TOẠ ĐÀM TÌM HIỂU ÂM NHẠC DÂN TỘC HỌC ĐƯỜNG NGHỆ THUẬT CẢI LƯƠNG” – ÂM VANG HỒN VIỆT
Vừa qua vào lúc 17g00 ngày 6/6/2024 tại Hội trường Beethoven trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã diễn…
I. Giới Thiệu:
Ngành Truyền thông đa phương tiện đươc thành lập từ năm 2006. Chương trình đào tạo đại học ngành Truyền thông đa phương tiện nhằm đào tạo cử nhân Truyền thông có phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống lành mạnh;. có kiến thức cơ bản về chính trị, xã hội, văn hoá; có trình độ lý thuyết và kỹ năng tác nghiệp về Truyền thông (có khả năng làm phóng viên, cộng tác viên, thông tín viên cho các cơ quan truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo trực tuyến, hãng thông tấn, các cơ quan xuất bản, quảng cáo, quan hệ công chúng); có tác phong làm việc kỷ luật, khoa học; có tinh thần cầu tiến trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò – vị trí xã hội của truyền thông đại chúng.
Nhiều cựu sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện hiện đang giữ những vị trí quan trọng các cơ quan truyền thông ở trung ương, các địa phương và các công ty truyền thông.
II.Nội dung chương trình đào tạo:
Với 120 tín chỉ, các cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện nắm vững các kiến thức sau một cách có hệ thống:
Kiến thức tổng quát: khối kiến thức giáo dục đại cương
Kiến thức cơ bản, nền tảng: khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Kiến thức cơ sở ngành:kiến thức về văn học Việt Nam và thế giới, lý luận truyền thông, kiến thức cơ bản về các loại hình báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình và báo trực tuyến)
kiến thức chuyên sâu về báo in và xuất bản, hoạt động nghiệp vụ truyền thông, kết thức về công nghệ thông tin như xử lý hình ảnh báo chí, dàn trang báo, thiết kế website, quay phim, ảnh báo chí, viết tin, viết kịch bản, quảng cáo, …
Kiến thức bổ trợ: Tiếng Anh tương đương trình độ B1 chuẩn Châu Âu và kiến thức tiếng Anh chuyên ngành truyền thông, tin học văn phòng và các kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội phục vụ cho hoạt động truyền thông.
III. Cơ hội nghề nghiệp cho ngành Truyền thông đa phương tiện:
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện sinh viên có cơ hội làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức báo chí, truyền thông, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau:
Các cơ quan báo chí – truyền thông: phóng viên, biên tập viên, thông tín viên, bình luận viên, phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên đối ngoại, cộng tác viên.
Các công ty, tổ chức: thông tín viên, chuyên viên tổ chức sự kiện, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên giao tế cộng đồng (PR), chuyên viên đối ngoại.
Các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu: cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu.
Hình thức Tuyển Sinh
Theo 1 trong 6 phương thức tuyển sinh của HIU: Tìm hiểu thêm
Đăng ký để được tư vấn tốt nhất: Tại đây
1.1. Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo cử nhân Truyền thông đa phương tiện được thiết kế nhằm đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt được những mục tiêu sau:
– Có khả năng vận dụng kiến thức được học để lý giải, phân tích được những vấn đề lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn.
– Vận dụng kiến thức được học về truyền thông đa phương tiện để hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, thông tin đối ngoại, quan hệ công chúng
– Có phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phong làm việc kỷ luật, khoa học, có tinh thần cầu tiến trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò – vị trí xã hội của người làm truyền thông.
– Sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Kiến thức
– Có kiến thức chuyên sâu, vững vàng về chuyên môn trong hoạt động truyền thông đa phương tiện
– Có trình độ tiếng Anh 5.5 IELTS
1.2.2. Kỹ năng
– Vận dụng những kiến thức đã học vào sáng tạo, thiết kế các sản phẩm truyền thông đa phương tiện.
– Có kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết các vấn đề và đưa ra quyết định trong hoạt động chuyên môn.
– Sự dụng thành thạo tiếng Anh và công nghệ thông tin phục vụ hoạt động truyền thông.
