Tạp chí Khoa học trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Kính thưa Quý tác giả và các độc giả kính mến!

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đa ngành nghề, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Gắn liền với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học luôn được Nhà trường quan tâm. Được sự chấp thuận của Ban Tuyên giáo Trung ương, ngày 23 tháng 8 năm 2022 Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp Giấy phép xuất bản báo chí in số 429/GP-BTTTT cho phép Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng xuất bản Tạp chí Khoa học, đồng thời cũng được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế ISSN 2615-9686 cho Tạp chí Khoa học của Trường.

Vào ngày 08/11/2021, theo Quyết định số 26/QĐ-HĐGSNN của Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước về việc phê duyệt Danh mục Tạp chí Khoa học được tính điểm năm 2021, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã được HĐGSNN công nhận điểm Ngành Kinh tế là 0,25 điểm. Sự công nhận này đã khẳng định được chất lượng và hàm lượng khoa học của Tạp chí Khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã công bố trong thời gian qua.

Tạp chí Khoa học ra đời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, trao đổi, giới thiệu các thành tựu khoa học, kỹ thuật của Nhà trường và các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học có liên quan, tiếp theo đó đã khẳng định kết quả đáng phấn khởi của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng trong lĩnh vực đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ.

Hướng tới, Tạp chí mong muốn nhận được nhiều hơn nữa các bài viết mới với nhiều chủ đề đa dạng hơn, và phong phú hơn, các bài báo trao đổi học thuật, đưa ra các vấn đề tranh luận mang tính chất thời sự nhằm thúc đẩy tiếp tục công cuộc đổi mới nhiều mặt ở Việt Nam.

Để xứng đáng với sự tin cậy của quý độc giả và đáp ứng với nhiệm vụ của Tạp chí, chúng tôi rất mong nhận được bài viết khoa học của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đang giảng dạy trong Trường; các học viên cao học, các nghiên cứu sinh, sinh viên của Nhà trường và các cơ sở đào tạo trong nước, cũng như các nhà khoa học ở khắp vùng miền.

Tạp chí Khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả, các nhà khoa học đã gửi bài tham gia tạp chí và luôn mong muốn tiếp tục đón nhận sự cộng tác nhiệt tình của quý vị.

Kính chúc Quý tác giả và các độc giả sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Trân trọng.

TẠP CHÍ SỐ MỚI NHẤT

Thư mời viết bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm học 2023-2024

Thư mời viết bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm học 2023-2024

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng kính gửi đến Quý Thầy/Cô lời chúc sức khỏe và cám ơn Quý…

Read more
Thư mời viết bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm học 2022-2023

Thư mời viết bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm học 2022-2023

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng kính gửi đến Quý Thầy/Cô lời chúc sức khỏe và cám ơn Quý…

Read more
Thư mời viết bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học  Đại học Quốc tế Hồng Bàng Quý II năm 2022

Thư mời viết bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng Quý II năm 2022

Kính gửi: Quý Thầy/Cô Hội đồng Biên tập Tạp chí Khoa học HIU trân trọng kính mời Quý Thầy/Cô tham gia…

Read more

TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS Thái Bá Cần

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
GS.TS.BS Phạm Văn Lình

PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGS.TS Lê Khắc Cường
PGS.TS.BS Lâm Hoài Phương

THÀNH VIÊN
TS. Đỗ Mạnh Cường
PGS.TS Trần Thị Trung Chiến
GS.TS.BS Hoàng Tử Hùng
PGS.TS Nguyễn Phương Dung
PGS.TS Trần Anh Vũ
PGS.TS Hà Thị Anh
PGS.TS Nguyễn Thị Hồng
PGS.TS Đỗ Văn Nhơn
PGS.TS Lương Thị Ánh Ngọc
PGS.TS.DS Nguyễn Thị Ngọc Vân
PGS.TS Đinh Thanh Huề
PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn
PGS.TS Trần Thuỷ Vịnh
TS.BS Huỳnh Tấn Tiến
TS.BS Nguyễn Thành Đức
TS.BS Trần Thành Vinh
TS. Đỗ Xuân Biên
TS. Mai Thị Trúc Ngân
TS. Đỗ Chiếm Tài
ThS. Huỳnh Thị Kim Tuyết

BAN BIÊN TẬP
PGS.TS Lê Khắc Cường
PGS.TS.BS Lâm Hoài Phương
PGS.TS Trần Thuỷ Vịnh
PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy
TS. Nguyễn Chí Thanh
TS. Trần Vinh
TS. Đỗ Xuân Biên
TS. Trần Văn Hùng
TS. Đỗ Chiếm Tài
ThS. Huỳnh Thị Kim Tuyết

THƯ KÝ TÒA SOẠN
TS. Đỗ Chiếm Tài
ThS. Huỳnh Thị Kim Tuyết

CÁN BỘ KỸ THUẬT
ThS. Nguyễn Thị Thúy Hồng
CN. Trương Hoàng Giỏi

THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI, KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, KINH TẾ - QUẢN LÝ

THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
(LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI, KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ, KINH TẾ – QUẢN LÝ)

A. NỘI DUNG BÀI VIẾT
1. Giới thiệu về những thành tựu khoa học, sáng kiến, kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
2. Công bố các kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ;
3. Phổ biến kinh nghiệm quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong và ngoài trường;
4. Giới thiệu về văn hóa đặc thù của các dân tộc trong và ngoài nước;
5. Giới thiệu các khám phá trong lĩnh vực Khoa học Xã hội, Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ, Kinh tế – Quản lý trong và ngoài nước.

B. TRÁCH NHIỆM CỦA TÁC GIẢ
1. Tác giả phải bảo đảm bài gửi đăng Tạp chí Khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng là chưa được đăng/công bố trong những tạp chí, ấn phẩm giấy hoặc điện tử khác. Ban biên tập không gửi trả bản thảo của những bài không đăng.
2. Tác giả không được gửi đăng bài báo trên các tạp chí khác cho đến khi có quyết định xét duyệt cuối cùng là «Không chấp nhận đăng» của Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
3. Nếu bài báo là của một nhóm tác giả, trong bài gửi đăng cho Ban biên tập thì cần cho biết: ai là tác giả liên hệ chính (corresponding author).

C. THỂ LỆ BÀI VIẾT
C1. Yêu cầu bài viết
1. Bài viết được trình bày từ 6 đến 8 trang giấy khổ A4, đánh máy vi tính trên phần mềm MS Word, bảng mã Unicode, font chữ Times New Roman, cỡ chữ 11.5.
2. Định dạng bài báo: lề trên: 25mm, lề dưới: 23mm, lề trái: 25mm, lề phải: 15mm; cách dòng (line spacing): single, spacing before: 0pt, spacing after: 8pt.
3. Các công thức Toán, Lý, Hóa,…. dùng phần mềm MathType, ChemBioDraw,… số thứ tự của các công thức đánh phía bên phải.
4. Các bảng, hình ảnh và biểu đồ phải có tên. Chất lượng hình ảnh phải tốt và biểu đồ phải rõ. Kích thước hình ảnh không quá 7x14cm, được định dạng PNG, JPG, WMF. Tên hình ảnh và biểu đồ đều được gọi là “Hình” và được đặt ở phía dưới. Tên bảng đặt ở phía trên. Hình ảnh và bảng đều phải đánh số thứ tự. Trường hợp tác giả sử dụng biểu đồ, mà biểu đồ được chuyển vào Word từ phần mềm MS Excel, tác giả bắt buộc phải chuyển cả file data (là file Excel) của biểu đồ cho Ban Biên tập khi chuyển bài gửi đăng.

C2. Cấu trúc bài báo
1. Tên bài báo (Title): Tiêu đề bài báo bao gồm tiếng Việt và tiếng Anh; tiêu đề phải thể hiện được rõ ràng và ngắn gọn, cỡ chữ: 22, in đậm, không quá 20 từ.

2. Họ tên tác giả hoặc nhóm tác giả: Ghi nhận ngay bên dưới tiêu đề bài, cần ghi nhận đầy đủ họ và tên, học hàm, học vị của tất cả các tác giả bài báo (không sử dụng cụm từ “và cộng sự”), cùng tên cơ quan/đơn vị công tác, email và điện thoại liên hệ (nếu có) của từng tác giả. Tác giả chính và tác giả liên hệ chính (corresponding author) của bài báo cần ghi rõ chức danh, số điện thoại và email để tiện việc liên lạc.
3. Tóm tắt (Abstract): Khoảng 200 – 300 từ, phản ánh khái quát những nội dung chính trong bài viết và thể hiện rõ kết quả, đóng góp, điểm mới của bài báo.
4. Từ khóa (Keywords): 3 – 5 từ đặc trưng cho chủ đề của bài báo.
5. Nội dung bài báo: Bài viết phải đánh dấu rõ các phần:
+ Đặt vấn đề: Tổng quan vấn đề nghiên cứu; sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu, nội dung chính mà bài báo sẽ tập trung giải quyết.
+ Tổng quan nghiên cứu: trình bày rõ tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết liên quan; khung lý thuyết hoặc khung phân tích sử dụng trong bài báo;
+ Phương pháp nghiên cứu: tác giả có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính hoặc định lượng hoặc cả hai, trong đó cần thể hiện mô hình và các giả thiết nghiên cứu.
+ Kết quả và thảo luận: Diễn giải, phân tích các kết quả phát hiện mới; rút ra mối quan hệ chung, mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó; đối với một số bài báo mang tính chất tư vấn, phản biện chính sách, ý kiến chuyên gia…thì tập trung đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
+ Kết luận/kiến nghị: đưa ra các kết luận hoặc các kiến nghị dựa theo kết quả nghiên cứu.
+ Các mục, các tiểu mục; đúng văn phong khoa học, tuân theo chính tả hiện hành, sử dụng thuật ngữ và các ký hiệu.
6. Phần cảm ơn (Acknowledge): cần được trình bày ngắn gọn ở phần cuối của bài, trước phần tài liệu tham khảo (nếu có).
7. Tài liệu tham khảo: Chọn lọc không quá 15 tài liệu tham khảo và được lập theo tiêu chuẩn IEEE (tham khảo thêm hướng dẫn theo tiêu chuẩn IEEE tiếng Anh ở IEEE Citation Style Guide).
8. Cam kết của tác giả/nhóm tác giả: (Theo mẫu đính kèm).

D. BÀI ĐƯỢC ĐĂNG
1. Các bài được đăng phải không có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy.
2. Bài được đăng là những bài hội đủ những tiêu chuẩn và yêu cầu đã hướng dẫn ở những phần trước và được sự chấp thuận của người phản biện và Hội đồng Biên tập. Để thực hiện mục đích này, Ban Biên tập có thể yêu cầu tác giả của bài gửi đăng giải đáp và điều chỉnh tất cả những gì còn thắc mắc trong bài viết.
3. Ban Biên tập chỉ đăng những bài báo trình bày đúng theo quy cách.
________________________________________________________________________________
Thông tin liên hệ: Tác giả gửi cho Ban Biên tập bài báo qua email: journal@hiu.vn
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
Địa chỉ: 215 Điện Biên Phủ, phường 15, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 7308 3456 – Ext: 3617/Hotline: 0912 620 178
Email: journal@hiu.vn
Website: https://tapchikhoahochongbang.vn

THỂ LỆ VIẾT VÀ GỬI BÀI LĨNH VỰC: KHOA HỌC SỨC KHỎE

QUY ĐỊNH BÀI BÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐĂNG TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
(LĨNH VỰC KHOA HỌC SỨC KHỎE)

1. YÊU CẦU VỀ THỂ THỨC BÀI VIẾT
– Bài viết được trình bày từ 6 đến 8 trang giấy khổ A4, cỡ chữ 11.5 (bao gồm cả tài liệu tham khảo, đánh máy vi tính trên phần mềm MS Word, bảng mã Unicode, font chữ Times New Roman).
– Định dạng bài báo: lề trên: 25mm, lề dưới: 23mm, lề trái: 25mm, lề phải: 15mm; cách dòng (line spacing): single, spacing before: 0pt, spacing after: 8pt.
– Các bảng, hình ảnh và biểu đồ phải có tên. Chất lượng hình ảnh phải tốt và biểu đồ phải rõ. Kích thước hình ảnh không quá 7x14cm, được định dạng PNG, JPG, WMF. Tên hình ảnh và biểu đồ đều được gọi là “Hình” và được đặt ở phía dưới. Tên bảng đặt ở phía trên. Hình ảnh và bảng đều phải đánh số thứ tự. Trường hợp tác giả sử dụng biểu đồ, mà biểu đồ được chuyển vào word từ phần mềm MS Excel, tác giả bắt buộc phải chuyển cả file data (là file excel) của biểu đồ cho Ban Biên tập khi chuyển bài gửi đăng.

2. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI BÁO
2.1. Yêu cầu về cấu trúc theo thứ tự bài báo: (1) Tên bài viết (tiếng Việt và tiếng Anh); (2) Tên tác giả/nhóm tác giả và thông tin liên lạc; (3) Tóm tắt (tiếng Việt và tiếng Anh); (4) Từ khóa (tiếng Việt và tiếng Anh); (5) Đặt vấn đề; (6) Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu; (7) Kết quả nghiên cứu; (8) Bàn luận; (9) Kết luận; (10) Lời cảm ơn; (11) Tài liệu tham khảo; (12) Cam kết của tác giả/nhóm tác giả.

2.2. Yêu cầu về nội dung bài báo:
– Tên bài viết (tiếng Việt và tiếng Anh): Ngắn gọn, súc tích, tránh từ viết tắt (cỡ chữ: 22, in đậm, không quá 20 từ).
– Tên tác giả/nhóm tác giả và thông tin liên lạc: Cần thể hiện đầy đủ học hàm, học vị, chức danh và họ tên của tác giả/nhóm tác giả; Địa chỉ công tác, điện thoại, Email. Cần ghi rõ tác giả liên hệ chính (corresponding author) trong bài báo.
– Tóm tắt (tiếng Việt và tiếng Anh): khoảng 200 đến 300 từ.

2.3. Tóm tắt tiếng Việt có cấu trúc như sau:
– Đặt vấn đề;
– Mục tiêu nghiên cứu;
– Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (bao gồm đối tượng, phương pháp và nội dung nghiên cứu chính)
– Kết quả;
– Kết luận;
– Từ khóa: Khoảng 3 đến 5 cụm từ ngắn gọn, có ý nghĩa và liên quan trực tiếp đến bài báo.

2.4. Tóm tắt tiếng Anh có cấu trúc như sau:
– Background;
– Objectives;
– Materials and method;
– Results;
– Conclusion;
– Keywords: Dịch ra từ từ khóa tiếng Việt.

2.5. Nội dung toàn văn gồm 5 phần như sau:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ: phải nêu được tóm tắt tổng quan đối với vấn đề nghiên cứu và
mục tiêu nghiên cứu.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1. Đối tượng nghiên cứu
– Tiêu chuẩn chọn mẫu
– Tiêu chuẩn loại trừ

2.2. Phương pháp nghiên cứu
– Thiết kế nghiên cứu
– Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
– Nội dung nghiên cứu (ghi tóm tắt)

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: phải có nhận xét dưới bảng biểu

4. BÀN LUẬN

5. KẾT LUẬN

2.6. Lời cảm ơn (nếu có): Cảm ơn sự giúp đỡ cá nhân, tập thể, cơ quan hoặc tổ chức đã hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu này.

2.7. Tài liệu tham khảo (TLTK):
– Chọn lọc không quá 15 TLTK. Không sử dụng Website làm TLTK.
– TLTK được trích dẫn đầy đủ trong bài báo theo số (ví dụ [1], [2],…) không theo tên tác giả và năm.
– Tài liệu tham khảo: được lập theo tiêu chuẩn IEEE (tham khảo thêm hướng dẫn theo tiêu chuẩn IEEE tiếng Anh ở IEEE Citation Style Guide).

2.8. Cam kết của tác giả/nhóm tác giả: (Theo mẫu đính kèm)

3. BÀI ĐƯỢC ĐĂNG
1. Các bài được đăng phải không có lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy.
2. Bài được đăng là những bài hội đủ những tiêu chuẩn và yêu cầu đã hướng dẫn ở những phần trước và được sự chấp thuận của người phản biện và Hội đồng Biên tập. Để thực hiện mục đích này, Ban Biên tập có thể yêu cầu tác giả của bài gửi đăng giải đáp và điều chỉnh tất cả những gì còn thắc mắc trong bài viết.
3. Ban Biên tập chỉ đăng những bài báo trình bày đúng theo quy cách.
__________________________________________________________________________
Thông tin liên hệ: Tác giả gửi cho Ban Biên tập bài báo qua email: journal@hiu.vn
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
Địa chỉ: 215 Điện Biên Phủ, phường 15, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 7308 3456 – Ext: 3617/Hotline: 0912 620 178
Email: journal@hiu.vn
Website: https://tapchikhoahochongbang.vn

Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng áp dụng quy trình phản biện kín, nghĩa là người phản biện không được biết thông tin về tác giả bài viết và ngược lại.

Quy trình xét duyệt và đăng bài được mô tả qua sơ đồ sau:

Về tổng thể, quy trình phê duyệt đăng bài của Tạp chí sẽ dựa trên các tiêu chí chính sau (nhưng không giới hạn):

    • Sự phù hợp nội dung bài báo với tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực của Tạp chí;
    • Tính mới, tính cấp thiết;
    • Đóng góp vào lĩnh vực học thuật (lý thuyết, thực hành, phương pháp nghiên cứu);
    • Đóng góp vào thực tiễn;
    • Quy chuẩn thành phần bài báo và kỹ thuật trình bày (đã được yêu cầu trong thể lệ bài viết).

Các bài viết đạt yêu cầu sẽ được trình Ban Biên tập xét duyệt để đăng trên số gần nhất.

BAN BIÊN TẬP TẠP CHÍ KHOA HỌC – TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

Tra cứu tên tạp chí trong danh mục ISI

Danh mục ISI gồm các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Hiện nay, danh mục ISI đã được hầu hết các tổ chức KHCN (viện nghiên cứu, trường đại học) sử dụng làm nguồn tham khảo chính để đánh giá, xếp hạng năng lực nghiên cứu KHCN của một viện, một trường đại học, một nước, một nhân nhà khoa học hay một nghiên cứu sinh. Bài này hướng dẫn cách tra cứu tên các tạp chí trong danh mục ISI.

ISI gì?

ISI là viết tắt của Institute for Scientific Information (Viện Thông tin Khoa học). Viện này do Eugene Garfield sáng lập năm 1960, sau này được công ty Thomson mua lại và hiện nay gọi là Thomson Scientific, một bộ phận thương mại của tập đoàn Reuters. Đây là cơ sở dữ liệu phong phú với hơn 10.000 tạp chí được lựa chọn khách quan và có xử lý của các chuyên gia để phân loại theo các lĩnh vực, trong đó khoa học tự nhiên với hơn 7.100 tạp chí có từ năm 1900 đến nay, khoa học xã hội với hơn 2.100 tạp chí từ năm 1956, nghệ thuật và nhân văn với hơn 1.200 tạp chí từ năm 1975.

ISI đã xếp các tạp chí có uy tín của khoa học tự nhiên vào 2 danh sách: SCI (Scientific Citation Index) và SCIE (Scientific Citation Index Expanded – danh sách SCI mở rộng). Mỗi tạp chí đều có chỉ số ảnh hưởng (Impact Factor – IF) được tính dựa trên số lượng trích dẫn tới các bài báo của tạp chí. Thực tế, trong danh sách ISI không chỉ có các tạp chí bằng tiếng Anh mà còn có cả các tạp chí bằng các thứ tiếng khác, mặc dù không nhiều. Trong danh sách hàng chục ngàn tạp chí SCISCIE, ngoài các các tạp chí xuất bản ở Mỹ, Anh cũng có khá nhiều tạp chí xuất bản ở các nước và khu vực khác nhau trên thế giới.

Tiêu chí đánh giá và thống kê của ISI đã được hầu hết các tổ chức KHCN (viện nghiên cứu, trường đại học) sử dụng làm nguồn tham khảo chính để đánh giá, xếp hạng năng lực nghiên cứu KHCN của một viện, một trường đại học hay một nước. Ngay cả các nhà khoa học ở các nước không nói tiếng Anh như Nga, Pháp, Đức v.v. cũng chấp nhận các tiêu chí này.

Tra cứu tên các tạp chí trong danh mục ISI

Để tra cứu tên các tạp chí trong danh mục ISI, vào trang web sau: Tại đây hoặc Tại đây.

Có thể tra tên tạp chí theo một trong các cách sau đây:

    1. Tra cứu theo tên đầy đủ của tạp chí: Nhập tên đầy đủ của tạp chí vào ô nhập liệu đầu tiên và chọn “Full Journal Title” ở ô lựa chọn tiếp theo.
    1. Tra cứu theo một từ trong tên tạp chí: Nhập chỉ một từ cần tra cứu vào ô nhập liệu đầu tiên và chọn “Title Word” ở ô lựa chọn tiếp theo.
    1. Tra cứu theo mã ISSN của tạp chí: Nhập mã ISSN cần tra cứu vào ô nhập liệu đầu tiên và chọn “ISSN” ở ô lựa chọn tiếp theo

Để biết tạp chí tìm thấy nằm trong danh mục SCI hoặc SCIE, kích chọn mục Coverage nằm ngay dưới tên tạp chí.

Phòng Quản lý Khoa học tổng hợp.

Tra cứu tên tạp chí trong danh mục SCOPUS

Bên cạnh phân loại ISI, nhiều tổ chức xếp hạng thế giới, ví dụ như Tổ chức xếp hạng các cơ sở nghiên cứu khoa học SCIMAGO (http://scimagojr.com) hoặc Tổ chức xếp hạng đại học (QS World University Rankings, http://www.topuniversities.com), …, còn sử dụng cơ sở dữ liệu từ nguồn SCOPUS.

SCOPUS được xây dựng từ tháng 11 năm 2004 và thuộc sở hữu của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan), dành cho thuê bao trực tuyến, có trả phí. Đó là một cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học. SCOPUS có chứa 57 triệu bản tóm tắt, gần 22.000 danh mục từ hơn 5.000 nhà xuất bản, trong đó hơn 30.000 là Tạp chí đánh giá chuyên ngành trong Khoa học, Kỹ thuật, Y tế, Xã hội, Nghệ thuật và Nhân văn.

Để được liệt kê vào danh sách SCOPUS, các tạp chí cũng được lựa chọn nghiêm ngặt. Số lượng tạp chí nằm trong Scopus gần gấp đôi số lượng nằm trong ISI, nhưng không bao gồm tất cả mà chỉ chứa khoảng 70% số lượng của ISI. Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồm các bài báo xuất bản từ năm 1995 trở lại đây. Cách đánh giá chất lượng các tạp chí của SCOPUS cũng dựa vào chỉ số ảnh hưởng IF (Impact factor) hay JIF (Journal Impact Factor), nhưng nội dung website của SCOPUS (http://www.scopus.com) rất tiện ích khi sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tra cứu tài liệu đến đánh giá tình hình nghiên cứu khoa học của các cá nhân và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, …

Danh sách các tạp chí Quốc tế thuộc danh mục SCOPUS:

https://www.elsevier.com/solutions/scopus/content hoặc

https://www.scopus.com/sources.uri?zone=TopNavBar&origin=searchbasic

Phòng Quản lý Khoa học tổng hợp.

Tra cứu Danh mục Tạp chí Khoa học được tính điểm của HĐCDGSNN – Năm 2022

Ngày 6 tháng 07 năm 2022, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước (HĐGSNN) PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, đã ký Quyết định phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2022.

Quyết định số: 42/QĐ-HĐGSNN (Download)

Nguồn: Quyết định số: 42/QĐ-HĐGSNN ngày 06 tháng 07 năm 2022 phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm 2022

DANH MỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM CỦA HĐGSNN-2022

File đính kèm

1. Hội đồng liên ngành Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản

Download

2. Hội đồng ngành Cơ học

Download

3. Hội đồng liên ngành Cơ khí – Động lực

Download

4. Hội đồng ngành Công nghệ Thông tin

Download

5. Hội đồng ngành Dược học

Download

6. Hội đồng liên ngành Điện – Điện tử – Tự động hóa

Download

7. Hội đồng ngành Giao thông Vận tải

Download

8. Hội đồng ngành Giáo dục học

Download

9. Hội đồng liên ngành Hóa học – Công nghệ thực phẩm

Download

10. Hội đồng ngành Khoa học An ninh

Download

11. Hội đồng ngành Khoa học Quân sự

Download

12. Hội đồng liên ngành Khoa học Trái đất – Mỏ

Download

13. Hội đồng ngành Kinh tế

Download

14. Hội đồng ngành Luật học

Download

DANH MỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM CỦA HĐGSNN-2022

File đính kèm

15. Hội đồng ngành Luyện kim

Download

16. Hội đồng ngành Ngôn ngữ học

Download

17. Hội đồng liên ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp

Download

18. Hội đồng ngành Sinh học

Download

19. Hội đồng liên ngành Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học

Download

20. Hội đồng ngành Tâm lý học

Download

21. Hội đồng ngành Thủy lợi

Download

22. Hội đồng ngành Toán học

Download

23. Hội đồng liên ngành Triết học – Xã hội học – Chính trị học

Download

24. Hội đồng liên ngành Văn hóa – Nghệ thuật – TDTT

Download

25. Hội đồng ngành Văn học

Download

26. Hội đồng ngành Vật lý

Download

27. Hội đồng liên ngành Xây dựng – Kiến trúc

Download

28. Hội đồng ngành Y học

Download

Tra cứu Danh mục Tạp chí Khoa học được tính điểm của HĐCDGSNN – Năm 2019

Ngày 10 tháng 07 năm 2019, GS. TS Lê Quang Cường, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước, đã ký Quyết định phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của 28 Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2019.

Quyết định số: 29/QĐ-HĐGSNN (Download tại đây)

Nguồn: Quyết định số: 29/QĐ-HĐGSNN ngày 10 tháng 07 năm 2019 phê duyệt Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm 2019

DANH MỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM CỦA HĐGSNN

File đính kèm

1. Hội đồng liên ngành Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản

Download

2. Hội đồng ngành Cơ học

Download

3. Hội đồng liên ngành Cơ khí – Động lực

Download

4. Hội đồng ngành Công nghệ Thông tin

Download

5. Hội đồng ngành Dược học

Download

6. Hội đồng liên ngành Điện – Điện tử – Tự động hóa

Download

7. Hội đồng ngành Giao thông Vận tải

Download

8. Hội đồng ngành Giáo dục học

Download

9. Hội đồng liên ngành Hóa học – Công nghệ thực phẩm

Download

10. Hội đồng ngành Khoa học An ninh

Download

11. Hội đồng ngành Khoa học Quân sự

Download

12. Hội đồng liên ngành Khoa học Trái đất – Mỏ

Download

13. Hội đồng ngành Kinh tế

Download

14. Hội đồng ngành Luật học

Download

DANH MỤC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐƯỢC TÍNH ĐIỂM CỦA HĐGSNN

File đính kèm

15. Hội đồng ngành Luyện kim

Download

16. Hội đồng ngành Ngôn ngữ học

Download

17. Hội đồng liên ngành Nông nghiệp – Lâm nghiệp

Download

18. Hội đồng ngành Sinh học

Download

19. Hội đồng liên ngành Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học

Download

20. Hội đồng ngành Tâm lý học

Download

21. Hội đồng ngành Thủy lợi

Download

22. Hội đồng ngành Toán học

Download

23. Hội đồng liên ngành Triết học – Xã hội học – Chính trị học

Download

24. Hội đồng liên ngành Văn hóa – Nghệ thuật – TDTT

Download

25. Hội đồng ngành Văn học

Download

26. Hội đồng ngành Vật lý

Download

27. Hội đồng liên ngành Xây dựng – Kiến trúc

Download

28. Hội đồng ngành Y học

Download

Tra cứu Danh mục Tạp chí Khoa học được tính điểm của HĐCDGSNN – Năm 2016 và 2017

  • Danh mục Tạp chí được tính điểm theo quy định của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước năm 2017: Tải tại đây
  • Danh mục Tạp chí được tính điểm theo quy định của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước năm 2016: Tải tại đây

Phòng Quản lý Khoa học tổng hợp.

Các link tra cứu tham khảo thêm, các tạp chí khoa học, các nhà xuất bản uy tín

Các link tra cứu tham khảo:

Ngoài ra, các tác giả cũng có thể tham khảo một số link dưới đây để tra cứu danh mục các tạp chí uy tín của các nhà xuất bản hàng đầu và các trường đại học nổi tiếng trên thế giới:

* Nhà xuất bản Springer: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Elsevier: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Wiley-Blackwell: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Taylor & Francis: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Sage: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Oxford University Press: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Cambridge University Press: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Chicago University Press: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Liverpool University Press: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Emerald: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Macmillan Publishers: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Inderscience Publishers: truy cập vào đây

* Nhà xuất bản Edward Elgar Publishing: truy cập vào đây

Phòng Quản lý Khoa học tổng hợp.

Các cách trích dẫn tài liệu khi viết bài báo khoa học

TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO CHUẨN IEEE TRONG WORD

Làm đề tài, luận văn, luận án và viết bài báo khoa học cần rất nhiều tài liệu tham khảo và trích dẫn. Có một số bạn vẫn sử dụng cách trích dẫn thủ công. Trong khi đó có nhiều công cụ hỗ trợ phổ biến như Citation & Bibliography trong Reference của WordCó rất nhiều chuẩn được mặc định trong Style của Citation & Bibliography. Nhưng có hai chuẩn trích dẫn tài liệu tham khảo phổ biết đó là IEEE dùng trong nghiên cứu cho các ngành khoa học kỹ thuật và APPA dùng trong nghiên cứu cho các ngành khoa học xã hội.

Hôm nay, Ban biên tập Tạp chí Khoa học trình bày cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo chuẩn IEEE trong Micrsoft Word, chủ yếu là 2010 trở lên.

Bước 1: Trong Word các bạn chọn tab References và chọn chuẩn IEEE trong Style

Bước 2: Thêm tài liệu tham khảo

    • Đầu tiên các bạn chọn References → Manage Sources.

    • Nếu tài liệu đã có bên Master List các bạn chọn vào tài liệu đó và chọn Copy để chuyển tài liệu sang Current List.

    • Nếu muốn thêm tài liệu mới các bạn chọn New trong Source Manager.

    • Trong Create Source các bạn chọn Type of Source (kiểu của nguồn tài liệu) và điền thông tin cho tên tác giả (Author), Tiêu đề tài liệu (Title), Năm xuất bản (Year)… sau đó chọn OK.

    • Muốn thêm tài liệu mới các bạn chọn New và tiếp tục thêm, sau khi đã thêm xong các bạn đóng Manage Sources.

Bước 5: Để trích dẫn tài liệu tham khảo, các bạn chọn chuột vào cạnh đoạn văn bản cần trích dẫn và chọn Insert Citation và chọn đến tài liệu cần trích dẫn. Theo chuẩn IEEE nên sau khi trích dẫn xong thì sẽ có kết quả như sau:

Với các đoạn văn bản cần trích dẫn khác các bạn cũng thực hiện như vậy để thêm trích dẫn.

Bước 6: Tạo danh mục tài liệu tham khảo. Các bạn đặt chuột vào vị trí muốn tạo danh mục tài liệu tham khảo sau đó chọn Bibliography và chọn kiểu danh mục bạn muốn.

Và kết quả là:

Trên đây là cách trình bày cách trích dẫn tài liệu tham khảo với chuẩn IEEE dành cho các ngành khoa học kỹ thuật. Đối với các ngành khoa học xã hội các bạn có thể trích dẫn với chuẩn APPA và các bước làm cũng như trên.

Chúc các bạn thành công.

Nguyễn Tấn Lợi – Tạp chí Khoa học Đại học Quốc tế Hồng Bàng

HƯỚNG DẪN CÁCH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO
VÀ LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu tham khảo

  • Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn, luận án, khóa luận, bài báo….
  • Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối với báo cáo nghiên cứu khoa học (làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối chiếu, tham khảo, so sánh,… với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ nguồn gốc các thông tin thu thập được) và với người viết báo cáo (phát triển năng lực nghiên cứu: nhờ quá trình tìm kiếm và chọn lọc những thông tin có chất lượng, giúp làm tăng khả nặng tự học, tự tìm kiếm thông tin và khai thác thông tin; bồi dưỡng ý thức đạo đức nghề nghiệp, tránh hành động đạo văn…). Có hai cách trích dẫn phổ biến nhất là trích dẫn theo “tên tác giả – năm” (hệ thống Havard) và trích dẫn theo chữ số (hệ thống Vancouver) là cách hiện đang được Bộ Giáo dục và  Đào tạo Việt Nam lựa chọn.
  • Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ hình vẽ, sơ đồ, công thức, một đoạn nguyên văn).

2. Các hình thức và nguyên tắc trích dẫn tài liệu tham khảo
2.1. Hình thức trích dẫn

  • Trích dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của bản gốc vào bài viết. Trích dẫn nguyên văn phải bảo đảm đúng chính xác từng câu, từng chữ, từng dấu câu được sử dụng trong bản gốc được trích dẫn. “Phần trích dẫn được đặt trong ngoặc kép”, [số TLTK] đặt trong ngoặc vuông. Không nên dùng quá nhiều cách trích dẫn này vì bài viết sẽ nặng nề và đơn điệu.
  • Trích dẫn gián tiếp là sử dụng ý tưởng, kết quả, hoặc ý của một vấn đề để diễn tả lại theo cách viết của mình nhưng phải đảm bảo đúng nội dung của bản gốc. Đây là cách trích dẫn được khuyến khích sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Khi trích dẫn theo cách này cần cẩn trọng và chính xác để tránh diễn dịch sai, đảm bảo trung thành với nội dung của bài gốc.
  • Trích dẫn thứ cấp là khi người viết muốn trích dẫn một thông tin qua trích dẫn trong một tài liệu của tác giả khác. Ví dụ khi người viết muốn trích dẫn một thông tin có nguồn gốc từ tác giả A, nhưng không tìm được trực tiếp bản gốc tác giả A mà thông qua một tài liệu của tác giả B. Khi trích dẫn theo cách này không liệt kê tài liệu trích dẫn của tác giả A trong danh mục tài liệu tham khảo. Một tài liệu có yêu cầu khoa học càng cao thì càng hạn chế trích dẫn thứ cấp mà phải tiếp cận càng nhiều tài liệu gốc càng tốt.

2.2. Một số nguyên tắc về trích dẫn tài liệu tham khảo

  • Tài liệu tham khảo có thể được trích dẫn và sử dụng trong các phần đặt vấn đề, tổng quan, phương pháp nghiên cứu, bàn luận. Phần giả thiết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, kiến nghị không sử dụng tài liệu tham khảo.
  • Cách ghi trích dẫn phải thống nhất trong toàn bộ bài viết và phù hợp với cách trình bày trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • Việc trích dẫn là theo thứ tự của tài liệu tham khảo ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, 314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông và theo thứ tự tăng dần, cách nhau bằng dấu phảy và không có khoảng trắng, Ví dụ [19],[25],[41].
  • Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác, của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ và rõ ràng. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn bảng, biểu, công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt để bảo vệ.
  • Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả vào thông tin trích dẫn.
  • Tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải có trong danh mục tài liệu tham khảo.
  • Tài liệu được liệt kê trong danh mục tham khảo phải có trích dẫn trong bài viết.
  • Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc. Chỉ trích dẫn khi người viết phải có tài liệu đó trong tay và đã đọc tài liệu đó. Không nên trích dẫn những chi tiết nhỏ, ý kiến cá nhân, kinh nghiệm chủ quan, những kiến thức đã trở nên phổ thông.
  • Khi một thông tin có nhiều người nói đến thì nên trích dẫn những nghiên cứu/ bài báo/ tác giả có tiếng trong chuyên ngành.

3. Xây dựng và cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo được sắp xếp theo trình tự sử dụng (trích dẫn) trong luận văn, luận án, bài viết…không phân biệt tiếng Việt, Anh, Pháp…Tài liệu tham khảo được trích dẫn theo số (đã được xác định trong danh mục tài liệu tham khảo), không theo tên tác giả và năm. Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch. Những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài ít người Việt biết thì có thể ghi thêm phần tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu. Không nên dùng luận văn, luận án, Website và hạn chế dùng sách giáo khoa làm tài liệu tham khảo.

3.1. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, tập san được trình bày như­ sau:
Họ và tên tác giả được viết đầy đủ đối với tên người Việt Nam; Họ (viết đầy đủ), tên gọi và tên đệm (viết tắt) đối với tên người nước ngoài. Nếu bài báo có nhiều tác giả, cần ghi tên 3 tác giả đầu và cộng sự (et al-tiếng Anh), năm xuất bản (trong ngoặc đơn). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập san (ghi nghiêng), tập (số, không có dấu ngăn cách, đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn), các số trang (gạch nối giữa hai số, dấu chấm kết thúc). Ví dụ:

  1. Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010). Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư phổi. Tạp chí nghiên cứu y học, 3, 30-37.
  2. Amanda B.R, Donna P.A, Robin J.L et al (2008). Total prostate specific antigen stability confirmed after long-term storage of serum at -80C. J.Urol, 180(2), 534-538.

3.2. Tài liệu tham khảo là một chương (một phần) trong cuốn sách ghi như sau:
Họ và tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên phần (hoặc chương), Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia), tập, trang.. Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.). Ví dụ:

  • Kouchoukos N.T (2013). Postoperative care. Kirklin/Barratt-Boyes Cardiac Surgery, fourth edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 1, 190-249.Bottom of Form

3.3. Tài liệu tham khảo là sách ghi như sau:
Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành; năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên sách (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối), lần xuất bản (chỉ ghi mục này với lần xuất bản thứ hai trở đi), nhà xuất bản (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản); nơi xuất bản (ghi tên thành phố, không phải ghi tên quốc gia, đặt dấu chấm kết thúc). Nếu sách có hai tác giả thì sử dụng chữ và (hoặc chữ and) để nối tên hai tác giả. Nếu sách có 3 tác giả trở lên thì ghi tên tác giả thứ nhất và cụm từ cộng sự (hoặc et al.). Ví dụ:

  • Trần Thừa (1999). Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  • Phạm Thắng và Đoàn Quốc Hưng (2007). Bệnh mạch máu ngoại vi, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002). Các văn bản pháp luật về đào tạo sau đại học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  • Boulding K.E (1995). Economic Analysis, Hamish Hamilton, London.
  • Grace B. et al (1988). A history of the world, NJ: Princeton University Press, Princeton.

3.4. Tài liệu tham khảo là luận án, luận văn, khóa luận ghi như sau:
Tên tác giả, năm xuất bản (đặt trong ngoặc đơn). Tên đề tài luận án, luận văn (ghi nghiêng, dấu phẩy cuối tên luận án/luận văn), bậc học, tên chính thức của cơ sở đào tạo. Ví dụ:

  • Đoàn Quốc Hưng (2006). Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngoại khoa bệnh thiếu máu chi dưới mạn tính do vữa xơ động mạch, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Nguyễn Hoàng Thanh (2011). Nghiên cứu mức sẵn sàng chi trả cho cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại huyện Kim Bảng, Hà Nam năm 2010, Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội.

3.5. Tài liệu tham khảo là bài báo đăng trong các kỷ yếu của hội nghị, hội thảo, diễn đàn… ghi như sau:

Tên tác giả (năm). Tên bài báo. Tên kỷ yếu/tên hội nghị/diễn đàn (ghi nghiêng),  Địa điểm, thời gian tổ chức, cơ quan tổ chức, số thứ tự trang của bài báo trong kỷ yếu. Ví dụ:

  • Nguyễn Đức Chính, Phạm Hải Bằng, Phạm Văn Trung và cs (2013). Nhận xét tình hình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị tại bệnh viện Việt Đức giai đoạn 2010-2012.  Hội nghị khoa học quốc gia về phòng chống HIV/AIDS lần thứ V, Trường Đại học Y Hà Nội ngày 2-3/12/2013, Bộ Y tế, 342-346

3.6. Tài liệu tham khảo là các giáo trình, bài giảng hay tài liệu lưu hành nội bộ: Cần cung cấp thông tin cơ bản về tên tác giả, năm xuất bản, tên giáo trình, bài giảng, nhà xuất bản (nếu có), đơn vị chủ quản. Ví dụ:

  • Tạ Thành Văn (2013). Giáo trình Hóa sinh lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
  • Hội đồng chức danh Nhà nước (2012). Văn bản pháp quy và tài liệu hướng dẫn việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2012. Hà Nội, tháng 5 năm 2012.

3.7. Tài liệu tham khảo trích dẫn từ nguồn internet, báo mạng (hết sức hạn chế loại trích dẫn này).
Tên tác giả (nếu có), năm (nếu có). Tên tài liệu tham khảo, <đường dẫn để tiếp cận tài liệu đó>, thời gian trích dẫn. Ví dụ:

Empty tab. Edit page to add content here.

TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG
Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Địa chỉ: 215 Điện Biên Phủ, P. 15, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Mính
Giấy phép xuất bản số: 429/GP-BTTTT cấp ngày 23/08/2022
ISSN: 2615 – 9686

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tổng biên tập:
PGS.TS Thái Bá Cần
Thư ký tòa soạn:
Ts. Đỗ Chiếm Tài
ThS. Huỳnh Thị Kim Tuyết
Website: tapchikhoahochongbang.vn – Email: journal@hiu.vn
ĐT: 028 7308 3456 – Ext: 3617 – Hotline: 0912 620 178