Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng

Thông tin chung

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

Tên ngành đào tạo: Tài chính ngân hàng
Mã ngành: 9340201
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Trình độ đào tạo: Tiến sĩ

Mục tiêu Đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình được thiết kế nhằm đào tạo tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng là những người có kiến thức chuyên sâu về kinh tế tài chính ngân hàng, có phương pháp tư duy khoa học, có khả năng phát hiện, phân tích đánh giá các vấn đề mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có khả năng luận giải mới các kiến thức chuyên sâu, hiện đại về tài chính ngân hàng.

Chương trình nhằm đào tạo Tiến sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng là người có năng lực chuyên môn và kĩ năng nghiên cứu độc lập; có khả năng tổ chức, thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, hoạch định chính sách, trở thành các chuyên gia cấp cao trong việc phân tích, tư vấn, phản biện và thực thi chính sách kinh tế hoặc các nhà lãnh đạo hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.

1.2. Mục tiêu cụ thể

      Chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng nhằm đào tạo các nhà khoa học giảng dạy và làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, các nhà nghiên cứu làm việc ở các Viện nghiên cứu, các chuyên gia phân tích, hoạch định chính sách tài chính của các cơ quan quản lý Nhà nước,. Song song đó chương trình cũng nhằm đào tạo, các chuyên gia tài chính của các NHTM, công ty Tài chính, công ty Chứng khoán, công ty Bảo hiểm với các mục tiêu cụ thể sau:

+ Về kiến thức

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, tiến sĩ ngành Tài chính – Ngân hàng được trang bị phương pháp tư duy khoa học, phương pháp nghiên cứu hiện đại, có khả năng viết và trình bày các báo cáo khoa học một cách chuyên nghiệp, có khả năng phát hiện,phân tích, đánh giá sự tương tác giữa các nhân tố trong lĩnh vực kinh tế tài chính ngân hàng, trên cả cách tiếp cận vi mô và vĩ mô.

Đối với các nhà hoạch định chính sách, chương trình học sẽ cung cấp các kỹ năng, kiến thức dự báo, phân tích, hoạch định, phản biện chính sách để có thể vận dụng hiệu quả trong việc xây dựng và hoạch định chính sách trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Đối với các nhà nghiên cứu, tư vấn sẽ được trang bị các kĩ năng phản biện, lập luận và tư duy khoa học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, từ đó, nâng cao năng lựcnghiên cứu, tư vấn, phản biện, có khả năng nghiên cứu độc lập hoặc tổ chức nghiên cứu các đề tài, dự án nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Đối với các lãnh đạo doanh nghiệp, ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khả năng áp dụng các kiến thức, phương pháp luận, kĩ năng tư duy khoa học để vận dụng một cách hiệu quả vào các quyết định quản lí tại doanh nghiệp.

Đối với các giảng viên đại học sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu, các lý thuyết mới về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng đương đại cũng như phương pháp tiếp cận công nghệ tài chính ngân hàng hiện đại trong thực tiễn. Giảng viên là tiến sĩ tài chính ngân hàng được trang bị phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, đủ sức trở thành các chủ nhiệm đề tài khoa học các cấp, là người hướng dẫn khoa học trong đào tạo trình độ trên đại học, là giảng viên có chuyên môn sâu đầu đàn của các cơ sở đào tạo đại học.

+ Về phẩm chất, trách nhiệm

Hình thành một đội ngũ chuyên gia tài chính, ngân hàng cao cấp, có ý thức phục vụ cộng đồng, có phẩm chất chính trị đạo đức, tôn trọng và chấp hành pháp luật Nhà nước Việt nam và các thông lệ Quốc tế.

Rèn luyện bản lĩnh độc lập, năng lực nghiên cứu sáng tạo. Có sự trung thực, ngay thẳng, liêm chính trong nghiên cứu khoa học.

Chuẩn đầu ra

2.1. Về kiến thức

2.1.1. Kiến thức chuyên ngành

Trên cơ sở khối kiến thức chuyên ngành các môn học chuyên ngành được thiết kế giúp người học có kiến thức thực tế và lý thuyết tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, có kỹ năng ,tổng hợp, phân tích, luận giải để giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. Có khả năng tư duy sáng tạo, nghiên cứu độc lập, độc đáo để hình thành tri thức khoa học về tài chình ngân hàng.

2.1.2 Kiến thức chuyên đề tiến sĩ

Vận dụng sáng tạo, tổng hợp, phân tích và đánh giá một số khía cạnh của một vấn để chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được lựa chọn, phù hợp với hướng nghiên cứu của Luận án.

Chuyên đề tiến sĩ phải thể hiện được quan điểm nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh, cách thức giải quyết vân đê nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tính mới của nội dung  nghiên cứu hay cách giải quyết vấn đê nghiên cứu.

2.1.3. Yêu cu đi với luận án

  • Nghiên cứu, sáng tạo và đưa ra được một vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vựctài chínhngân hàng chưa được công bố trước đó.
  • Luận án phải thể hiện được tính logic giữa các phương pháp nghiên cứu của nghiên cứu sinh với các kết quả nghiên cứu, tính mới của kết quả nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu sinh về lý luận thực tiên.

Yêu cu v số lượng và chất lượng của các công trình khoa học sẽ công bố:

  • Nghiên cứu sinh được tham gia cần có ít nhất 2 bài báo khoa học trên tạp chí chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng trong thời gian đào tạo. Bài báo phải thể hiện được tính mới trong kết quả nghiên cứu và có nội dungphù hợp với chủ đê nghiên cứu của Luận án.
  • Nghiên cứu sinh được khuyến khích tham gia seminar, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế về chủ đề liên quan đến chủ đề nghiên cứu của Luận án.

2.2. Về knăng

2.2.1. K năng cứng

  • Kỹ năng tư duy lý luận, phân tích và tổng hợp của nghiên cứu sinh
  • Kỹ năng truyền bá, phổ biến tri thức khoa học, thể hiện năng lực sáng tạo.
  • Kỹ năng thiết lập mạng lưới hợp tác trong và ngoài nước về quản lý, điều hành các hoạt đông chuyên môn thuộc ngành tài chính ngân hàng.
  • Phát hiện và xử lý các vấn đề tài chính ngân hàng nảy sinh về lý thuyết và đặc biệt trong hoạt động thực tiễn của ngành tài chính ngân hàng để có thể có những đóng góp mới vào việc bồ sung, phát triển lý luận vê tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, giúp cho nghiên cứu sinh có thể làm việc độc lập và sáng tạo, cónăng lực tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và thực tiễn trong lĩnh vựcchuyên môn của mình.
  • Phân tích, đánh giá và dự báo có luận cứ khoa học về những thay đổi của thịtrường tài chính, tiền tệ cũng như môi trường hoạt động kinh doanh của các định chếtài chính.
  • Khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập và làm việc theo nhóm.
  • Sáng tạo và ứng dụng các lý luận, phát huy các kinh nghiệm của bản thântrong việc phân tích và xử lý các tình huống nghiên cứu và thực tiễn trong lĩnh vực tàichính ngân hàng.

2.2.2. Knăng mm

  • Có kỹ năng viết và thuyết trình, giảng giải các nghiên cứu kinh tế một cáchchuyên nghiệp.
  • Có khả năng tự định hướng và dẫn dắt chuyên môn, đưa ra các kết luận, các khuyến cáo khoa học mang tính chuyên gia
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt, giao tiếp và sử dụng được tiếng Anh chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn với trình độ tối thiểu tương đương TOEFL iBT 45 trở lên hoặc IELTS 5.5 trở lên

–  Phác thảo mô hình, phân tích định lượng dựa trên các phần mềm như SPSS, Eviews hoặc STATA

2.3. Những ví trí công tác mà người học có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

  • Nhóm 1: Chuyên gia hoạch định chính sách, cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước, Ủy ban chứng khoán,Tổng cục thuế, Hải quan, Kho bạc…).
  • Nhóm 2: Nghiên cứu viên và giảng viên trong lĩnh vực tài chính ngân hàng làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng

Nhóm 3: Chuyên gia tài chính – ngân hàng cao cấp làm việc tại các doanh nghiệp, các định chế tài chính (như ngân hàng thương mại, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, công ty XKK, SX, TM, DV)

Khối lượng Kiến thức toàn khóa

3.1. Đi với NCS có bằng thạc sĩ Chuyên ngành đúng hoặc phù hợp:

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 90 tín chỉ, trong đó:

– Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ

+ Các học phần tiến sĩ: 09 tín chỉ

  • Bắt buộc: 6 tín chỉ
  • Tự chọn: 2 tín chỉ

+ Tiếng Anh học thuật nâng cao: 3 tín chỉ

+ Chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ

– Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ

3.2. Đối với nghiên cứu sinh có bng thạc sĩ chuyên ngành gần

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 98 tín chỉ, trong đó:

– Các học phần bổ sung kiến thức: 8 tín chỉ

  • Bắt buộc: 6 tín chỉ
  • Tự chọn: 2 tín chỉ

– Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ

+ Các học phần tiến sĩ: 9 tín chỉ

  • Bắt buộc: 6 tín chỉ
  • Tự chọn: 2 tín chỉ

+ Tiếng Anh học thuật nâng cao: 3 tín chỉ

+ Chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ

– Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ

3.3. Đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ         

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 127 tín chỉ, trong đó:

– Khối kiến thức bổ sung: 37 tín chỉ

+ Khối kiến thức chung (bắt buộc): 7 tín chỉ

+ Khối kiến thức nhóm chuyên ngành: 11 tín chỉ

  • Bắt buộc: 8 tín chỉ
  • Tự chọn: 3 tín chỉ

+ Khối kiến thức chuyên ngành: 19 tín chỉ

  • Bắt buộc: 12 tín chỉ
  • Tự chọn: 7 tín chỉ

– Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan: 20 tín chỉ

+ Các học phần tiến sĩ: 9 tín chỉ

  • Bắt buộc: 6 tín chỉ
  • Tự chọn: 2 tín chỉ

+ Tiếng Anh học thuật nâng cao: 3 tín chỉ

+ Chuyên đề tiến sĩ: 6 tín chỉ

+ Tiểu luận tổng quan: 2 tín chỉ

– Luận án tiến sĩ: 70 tín chỉ

Kế hoạch Đào tạo

5.1 Thời gian đào tạo:

+ Đối với NCS có bằng thạc sĩ: 03 (ba) năm tập trung liên tục

+ Đối với NCS học từ bậc cử nhân: 04 (bốn) năm tập trung liên tục

5.2. Khung kế hoạch đào tạo:

5.2.1. Khung chương trình đào tạo nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc phù hợp.

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

 

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

 

I

Phần 1: Các học phần, chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận tổng quan

1.1

Các học phần tiến sĩ

09

 

 

 

 

1.1.1

Các học phần bắt buộc

9

 

 

 

 

1

 

Các công cụ chủ yếu trong nghiên cứu khoa học kinh tế

3

45

     

2

 

Lý thuyết tiền tệ ngân hàng chuyên sâu và các vấn đề đương đại

2

30

     

3

 

Lý thuyết tài chính chuyên sâu và các vấn đề đương đại

2

30

     

1.1.2

Các học phần tự chọn (chọn 1 trong 3HP)

2/6

 

 

 

 

4

 

Quản trị rủi ro ngân hàng thương mại hiện đại (theo thông lệ quốc tế)

2

30

     

5

 

Chuyển giá và chống chuyển giá trong hoạt động tài chính

2

30

     

6

 

Các chuyên đề kinh tế xã hội cần quan tâm.

2

30

     

1.2

Ngoại ngữ học thuật nâng cao

3

 

 

 

 

7

 

Tiếng Anh học thuật nâng cao

3

45

     

1.3

Các chuyên đề tiến sĩ

6

 

 

 

 

8

 

Chuyên đề tự chọn 1

2

   

30

 

9

 

Chuyên đề tự chọn 2

2

   

30

 

10

 

Chuyên đề tự chọn 3

2

   

30

 

1.4

Tiểu luận tổng quan

2

 

 

30

 

II

Phần 2: Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu sinh xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tổ chức triển khai và công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án trên các tạp chí chuyên ngành dưới sự hướng dẫn của các hướng dẫn khoa học.

III

Phần 3: Luận án tiến sĩ

11

 

Luận án tiến sĩ

70

       

 

 

Tổng cộng

90

 

 

 

 

5.2.2. Khung chương trình dành cho nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ chuyên ngành gần

Ngoài việc thực hiện chương trình đào tạo 90 tín chỉ của các học phần Tiến sĩ, NCS có bằng thạc sĩ các chuyên ngành gần với Tài chính – Ngân hàng còn phải bổ sung các học phần của chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng gồm 8 tín chỉ như sau:

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

 

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

 

I

Phần 1: Khối kiến thức bổ sung

1.1

Học phần bắt buộc

6

 

 

 

 

1

 

Tài chính, tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính

3

45

     

2

 

Tài chính doanh nghiệp nâng cao

3

45

     

1.2

Các học phần tự chọn

2/6

 

 

 

 

3

 

Tài chính quốc tế

2

30

     

4

 

Tài chính phái sinh

2

30

     

5

 

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại nâng cao

2

30

     

Cộng

08

5.2.3. Khung chương trình cho nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sĩ

Chương trình học gồm 2 phần:

Phần 1: Khối kiến thức bổ sung 37 tín chỉ gồm các học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ ngành tài chính – Ngân hàng.

Phần 2: Thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ 90 tín chỉ của ngành Tài chính – Ngân hàng

Chương trình bổ sung kiến thức Các học phần thạc sĩ của NCS học từ cử nhân

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

I

Phần 1: Khối kiến thức bổ sung

1.1

Khối kiến thức chung

7

 

 

 

1

 

Triết học

3

45

   

2

 

Tiếng anh cơ bản

4

60

   

1.2

Khối kiến thức cơ sở

12

 

 

 

1.2.1

Các học phần bắt buộc

9

 

 

 

3

 

Tiếng anh học thuật

3

45

   

4

 

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

45

   

5

 

Phương pháp định lượng trong kinh tế

3

45

   

1.2.2

Các học phần tự chọn

3/6

 

 

 

6

 

Kinh tế phát triển

3

45

   

7

 

Thống kê kinh tế

3

45

   

1.3

Khối kiến thức chuyên ngành

18

 

 

 

1.3.1

Các học phần bắt buộc

12

 

 

 

8

 

Tài chính, tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính

3

45

   

9

 

Quản trị ngân hàng thương mại nâng cao

3

45

   

10

 

Tài chính doanh nghiệp nâng cao

3

45

   

11

 

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại nâng cao

3

45

   

1.3.2

Các học phần tự chọn

6/12

 

 

 

12

 

Tài chính quốc tế

2

30

   

13

 

Tài chính phái sinh

2

30

   

14

 

Kế toán, kiểm toán ngân hàng

2

30

   

15

 

Đầu tư tài chính

2

30

   

16

 

Quản trị rủi ro trong các định chế tài chính

2

30

   

17

 

Tài chính doanh nghiệp quốc tế

2

30

   

Cộng

 37

2.3 Kế hoạch đào tạo

STT

học phần

Tên học phần

Số tín

chỉ

 

Ghi chú

 
 

NĂM 1

12

 

 

1

 

Tiếng Anh học thuật nâng cao

3(3,0,6)

   

2

 

Các công cụ chủ yếu trong nghiên cứu khoa học Kinh tế tài chính

3(3,0,6)

   

3

 

Lý thuyết tiền tệ ngân hàng chuyên sâu và các vấn đề đương đại

2(2,0,4)

   

4

 

Lý thuyết tài chính chuyên sâu và các vấn đề đương đại

2(2,0,4)

   

Chọn 1 trong 3 học phần

2

   

1

 

Các chuyên đề kinh tế xã hội cần quan tâm

2(2,0,4)

   

2

 

Quản trị rủi ro ngân hàng hiện đại (theo thông lệ quốc tế)

2(2,0,4)

   

3

 

Chuyển giá và chống chuyển giá trong hoạt động tài chính

2(2,0,4)

   

NĂM 2

8

 

 

1

 

Tiểu luận tổng quan

2 (2,0,4)

   

Các chuyên đề tiến sĩ liên quan vấn đề nghiên cứu của luận án

6

   

1

 

Chuyên đề 1

2 (2,0,4)

   

2

 

Chuyên đề 2

2 (2,0,4)

   

3

 

Chuyên đề 3

2 (2,0,4)

   

NĂM 3

70

   

1

 

Luận án tiến sĩ

70 (70,0,140)

   
 

Tổng số tín chỉ

     90

 

 

Tuyển sinh

4.1 Phương án tuyển sinh: Thí sinh dự tuyển đào tạo Tiến sĩ được đánh giá:

+ Đánh giá qua hồ sơ dự tuyển

+ Đánh giá qua buổi xét tuyển (quá trình trình bày và trả lời của thí sinh trước Hội đồng xét tuyển)

+ Đối với thí sinh thi tuyển từ bậc cử nhân thì ngoài phần xét tuyển như trên, thí sinh phải đạt các môn trong kỳ thi tuyển sinh thạc sĩ với các môn thi đã quy định trong mục

Về văn bằng và công trình đã công b

+ Có bằng thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc phù hợp hoặc gần chuyên ngành Tài chính Ngân hàng

+ Có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành Tài chính – Ngân hàng loại giỏi trở lên

+ Có ít nhất một bài báo công bố trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu các hội nghị, hội thảo khoa học trước khi nộp hồ sơ dự thi. Nội dung các bài báo phải phù hợp với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng và liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu

+ Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ:

Đáp ứng khoản 2, điều 7 trong quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ ban hành theo thông tư số: (Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT về “Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ Tiến sĩ”  ngày 28 tháng 06 năm 2021 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)

Điều kiện về thâm niên công tác

Người dự thi vào chương trình đào tạo tiến sĩ cần có ít nhất 2 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành đăng ký dự thi (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trừ trường hợp được chuyển tiếp sinh.

4.2. Đối tượng tuyển sinh 

4.2.1. Đối tượng từ thạc sĩ

+ Thạc sĩ đúng chuyên ngành tài chính – Ngân hàng

+ Thạc sĩ tốt nghiệp các chuyên ngành gần như: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Thương mại, Marketing, quản lý và phân tích thông tin kinh tế….và các ngành khác thuộc khối ngành Kinh tế: NCS phải hoàn tất học bổ sung kiến thức các học phần phù hợp chuyên ngành tài chính – Ngân hàng sau khi trúng tuyển

4.2.2 Đối tượng từ cử nhân

Cử nhân tốt nghiệp loại giỏi đúng chuyên ngành tài Chính – Ngân hàng

Kết hợp thi tuyển và xét hồ sơ chuyên môn. Các môn thi bao gồm các môn thi tuyển vào Cao học ngành Tài chính Ngân hàng của ĐH Quốc tế Hồng Bàng

+ Môn thi chuyên ngành: Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ

+ Môn thi cơ sở: Kinh tế học

+ Môn Ngoại ngữ: Tiếng Anh

4.3. Yêu cầu đối với người tốt nghiệp:

4.3.1 Đối với NCS có bằng thạc sĩ

+ Hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ theo các quy định và điều kiện của trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

+ Công bố ít nhất 2 bài báo liên quan kết quả nghiên cứu của Luận án TS trong đó phải có 1 bài đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục các tạp chí ISI-Scopus hoặc 2 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỹ yếu hội thảo quốc tế có phản biện hoặc 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện.

+ Bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (cấp cơ sở và cấp nhà nước) theo đúng các yêu cầu và quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo

4.3.2 Đối với NCS từ bậc cử nhân

Ngoài các điều kiện của mục 1.2.2, NCS còn phải hoàn thành chương trình các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.

4.4. Danh mục các ngành đúng, ngành gần

Stt Ngành đúng
1 Tài chính Ngân hàng
2 Tài chính
Stt Ngành gần
1 Kinh tế học
2 Kinh tế chính trị
3 Kinh tế đầu tư
4 Kinh tế phát triển
5 Kinh tế quốc tế
6 Quản lí kinh tế
7 Quản trị kinh doanh
8 Kinh doanh thương mại
9 Quản trị nhân lực
10 Kế toán- Kiểm toán
11 Bảo hiểm

4.5. Danh mục các học phần bổ sung

 

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

I

Phần 1: Khối kiến thức bổ sung

1.1

Học phần bắt buộc

6

 

 

 

1

 

Tài chính, tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính

3

45

   

2

 

Tài chính doanh nghiệp nâng cao

3

45

   

1.2

Các học phần tự chọn

2/6

 

 

 

3

 

Tài chính quốc tế

2

30

   

4

 

Tài chính phái sinh

2

30

   

5

 

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại nâng cao

2

30

   

Cộng

08

Liên hệ Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học

– Điện thoại: 028.7308.3456 (ext: 3440) – 0932 580 939
– Email: saudaihoc@hiu.vn
– Website: https://hiu.vn/gioi-thieu/cac-khoa-va-phong/phong/phong-quan-ly-dao-tao-sau-dai-hoc/

Đăng ký Tư vấn Tuyển Sinh