1.2.3. Thái độ
1.2.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện có cơ hội làm việc ở nhiều cơ quan, tổ chức báo chí, truyền thông, xuất bản và các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, và có thể đảm nhiệm các vị trí khác nhau. Có thể làm việc ở cả trong nước và quốc tế.
1.2.5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp cử nhân Truyền thông đa phương tiện, sinh viên có thể học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ truyền thông, báo chí hoặc các ngành thuộc lĩnh vực khoa học Xã hội và nhân văn.
Các chương trình học của chúng tôi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội để bạn có được nền giáo dục tốt nhất. Bạn sẽ được học tập với cơ sở vật chất tân tiến nhất cùng các giảng viên giàu kinh nghiệm. Bạn sẽ được mở mang kiến thức thông qua phương pháp học dựa trên dự án kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Bạn cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các mối quan hệ chặt chẽ của bộ môn với các đối tác doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Ngoài ra, chương trình thực tập sẽ là cơ hội giúp bạn sẵn sàng gia nhập môi trường làm việc thực tế ngay khi ra trường.
Ban Tư vấn học tập của Bộ môn Truyền thông đa phương tiện là những Giảng viên có nhiều kinh nghiệm và nhiệt huyết với công việc giảng dạy. Giảng viên sẽ tư vấn học tập, định hướng nghề nghiệp và các bước học tập thật tốt cho sinh viên ngày càng tiến bộ. Hãy cùng gặp gỡ Ban Tư vấn học tập.
Gặp gỡ Đội ngũ Giảng viên của Bộ môn Truyền thông đa phương tiện
Mã ngành: 7320104
1. Giới thiệu ngành học
Truyền thông đa phương tiện là ngành ứng dụng công nghệ thông tin vào sáng tạo, thiết kế, phát triển các ứng dụng đa phương tiện trong các lĩnh vực truyền thông, giải trí, giáo dục và nhiều lĩnh vực khác; thông qua các công cụ để viết thành kịch bản phim, thiết kế đồ họa, biên tập âm thanh, xử lý hình ảnh, sử dụng các kỹ thuật thiết kế và lập trình đồ họa 2D, 3D trên máy tính. Multimedia đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực sáng tạo và làm chủ công nghệ Multimedia.
2. Mục tiêu đào tạo
– Chương trình Cử nhân Truyền thông đa phương tiện nhằm đào tạo và cung cấp cho thị trường lao động nguồn nhân lực chất lượng và có khả năng làm chủ công nghệ truyền thông; Có khả năng làm công tác trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, thông tin đối ngoại, quan hệ công chúng của các Bộ, Ban, Ngành, các tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, các tổ chức quốc tế, các công ty truyền thông trong và ngoài nước; Có phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống lành mạnh; Có tác phong làm việc kỷ luật, khoa học, có tinh thần cầu tiến trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò – vị trí xã hội của người làm truyền thông; và có khả năng sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo.
– Sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện sau khi tốt nghiệp phải có:
PO1: Có các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật, sức khỏe và các kiến thức cơ bản về báo chí và truyền thông đa phương tiện.
PO2: Có các kiến thức chuyên sâu về các hoạt động quản trị và sản xuất truyền thông đa phương tiện.
PO3: Có các kỹ năng sản xuất, lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động truyền thông đa phương tiên.
PO4: Có các kỹ năng mềm, ngoại ngữ và tin học cần thiết để làm việc hiệu quả.
