Cập nhật lần cuối vào 13/06/2021
Võ Văn Cu (Cư) sinh năm 1944 là con trai thứ ba trong một gia đình nghèo khó tại ấp An Hòa, xã Trung An, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 18 tuổi Võ Văn Cu thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của đội vũ trang xã Trung An, huyện Củ Chi. Đội vũ trang của Võ Văn Cu hoạt động trên một địa bàn rất rộng. Dấu chân của Dính và đội vũ trang in khắp các thôn ấp trong huyện. Đội vũ trang thoắt ẩn, thoắt hiện để vận động, giúp đỡ bà con các dân tộc ổn định cuộc sống, xây dựng các tổ chức đoàn thể cách mạng, bí mật tổ chức kháng chiến.
Cuộc sống kháng chiến gian khổ nhưng Võ Văn Cu vẫn lạc quan yêu đời.
Địch tăng cường lùng sục tìm diệt đội vũ trang nên đơn vị luôn phải di chuyển. Để giữ bí mật, địch không thể phát hiện được, nơi đóng quân của đơn vị thường ở trong rừng. Vì thế mà cuộc sống vô cùng gian khổ. Hàng tháng trời không một hạt muối, không một hạt gạo. Trước sự truy lùng gắt gao của quân địch, anh đã chuyển công tác từ đội trưởng đội giao liên thành tiểu đội trưởng Tiểu đoàn Quyết Thắng trên chiến trường khi còn rất trẻ.
Nhưng quân địch vẫn không tha, khi được tin mẹ và cả nhà bị địch bắt giam tại đồn Trung An. Biết tin đơn vị chuẩn bị đánh đồn Trung An, Võ Văn Cu đã đề nghị được tham gia trinh sát và trực tiếp đánh trận. Nhưng không may, trong một lần trà trộn để dò thám tình hình, Võ Văn Cu đã bị bắt và tra tấn dã man. Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ. Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn, ngày 10/19/1966. Năm đó ông 22 tuổi.
Hơn nửa thế kỷ vừa qua, lịch sử đã giao phó cho vùng đất Sài Gòn – Gia Định nói chung và Củ Chi nói riêng mang một trọng trách lớn lao trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Không ai chọn cho mình cách chết, cũng không ai muốn mình phải chết và không có cái chết nào có ý nghĩa bằng được sống. Nhưng khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả của tổ tiên ta bị uy hiếp, cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng bị đe doạ, của cải, ruộng nương làng mạc bị xâm chiếm thì lựa chọn cái chết để đất nước được trường tồn là một lựa chọn vinh quang và cao cả. Mỗi một thân xác nằm xuống, mỗi một phần thi thể mất đi là một ánh hào quang soi sáng hơn con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đó là những dòng chữ bằng vàng khắc sâu vào lịch sử 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc.