HỎI ĐÁP VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN

Sức khỏe tâm thần (SKTT) là một yếu tố quan trọng quyết định cuộc sống hạnh phúc, chúng ta cần duy trì lối sống tốt để bảo vệ sức khỏe tâm thần. Trong cuộc sống đôi khi ta cảm thấy buồn bã, căng thẳng, sợ hãi, lo lắng hoặc đau khổ là cảm xúc bình thường của con người khi phải đối mặt với một vài tình huống trong cuộc sống, khi những cảm xúc này kéo dài, gây ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất, cản trở các hoạt động hàng ngày thì không còn cảm xúc bình thường nữa, chuyển sang vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) ở các mức độ  nhẹ, vừa, nặng và rất nặng. Vì vậy để có SKTT tốt, bạn cần có kiến thức để có SKTT tốt cho bản thân, gia đình. Sau đây một số câu hỏi liên quan SKTT bạn cần biết.

Câu hỏi 1: Sức khỏe tâm thần là gì? (SKTT)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa SKTT là trạng thái hạnh phúc trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng. SKTT liên quan đến lời nói, hành vi, cảm xúc và tâm lý. Một tinh thần tốt giúp bạn có trải nghiệm cuộc sống tốt hơn và luôn tràn đầy năng lượng. Nó giúp vượt qua khó khăn và đương đầu với những vấn đề của cuộc sống một cách tích cực.

Câu số 2: Tại sao việc chăm sóc sức khỏe tinh thần sinh viên tại trường đại học lại quan trọng?

Sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của chúng ta, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống, tác động đến khả năng tương tác với thế giới xung quanh, cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhậncư xử. Sinh viên dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần vì sống xa nhà và lần đầu tiên phải đối mặt với những căng thẳng của cuộc sống trưởng thành. Có sức khỏe tinh thần tốt cho phép sinh viên đối phó với giai đoạn này. Nhiều nghiên cứu chứng minh sức khỏe tinh thần tốt có liên quan đến việc tăng cường khả năng học tập, sáng tạo và tương tác xã hội tốt hơn.

Câu số 3: Những khó khăn về sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở sinh viên là gì?

Một số khó khăn về sức khỏe tâm thần phổ biến nhất mà sinh viên phải đối mặt là lo lắng, căng thẳng, tâm trạng chán nản và trầm cảm. Các tác nhân kích hoạt bao gồm áp lực học tập và công việc, rắc rối trong mối quan hệ, nhớ nhà và cô đơn, lo lắng về tiền bạc và bắt nạt, cô lập làm tăng mức độ stress, trầm cảm, lo âu…

Lời khuyên, giải pháp nào quản lý căng thẳng của sinh viên?

Cách 1: Hiểu biết và thực hành 5 cách quản lý căng thẳng cần biết

Phản ứng căng thẳng (chiến đấu/bỏ chạy) rất quan trọng đối với sự tồn tại của con người vì nó cảnh báo có điều gì đó chưa ổn. Thời điểm này cần hành động và phản ứng tránh căng thẳng gồm:

  • Vật lộn với sức khỏe tâm thần của bản thân
  • Cô đơn, nhớ nhà hoặc khó khăn trong mối quan hệ.
  • Thấy khó tiết kiệm tiền hoặc giải quyết nợ nần
  • Không biết cách cân bằng giữa công việc và học tập
  • Lo lắng về việc ôn tập cho kỳ thi
  • Cảm thấy không chắc chắn về việc phải làm gì sau khi tốt nghiệp
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy có hại hoặc cai nghiện.

Các hoạt động sau giúp kiểm soát các tác nhân gây căng thẳng:

Tập ​​thể dục: Các bài tập tập trung vào hơi thở như yoga và Pilates, giúp kiểm soát hơi thở và sự bình tĩnh. Bài tập aerobic kiểm soát hormone gây căng thẳng, giải tỏa căng thẳng và tăng mức endorphin tạo ra cảm giác thoải mái, tích cực. Hoạt động đồng đội giúp kiểm soát căng thẳng.

V/d: Tham gia vào các câu lạc bộ, đoàn thể (Đang triển khai tại trường)

  1. Cân bằng giữa công việc và học tập

Chi phí sinh hoạt đã khiến tiền bạc trở thành mối quan tâm hàng đầu của hầu hết sinh viên, thách thức lớn nhất của sinh viên cân bằng giữa công việc và học tập,

SV tìm công việc bán thời gian linh hoạt: Chọn vị trí làm việc linh hoạt và có thể đáp ứng học tập của SV, nghĩa là tìm kiếm những công việc có ca làm việc vào buổi tối, cuối tuần hoặc ngày lễ, cũng như những công việc cho phép SV làm việc ở bất cứ đâu.

Ví dụ cụ thể những công việc linh hoạt SV có thể cân nhắc:

  • Viết hoặc biên tập tự do.
  • Nhân viên khách sạn; nhân viên bán lẻ; gia sư.

Khi nộp đơn xin việc, hãy nhớ đề cập đến học tập của SV và hỏi về tính linh hoạt của vai trò này. Nhiều nhà tuyển dụng sẵn sàng làm việc với sinh viên để tạo ra một lịch trình đáp ứng nhu cầu của họ..

Sau đây là một số mẹo để tìm việc làm bán thời gian linh hoạt:

  • Tìm kiếm các bảng việc làm trực tuyến và trang web của công ty – nhiều công ty hiện nay liệt kê tính linh hoạt trong mô tả công việc.
  • Kết nối với bạn bè và bạn cùng lớp: Biết các vị trí tuyển dụng tại các công ty có lịch trình linh hoạt với sinh viên.
  • Liên hệ với HSC trường: Có thông báo việc làm cho sinh viên.

Tham gia các chương trình để hỗ trợ sức khỏe của chính mình, từ các khóa học và hội thảo do trường tổ chức hằng năm dành cho SV

  1. Y Tế lầu 2: Hướng dẫn, tư vấn chăm sóc sức khỏe của trường.

Tìm đến bác sĩ, đi khám tại BV đăng ký khám BHYT.

2.      Tiết kiệm tiền khi còn là sinh viên

3.       Cần làm gì khi bạn cảm thấy nhớ nhà.

–          Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng. …

–          Quay lại với thói quen thường ngày. …

–          Tham gia vào cộng đồng mới của bạn. …

–          Luôn năng động để cải thiện tâm trạng. …

–          Viết nhật ký để xử lý cảm xúc của bạn. …

–          Cá nhân hóa không gian của bạn. …

–          Khám phá môi trường xung quanh bạn. …

–          Thực hành chánh niệm.

Câu hỏi 4: Nguyên nhân nào gây ảnh hưởng sức khỏe tâm thần?

Một số yếu tố được cho là nguyên nhân:

  • Yếu tố di truyền: Phổ biến ở nhóm đối tượng có tiền sử gia đình mắc chứng RLTT;
  • Yếu tố môi trường: Sử dụng rượu bia, chất kích thích, ma túy,…làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tâm thần. Ngoài ra, sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, vì vậy phụ nữ trong quá trình mang thai và nuôi con nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn;
  • Yếu tố sinh học: Những sang chấn từ bên ngoài có thể dẫn tới bệnh tâm thần như chấn thương sọ não, có tiếp xúc với chất độc hại, virus,…
  • Sự thay đổi trong cuộc sống: Áp lực trong cuộc sống hàng ngày, học tập, công việc khiến tinh thần sa sút. Căng thẳng kéo dài làm tăng nguy cơ dẫn tới rối loạn tâm thần.
  • Các yếu tố nguy cơ gây rối loạn sức khỏe tinh thần, nếu không điều trị bằng thuốc và các liệu pháp phù hợp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí nguy cơ tử vong.

Câu hỏi 5: Rối loạn tâm thần bao gồm bệnh lý nào?

Trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần khác, mất trí nhớ, thiểu năng trí tuệ và rối loạn phát triển bao gồm tự kỷ.

Câu hỏi 6: Endorphin là gì?

Endorphin là một trong 4 loại hormone giúp mang lại cảm giác hạnh phúc cho cơ thể. Cấu trúc bởi các peptide, được sản xuất bởi hệ thần kinh trung ương và tuyến yên, là chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có vai trò tạo ra cảm xúc tích cực, giảm đau, cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng cơ thể, giảm cơn đau, stress, làm chậm quá trình lão hóa

Câu hỏi 7: Lợi ích của Endorphin đối với cơ thể như thế nào?

Thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, endorphin có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể gồm:

  • Giảm trầm cảm.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Tăng lòng tự trọng: Cảm xúc tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và lạc quan, từ đó làm tăng lòng tự trọng.
  • Giảm cân
  • Endorphin là một hormone tự nhiên trong cơ thể và cũng có khả năng sản sinh trong quá trình hoạt động của con người. Duy trì mức endorphin lý tưởng sẽ giúp bạn có một cơ thể khoan khoái, hạnh phúc hơn.

Thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, endorphin có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể gồm:

  • Giảm trầm cảm.
  • Giảm căng thẳng và lo lắng.
  • Tăng lòng tự trọng: Cảm xúc tích cực sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và lạc quan, từ đó làm tăng lòng tự trọng.
  • Giảm cân
  • Endorphin là một hormone tự nhiên trong cơ thể và cũng có khả năng sản sinh trong quá trình hoạt động của con người. Duy trì mức endorphin lý tưởng sẽ giúp bạn có một cơ thể khoan khoái, hạnh phúc hơn.

Câu hỏi 8: Làm cách nào để tăng được Endorphin một cách tự nhiên?

  • Tập thể dục: Làm tăng khả năng giải phóng Endorphin bởi hormone này được kích hoạt thông qua các hoạt động của con người.
  • Cười thoải mái giúp kích thích sản xuất Endorphin, nhiều nghiên cứu chỉ ra lợi ích của tiếng cười đối với sức khỏe, giúp tăng cường sản xuất chất dẫn truyền thần kinh mang tên Endorphin.
  • Làm việc tốt giúp đỡ người khác có thể đem lại cảm giác dễ chịu, sẽ kích hoạt các trung tâm khoái cảm có trong não và cải thiện mức độ Endorphin trong cơ thể.
  • Thiền và yoga: Đem lại cảm giác thư giãn và giảm căng thẳng rõ rệt.
  • Ăn chocolate đen và bột ca cao có chứa chất flavonoid tốt cho não. Khi ăn những thực phẩm này có thể làm tăng Endorphin và tạo ra cảm giác thoải mái.
  • Nghe nhạc: Bản nhạc yêu thích và lắng nghe, thư giãn sẽ mang lại trạng thái tinh thần thoải mái nhờ đó mà giúp não kích thích tăng tiết Endorphin.

Câu hỏi 9: Các triệu chứng của thiếu hụt Endorphin là gì?

  • Nguyên nhân gây ra thiếu hụt endorphin vẫn chưa được xác định rõ. Nếu cơ thể không sản xuất đủ endorphin sẽ gây ra các hiện tượng:
    • Phiền muộn
    • Lo lắng
    • Ủ rũ
    • Nhức mỏi cơ thể
    • Khó ngủ
    • Hành vi bốc đồng.

Câu 10: Stress ảnh hưởng tới cuộc sống như thế nào?

  • Stress khiến người bệnh gặp khó khăn khi đối phó với những rắc rối hàng ngày, ảnh hưởng đến các mối quan hệ và gây bất lợi cho sức khỏe. Bệnh tạo ra cảm giác lo lắng hoặc thất vọng có thể dẫn đến kiệt sức, rối loạn lo âu và trầm cảm. Nếu bị stress cấp tính, chẳng hạn vướng vào một cuộc tranh cãi có thể gây ra các cơn đau tim, rối loạn nhịp tim. Stress mạn tính, làm hệ thống thần kinh tự hoạt động quá mức, có khả năng gây hại cho cơ thể.

Câu 11: Dấu hiệu stress phổ biến là gì?

  •          Đau đầu.                     

             Khó ngủ.                     

             Hay quên.                    

             Lòng bàn tay thường xuyên ra mồ hôi.          

             Nhịp tim tăng nhanh.

  • –      Suy nghĩ tiêu cực.     

  • –      Lo lắng hoặc kích động.

  • –      Khó tập trung.           

  • –      Cáu gắt hoặc tức giận.

  • –      Chóng mặt.               

  • –      Mệt mỏi.

  •  –     Ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Câu 12: Biện pháp giãm stress

  • Hầu
    hết các trường hợp, điều trị hoàn toàn hiệu quả. Một số khác có thể kéo dài và
    trở thành mạn tính, việc điều trị hoàn toàn có thể giảm bớt những cảm xúc tiêu
    cực. Và một vài lời khuyên sau đây có thể giúp bạn có một sống đầy đủ và hạnh
    phúc hơn:


    Tập thể dục: Tập thể dục không chỉ mang lại
    lợi ích về sức khỏe thể chất
    , là cách giảm stress hiệu
    quả.
    Nên đặt mục tiêu tập thể dục 30 phút/ngày và thử sức một
    số loại hình thể thao như yoga,
    bodyjam, bodycombat, bodybalance, bodypum,… Đặc biệt, khi
    tập thể dục cơ thể sẽ giải phóng endorphin giúp cảm thấy dễ chịu và tích cực
    hơn.


    Giúp đỡ người khác là một
    cách để cảm thấy thoải mái và yêu đời hơn. 


    Ghi
    nhận điều tích cực
    : Tìm kiếm và ghi nhận những điều
    tích cực xung quanh mình.


    Kiểm
    soát cảm xúc
    tốt: Mất
    kiểm soát cảm xúc là nguyên nhân chính khiến người bệnh stress và mệt mỏi. Người
    bệnh sẽ không thể giải quyết vấn đề của mình, tình trạng stress trở nên tệ hơn.
    Vì vậy cần kiểm soát cảm xúc hoặc đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để được
    khám và điều trị kịp thời.


    Ngủ không đủ giấc gây mệt mỏi
    và căng thẳng. Vì vậy một giấc ngủ đủ, sâu rất hữu ích để bảo vệ sức khỏe tinh
    thần và thể chất của bạn.


    Chế độ ăn rất quan trọng: Thực
    phẩm giàu chất xơ, chất béo từ trái cây, rau củ, cá béo, ngũ cốc nguyên hạt và
    các loại hạt rất tốt cho cơ thể và tinh thần.


    Thay vì ở một mình, dành nhiều
    thời gian hơn cho gia đình, bạn bè và các mối quan hệ tích cực.


    Dành thời gian cho sở thích
    cá nhân: Nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, chơi với thú cưng hoặc thử một bộ môn
    mới mà bạn có hứng thú.


    Rèn luyện và nâng cao kỹ năng sắp xếp, giải
    quyết vấn đề và một vài kỹ năng khác là cách để giảm bớt những lo lắng, căng
    thẳng thường gặp.

Câu 13. Chi tiết hướng dẫn học và thực hành các kỹ thuật thư giãn

  • Giúp phòng ngừa và giãm stress, rối loạn lo âu, trầm cảm.

    (Vào Youtube gỏ bodybalance hoặc yoga sẽ có hướng dẫn bài tập, tập thiền….)

    6.1 Tập Bodybalane,
    Yoga
    : Giãm stress, các bài tập trên nền nhạc hiện đại giúp cảm giác vui,  

    Các bài tập body balance tập trung toàn bộ cơ thể, kết hợp với các động tác kéo giãn cơ bắp. Body balance mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần cho người tập. Cụ thể, lợi ích

    Giúp tăng sự dẻo dai và thăng bằng cho cơ thể; kiểm soát hơi thở ổn định; Tăng khả năng phản ứng và tự vệ, cải thiện tư thế, ngăn ngừa nguy cơ đau lưng, đau xương khớp, giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng;

    6.2 Thiền: Thiền là một phương pháp giúp người bệnh xả stress hiệu quả và mang lại sự yên bình trong nội tâm. Việc giữ hơi thở chậm và sâu sẽ giúp cơ thể dịu các phản ứng của stress gây ra. Nếu mới tập thiền, người bệnh hãy dành khoảng 5 – 10 phút và tăng dần thời gian lên.

    6.3 Bài tập hít thở sâu

    Hơi thở là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Nếu thở không đúng cách sẽ gây rối loạn quá trình trao đổi oxy và carbon dioxide. Điều này khiến người bệnh mệt mỏi, lo lắng, hoảng loạn và gặp nhiều triệu chứng rối loạn về thể chất và tinh thần . Vì vậy, người bệnh hãy thử các bài tập hít thở sâu để đưa cơ thể vào trạng thái thư giãn và giúp não bộ xả stress. Bài tập hít thở sâu:

    • Hít và đưa không khí vào sâu trong phổi thông qua đường mũi.
    • Thở từ từ ra thông qua đường miệng.
    • Hít và thở nhẹ nhàng, đều đặn theo nhịp đếm từ 1 – 5.
    • Thực hiện bài tập thở này trong vòng 5 phút.

    6.4 Liệu pháp cười

    Khi bạn cười sẽ cảm thấy tâm trạng dễ chịu hơn, tinh thần thư giãn và sức khỏe cũng trở nên tốt hơn. Liệu pháp cười không điều trị được bệnh stress mà hỗ trợ cơ thể làm dịu các phản ứng stress gây ra. Vì vậy, bạn hãy thư giãn bằng những câu chuyện cười, phim hài hoặc chơi với bạn có tính hài hước, tích cực sẽ giúp tâm trạng tốt hơn.

    Tâm sự với người thân, bạn bè sẽ giúp tâm trạng của bản thân được xả stress và suy nghĩ trở nên tích cực.

    6.5 Liệu pháp nói chuyện dài hạn

    Khi stress rất dễ nổi nóng, khó chịu và thậm chí có thể cô lập bản thân khiến bản thân càng stress hơn. Thay vào đó, bạn hãy tâm sự với người thân, bạn bè sẽ giúp tâm trạng của bản thân trở nên tốt hơn. Bởi, khi bạn nói chuyện với mọi người, tâm trí sẽ thư giãn, không tập trung với những điều tiêu cực nữa. Ngoài ra, người lắng nghe bạn tâm sự có thể hỗ trợ, tư vấn hướng giải quyết hoặc giúp nhìn nhận vấn đề tích cực hơn.

    7. Quản lý hành vi

    Biết trang bị cho bản thân những kỹ năng thực tế để đối phó với tình huống khiến bản thân dễ stress. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tâm lý để được khám và hướng dẫn các bài tập quản lý hành vi cho bản thân. Đồng thời, người bệnh cần dành vài phút mỗi ngày thực hành các bài này để xả stress.

    8. Giảm các tác nhân gây stress:

    Giảm các tác nhân gây stress và thay vào đó những hoạt động khác tích cực hơn như dành thời gian thư giãn bên người thân, tập thể dục, nghe nhạc,…

    9. Dành thời gian cho bản thân

    Đa phần người bệnh stress thường dành nhiều thời gian cho công việc và rất ít khi làm những việc mà bản thân yêu thích. Vì vậy, người bệnh hãy dành vài giờ cuối ngày để trò chuyện, giao lưu với mọi người xung quanh hoặc tập thể dục và thư giãn.

    10. Đặt mục tiêu thử thách bản thân: Việc đặt mục tiêu và thử thách cho bản thân ở mọi tình huống như làm việc, học ngôn ngữ, chơi thể thao,… Cách này khiến năng động, làm việc hiệu quả. Sau khi đạt được mục tiêu, trở nên tự tin và giảm bớt stress cho bản thân.

    11. Thử phản hồi sinh học

    Liệu pháp phản hồi sinh học được tiến hành bằng cách dùng các thiết bị điện tử để giúp người bệnh kiểm soát các chức năng trong cơ thể: Đồng hồ ghi nhận hoạt động của nhịp tim, nhịp thở huyết áp, giấc ngủ, uống đủ nước, calo hoạt động cơ thể…. Khi stress, thông số thay đổi, các bác sĩ sẽ căn cứ vào điều này để hướng dẫn người bệnh một số bài tập thư giãn và cách giảm stress hiệu quả.

    12. Kết nối với mọi người: Là một cách giảm stress hiệu quảgiúp cảm nhận được sự thân thuộc và giá trị của bản thân. Việc chia sẻ cảm xúc và những trải nghiệm tích cực cho mọi người, sẽ nhận được lời khuyên, hỗ trợ từ mọi người. Một số cách giúp xây dựng mối quan hệ với mọi người:

    • Dành thời gian sinh hoạt và ăn tối cùng gia đình.
    • Sắp xếp một ngày đi chơi với bạn bè.
    • Dành thời gian trò chuyện với mọi người xung quanh thay vì dùng điện thoại, TV,.. liên tục
    • Tham gia hoạt động tình nguyện.
    • Tận dụng công nghệ, mạng xã hội để giữ liên lạc với mọi người.

    13. Ngủ đủ giấc

    Ngủ đủ giấc rất quan trọng với sức khỏe thể chất và tinh thần. Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi, thư giãn, trẻ hóa và đảo ngược các tác động tiêu cực do stress gây ra. Mất ngủ gây ảnh hưởng đến tâm trạng, mức năng lượng, sự tập trung và hoạt động
    hàng ngày. Vì vậy, nếu không ngủ được, người bệnh hãy thử một số cách sau:

    • Lên lịch ngủ: ngủ và dậy vào đúng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần.
    • Đảm bảo giường, gối,…và môi trường xung quanh giúp cơ thể nằm thoải mái.
    • Giữ nơi ngủ tối và yên tĩnh.
    • Nghe nhạc thư giãn.
    • Hạn chế dùng các thiết bị điện tử như TV, máy tính và điện thoại trước khi ngủ.
    • Không tập thói quen dùng thuốc ngủ.
    • Tránh ăn quá nhiều hoặc món khó tiêu, caffeine và rượu trước khi ngủ.
    • Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn 30 phút/ ngày, không tập trước khi ngủ 2 – 3 tiếng.

    14. Quản lý thời gian hiệu quả hơn thời gian dành cho công việc, cần dành thời gian thư giãn cho bản thân như tập thể dục, giải trí, làm những việc mình yêu thích và ăn uống, sinh hoạt bên gia đình, bạn bè.

    15. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi: Việc chấp nhận những điều không thể thay đổi và tập trung vào những việc tích cực hơn để xả stress.

    16. Tránh những thói quen: Hạn chế dùng rượu, bia, thuốc lá để xả stress.

    17. Bác sĩ tâm lý: Khám, tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp với tình trạng
    của bản thân.

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172