn được ví như thần thoại, một người cao quý với phong thái, cách sống mọi người luôn muốn được noi theo. Mỗi khi được gặp gỡ và làm việc chung với Bác, những kỉ niệm ấy khó có một con người Việt Nam nào quên đi được nó thật đáng quý đáng trân trọng. Bác sống gần gũi, bình dị, cần kiệm và giản đơn vô cùng. Bác là một người có tài năng có sự am hiểu sâu rộng, Bác luôn dạy cho anh em cán bộ những điều quý giá và khiến những người gặp gỡ Bác phải thầm ngưỡng mộ và học tập theo Bác cả đời thay đổi với thuở ban đầu. Bác còn đặt sự quan tâm nhiều về văn hoá Việt Nam của những ngày đầu cách mạng. Từ đó Việt Nam ta kế tục được sự nghiệp, tư tưởng HCM phát động toàn dân xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Mọi người lần đầu gặp bác không giấu nổi sự cảm động. Trước mắt đó là một người giản dị, đôi mặt gân guốc, điệu bộ hồn nhiên bộc lộ tinh thần đấu tranh cương quyết và một tâm hồn vừa nhân đạo vừa chân thành. Ai ai cũng coi trọng và trân quý sự tín nhiệm của Bác trong quá trình tiếp xúc và làm việc.Bác tạo cho ta sự hấp dẫn lôi cuốn diệu kì khi gặp gỡ. Bác là hiện thân đầy đủ của sự kiên kì lí tưởng giải phóng và cách mạng Việt Nam.
Qua cuộc trò chuyện giữa Bác một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước và vị bác sĩ Trần Hữu Tước mọi thứ thật thú vị và hấp dẫn họ cùng sở thích về văn học. Bác Hồ từ sự gặp gỡ, giúp đỡ và giáo dục ấy mà khiến bác sĩ Trần Hữu Tước cảm thấy cuộc sống thật ý nghĩa. Trần Đại Nghĩa một nhà khoa học giản dị cũng đã được bác giác ngộ, ý thức được tin thần yêu tổ quốc. Cuộc sống này phải có sự cống hiến vì hoài bão chung to lớn mới thực sự ý nghĩa hoà bình, tự do và no ấm được. Tấm lòng yêu thương của Bác được nhà báo Như Quỳnh kể lại rất chân thực từ những đồng nghiệp của Bác , Bác là một người có tầm nhìn sâu rộng và đầy lòng nhân ái. Gặp gỡ bác qua những lần đi làm báo, Bác luôn dùng sự tận tuỵ yêu thương và giúp đỡ cho các nữ nhà báo về nghề nghiệp. Bác gần gũi và giản dị tặng họ những chiếc bánh đầy ắp tình yêu thương. Câu chuyện về chiếc áo của Bác qua lời kể của cụ Trần Thị Minh Châu: Bác sống thật tình nghĩa và giàu lòng nhân hậu. Bác chia sẽ những thứ mình có cho những người cần . Về chiếc áo Bu Dong Bác không dùng lấy mà tặng nó cho anh em. Bác thăm hỏi mọi người thật chân thành một tấm lòng mênh mông, một vị cha già đáng tôn kính. Chúng ta như những đứa con chưa bao giờ bị phân biệt trong tình cảm của Bác.
Những câu chuyện dài và chân thực về Bác nói đến sự cần kiệm, giản dị, gần gũi, nhân hậu. Bác còn là vị anh hùng trên tuyền tuyến hiểm nguy, mặc dù bác là vị lãnh tụ tối cao, vị nguyên thủ quốc gia cao tuổi nhưng không vì thế mà ngăn trở được sự kiến quyết yêu nước và quyết chiến của Bác. Phong cách sống của Bác còn khiến người người kính nể rất nguyên tắc, kỉ luật và rất tôn trọng kỉ luật. Và còn nhiều nữa, những câu chuyện dung dị, sâu sắc về Bác mà mỗi việc làm, mỗi cử chỉ, lời nói của Người đều được khắc ghi, trở thành nguồn động viên, khích lệ mọi người nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi thử thách khó khăn để hướng tới một ngày mai tươi sáng, hòa bình, ấm no và hạnh phúc. Cuốn sách “Suốt đời học Bác" để làm mình trưởng thành hơn trong lối sống, trong nếp nghĩ..