PO5: Có đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm cao với công việc, cá nhân và xã hội.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
– Cử nhân Truyền thông đa phương tiện có thể làm phóng viên, biên tập viên, thông tín viên, bình luận viên, phát thanh viên, người sản xuất chương trình, người dẫn chương trình, chuyên viên quảng cáo, chuyên viên tổ chức sự kiện của các cơ quan, đơn vị trong nước và quốc tế;
Xem chương trình đào tạo:
Bản mô tả chương trình đào tạo
Vừa qua vào lúc 17g00 ngày 6/6/2024 tại Hội trường Beethoven trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã diễn…
Ngày 12/04/2024, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã long trọng tổ chức ký kết hợp tác với Đài…
Vừa qua, ngày 20/04/2024, khoa KHXH đã tổ chức thành công chương trình Hội thảo khoa học “Các xu hướng…
Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên khối Khoa học Xã hội có thêm môi trường để thực hành thực…
Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
Họ và Tên |
Chức vụ | |
1 | ThS. Nguyễn Văn San | Phó Trưởng phụ trách Bộ môn Truyền thông đa phương tiện |
2 | PGS.TS Lê Khắc Cường | Giảng viên |
3 | TS. Nguyễn Văn Kha | Giảng viên |
4 | TS. Đỗ Xuân Biên | Giảng viên |
5 | TS. Trần Thị Hải Lý | Giảng viên |
6 | TS. Nguyễn Văn Thiên | Giảng viên |
7 | TS. Y Tru Aliô | Giảng viên |
8 | ThS. Mananya Techlertkamol | Giảng viên |
9 | ThS. Nguyễn Ngọc Hạnh My | Giảng viên |
10 | ThS. Nguyễn Trung Hiểu | Giảng viên |
11 | ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng | Giảng viên |
12 | TS. Nguyễn Duy Trung | Giảng viên |
13 | ThS. Trần Tuấn Đạt | Giảng viên |
11 | ThS. Trần Vinh Quang | Giảng viên |
12 | ThS. Lê Thị Cẩm Tú | Giảng viên |
13 | ThS. Lê Khắc Cát Uyên | Giảng viên |
14 | ThS. Trương Thị Hoài Hương | Giảng viên |
Kiến thức
PLO1: Giải thích được các kiến thức về Triết học Marx – Lenine kết hợp với các kiến thức về chính trị, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng, pháp luật để có thể vận dụng vào làm việc trong ngành báo chí – truyền thông
PLO2: Diễn giải được các khái niệm, lý thuyết, các nguyên lý, công cụ, quy trình truyền thông một cách sâu, rộng để trở thành người làm truyền thông chuyên nghiệp.
PLO3: Phân tích được các quy trình, công nghệ, công cụ trong sản xuất, sáng tạo nội dung truyền thông.
PLO4: Thể hiện sự hiểu biết về nguyên tắc tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông hiện đại.
Kỹ năng nghề nghiệp
PLO5: Thể hiện tư duy phản biện, phân tích và giải quyết vấn đề trong thực hiện công việc chuyên môn được đào tạo.
PLO6: Sử dụng công nghệ để thiết kế các sản phẩm truyền thông như phim ngắn, video âm nhạc, các loại hình truyền thông
PLO7: Tổ chức, thực hiện các chiến dịch truyền thông.
PLO8: Đánh giá được các tiêu chuẩn sản phẩm, các dòng sản phẩm truyền thông đa phương tiện trên cơ sở các kiến thức được học.
PLO9: Thể hiện tư duy sáng tạo, năng lực phát triển và thực hiện sáng kiến trong công tác chuyên môn.
PLO10: Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
Mức tự chủ và trách nhiệm
PLO11:Thể hiện đạo đức nghề nghiệp, năng lực tự định hướng, kỹ năng làm việc nhóm và thích nghi môi trường làm việc đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
PLO12: Phát triển được thái độ tích cực, dấn thân và sáng tạo trong hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định trong ngành nghề truyền thông và trong cuộc sống.
Kỹ năng mềm
– Kỹ năng tác nghiệp: phỏng vấn, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin, dựng phim, thiết kế các sản phẩm đa phương tiện, giao tiếp, đàm phán, thuyết trình.
– Kỹ năng làm việc nhóm: có khả năng tổ chức, phân công và triển khai các hoạt động chuyên môn phục vụ hoạt động truyền thông: báo chí, quảng cáo, tổ chức các sự kiện, tổ chức họp báo, tuyên truyền đối ngoại, kỹ năng xây dựng chiến lược truyền thông, quản lý khủng hoảng truyền thông, quan hệ công chúng.
Mô tả các học phần của chương trình đào tạo Truyền thông đa phương tiện đại học
Chương trình đạo tạo Truyền thông đa phương tiện Đại học với mã ngành 7320104 bào gồm các khối kiến thức sau giáo dục đại cương, khối kiến thức khoa học xã hội, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (Bao gồm khối kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành).
Nội dung các học phần trong chương trình đào tạo Truyền thông đa phương tiện được trình bày cụ thể trong file “Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện”