Cập nhật lần cuối vào 13/11/2022
Ngành Logistics mặc dù ra đời chưa lâu nhưng đã và đang dần khẳng định được vai trò quan trọng của mình đối với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với cơ hội kinh doanh ngày càng rộng mở, tiềm năng phát triển của ngành Logistics trong tương lai rất hứa hẹn.
Vậy thì Logistics là gì? Tương lai ngành Logistics như thế nào? Cơ hội việc làm ngành Logistics ra sao? Tất cả sẽ được làm rõ trong bài viết này.
1. Ngành Logistics là gì?
Nói một cách đơn giản, ngành logistics cung cấp dịch vụ lưu trữ và vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng từ nơi sản xuất.
Mục tiêu chính của ngành Logistics là tối thiểu hoá chi phí lưu trữ và vận chuyển.
Công việc của ngành Logistics là lập kế hoạch và kiểm soát sự di chuyển của hàng hóa. Hoặc nguyên vật liệu từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, việc cung ứng phải đảm bảo sự liên tục, không đứt đoạn và tối ưu. Ví dụ như chi phí tối thiểu hay nhanh nhất.
Để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này. Các công ty phải luôn cải tiến và quan tâm đến số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.
Để dễ hình dung thì các doanh nghiệp logistics phải đầu tư. Tối ưu các hoạt động được thực hiện xung quanh hàng hóa. Như: đóng gói, bảo quản hàng hóa, nhập kho, lưu kho, vận chuyển hàng hóa… Từ đó, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí để tránh “đội giá” cho sản phẩm,tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh.
2.Tiềm năng phát triển của Ngành Logistics
2.1. Ngành Logistics ở thời điểm hiện tại
Vì dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ ở nhiều nơi. Nên các hoạt động trong ngành logistics hầu như bị ngưng hoạt động.
Một số hoạt động có thể kể tới là: xuất nhập khẩu, vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy và hàng hoá tới người tiêu dùng…
Tuy nhiên, dịch bệnh cũng tạo nên cơ hội cho một số phân khúc phát triển mạnh. Như logistics trong ngành thương mại điện tử, thậm chí trở nên quá tải.
Số lượng người tham gia mua hàng tại nhà tăng đột biến. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với phân khúc này.
Bên cạnh đó, việc phát triển nhanh chóng hệ thống Logistics của thương mại điện tử cũng cũng đặt ra nhiều vấn đề. Đặc biệt là nhân lực.
Nhân lực trình độ cao trong ngành Logistics từ trước đã thiếu thì nay lại càng trở nên trầm trọng hơn.
2.2. Tương lai Ngành Logistics
Với tình hình dịch bệnh đang dần giảm bớt và thế giới trở về quỹ đạo phát triển. Ngành logistics được dự báo sẽ đạt 12.975,64 tỷ USD vào năm 2027.
Năm 2022, ngành Logistics được dự đoán có triển vọng tươi sáng. Một số xu hướng mới trong ngành xuất hiện và đóng vai trò trụ cột như:
Người máy
Trong những năm gần đây, ngành logistics sử dụng rất nhiều người máy trong quá trình phân loại, vận chuyển, đóng gói hàng hóa.
Người máy được lập trình sẵn sẽ hỗ trợ con người trong các nhiệm vụ lặp đi lặp nhàm chán.. Vậy nên con người có thể tập trung vào các nhiệm vụ khác có giá trị cao hơn.
IoT và Big Data
IoT (Internet of Things) là công cụ kết nối các thiết bị khác nhau từ các cảm biến thu thập dữ liệu cho đến các thiết bị vận hành thông qua internet.
Trong tương lai, IoT sẽ được sử dụng nhiều hơn. ì logistics bản chất là ra quyết định dựa trên dữ liệu thời gian thực. Sử dụng IoT sẽ cho phép thực hiện phân tích dữ liệu lớn để dự báo và ra quyết định (Big Data).
Từ đó, doanh nghiệp sẽ tối ưu được các hoạt động theo mong muốn của khách hàng.
Big Data với IoT sẽ gây tốn kém trong quá trình đầu và nguồn nhân lực phải được đào tạo kỹ càng để tiếp cận công nghệ.
Logistics xanh
Vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm và tất cả các ngành. Bao gồm cả ngành logistics, phát triển hoạt động để trở nên thân thiện với môi trường.
Do đó. Logistics xanh sẽ trở thành một xu hướng được áp dụng rộng rãi trong thời gian tới.
Có thể thấy các công ty logistics sử dụng cảm biến để đo lường và giám sát việc sử dụng nguồn tài nguyên như điện, nước và khí đốt trong cơ sở của họ.
Ngoài ra, họ còn sử dụng các phần mềm để tính toán giảm lượng khí thải. Xe vận chuyển hàng được sử dụng là xe vận chuyển chạy bằng điện và năng lượng mặt trời.
Tự động hóa
Tương lai các kho hàng cao cấp sẽ được vận hành tự động hoàn toàn.
Các nhà quản lý sẽ được trang bị kính AR (thực tế tăng cường) để đảm bảo việc hiển thị đầy đủ các hoạt động và sự phối hợp giữa robot và con người.
Đến năm 2030, ước tính hầu hết hoạt động logistics sẽ được tự động hóa, AI đảm nhận nhiệm vụ làm cho các công việc lặp đi lặp lại của con người.
Nhu cầu với dịch vụ 3PL và 4PL tăng cao
Sự bùng nổ của thương mại điện tử đã làm cho nhu cầu về dịch vụ 3PL (logistics bên thứ ba) và 4PL (logistics bên thứ tư) được dự báo sẽ tăng cao.
Theo báo cáo của Allied Market Research, thị trường 3PL toàn cầu dự kiến sẽ đạt 1.100 tỷ USD trong 6 năm tới.
Nhưng việc sử dụng 3PL và 4PL cũng có một số nhược điểm như thiếu sự kiểm soát trực tiếp và quản lý chất lượng hàng hoá.
Nếu xảy ra sơ suất, khách hàng sẽ quy trách nhiệm đầu tiên thuộc về bên sản xuất chứ không phải nhà cung cấp dịch vụ logistics.
3.Tổng quan dịch vụ ngành Logistics?
3.1. Dịch vụ kho bãi
Xuyên suốt chuỗi cung ứng, kho bãi là nơi cất giữ nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng trả lại, …trong Đồng thời kho bãi cũng cung cấp các thông tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí các hàng hóa được lưu.
Có thể nói, kho bãi là một mảng dịch vụ vô cùng quan trọng của ngành Logistics.
Hoạt động kho bãi có ảnh hưởng trực tiếp hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp như:
- Góp phần giảm thiểu rủi ro thiếu hàng, mất khách và rút ngắn vận chuyển, phân phối hàng hóa. Nhờ nguyên liệu, thành phẩm lưu trữ trong kho mà doanh nghiệp chủ động điều phối sản xuất, phân phối sao cho hiệu quả nhất. Từ đó giảm chi phí bình quân trên một đơn vị.
- Góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông thông qua việc quản lý tốt hao hụt hàng hóa. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho.
- Duy trì nguồn cung ổn định. Sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu cầu.
- Cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tình trạng.
- Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.2. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Bao gồm các hoạt động đóng gói, sắp xếp và bốc dỡ hàng hoá, chuẩn bị các giấy tờ liên quan …
Hàng hoá được vận chuyển qua 4 đường là đường thuỷ (tàu, xà lang, thuyền, …), hàng không (máy bay vận tải), đường bộ (xe container, xe tải,…) và đường sắt. Tuỳ thuộc vào khối lượng, tính chất của hàng hoá như hàng đắt tiền, dễ hư hỏng và yêu cầu về thời gian mà các doanh nghiệp sẽ chọn phương thức vận chuyển phù hợp và kinh tế nhất.
Dịch vụ vận chuyển cần đáp ứng những quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa cũng như các quy định khác về dịch vận chuyển.
Một số những điều khoản cần đáp ứng như sau: về hình thức giao hàng, địa điểm nhận/ giao hàng, trách nhiệm/ nghĩa vụ của bên giao bên nhận hàng, giải quyết vấn đề liên quan nếu như hàng hóa nhận không giống với hợp đồng….
4.Ngành Logistics ra trường làm gì ?
4.1. Cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế
Ngay cả khi bạn làm việc tại Việt Nam. Bạn vẫn có cơ hội giao tiếp và tiếp xúc với các nhân viên nước ngoài. Đặc biệt là khi làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Hơn nữa, ngành logistics không bị giới hạn về địa lý. Kiến thức về ngành có thể áp dụng cho bất kỳ quốc gia nào. Nên bạn vẫn có nhiều điều kiện để làm việc ở nước ngoài và tích lũy kinh nghiệm.
4.2. Cơ hội học tập, đào tạo chuyên nghiệp
Để thu hút sự quan tâm của người học đối với ngành logistics. Nhiều trường đã xây dựng khung chương trình đào tạo chất lượng cao. Từ đó, sinh viên ngành logistics sẽ sẽ nắm vững kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối, giao nhận hàng hóa, quản lý chiến lược, xây dựng hệ thống kho bãi và điểm kết nối kho hàng, các hình thức vận tại (đường bộ, biển,…) và các phương tiện giao thông khác.
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kiến thức khác về tiếp thị quốc tế, kế toán tài chính – vận tải đa phương thức.
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành logistics còn sở hữu những kỹ năng chuyên môn quan trọng. Như kỹ năng tính toán, kỹ năng phân tích thị trường và xây dựng chiến lược, kỹ năng tiếng Anh và công nghệ thông tin …
Và các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, v.v.
Bên cạnh các chương trình đào tạo của các trường. Nhân lực ngành Logistics có thể trang bị cho mình chứng chỉ chuyên nghiệp. Và chuẩn quốc tế thông qua các khoá học ngắn hạn.
Hiện nay, có rất nhiều trung tâm, khoa viện được công nhận khả năng đào tạo và cấp các chứng chỉ quốc tế về của chuỗi cung ứng và ngành Logistics.
Đọc thêm bài viết: 4 chứng chỉ Logistics mà bạn cần có
5. Cơ hội việc làm Ngành Logistics
5.1.Thực trạng nhân lực Ngành Logistics hiện nay
Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm R&D của Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện. Hiện có tới 80,26% nhân lực của các công ty logistics chủ yếu được đào tạo thông qua các công việc hàng ngày.
23,6% nhân viên tham gia các khóa đào tạo trong nước. Và 6,9% thuê nhân viên nước ngoài để đào tạo chuyên gia. Trong khi những người tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chỉ 3,9%.
Ngành logistics là một ngành có mức lương “khủng” nhất hiện nay. Tại Việt Nam, tuy mức lương khởi điểm của nhân viên Logistics là 6 – 7 triệu đồng / tháng. Nhưng lại tăng rất nhanh theo thời gian và chức vụ.
Cụ thể, mức lương cho vị trí Logistics Manager là 3.000-4.000 USD / tháng. Và mức lương cho vị trí giám đốc chuỗi cung ứng là 5.000-7.000 USD / tháng.
Thiếu nhân lực ngành Logistics có trình độ là một thực tế rất nhức nhối đối với các doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Bên cạnh đó, Tốc độ tăng trưởng của ngành Logistics hàng năm là 30%. Do đó, các công ty vô cùng “đói khát” nhân lực để nhanh chóng mở rộng, chiếm lĩnh thị trường. Và xây dựng chiến lược phát triển dài hạn để tránh bị tuột dốc. Cũng như nhường thị phần cho các đối thủ khác.
Tóm lại, ngành logistics là một ngành đầy cơ hội và thách thức.
Trong tương lai, nhân lực trong ngành logistics sẽ thiếu và thiếu. Và các công ty logistics luôn tìm kiếm những nhân tài có kiến thức, kỹ năng và khả năng thích ứng tốt.
5.2. Các vị trí phổ biến trong Ngành Logistics
5.2.1 Nhân viên sale Logistics (kho bãi, dịch vụ vận tải, chứng từ)
Công việc cụ thể:
- Tìm kiếm khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
- Phân tích nhu cầu và tư vấn các dịch vụ phù hợp cho khách hàng.
- Chuẩn bị hợp đồng ký kết
- Theo dõi tiến trình hoàn thành hợp đồng với khách hàng.
- Đảm bảo chỉ tiêu doanh số do doanh nghiệp đề ra.
Kiến thức, kỹ năng cần có:
Yêu cầu kỹ năng: có khả năng phân tích, tổng hợp, trình bày; có kiến thức nhất định về dịch vụ Logistics của doanh nghiệp. Nhân viên Sale Logistics cần khả năng làm việc độc lập, kỹ năng tư vấn và thuyết phục.
5.2.2 Nhân viên vận hành kho
Công việc cụ thể:
- Nhận đơn đặt hàng của khách và hẹn giờ giao hàng.
- Sắp xếp các tuyến phân phối một cách khoa học, hợp lý và đúng thời gian để tiết kiệm chi phí.
- Quản lý lịch trình, hoạt động xếp dỡ và giao nhận hàng hóa.
- Hướng dẫn, giám sát việc kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa từ kho đến khi giao cho khách hàng.
- Quản lý việc luân chuyển hóa đơn chứng từ.
- Phối hợp giải quyết sự cố với người vận chuyển, nhân viên vận chuyển và khách hàng hoặc các đối tác khác. tác động đến việc giao hàng.
Kiến thức, kỹ năng cần có:
Yêu cầu kỹ năng: có khả năng phân tích, tổng hợp, lập kế hoạch và giám sát công việc, tác phong làm việc khoa học, cẩn thận, có tinh thần trách nhiệm, sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng.
5.2.3 Nhân viên chứng từ
Công việc cụ thể:
- Soạn thảo và xử lý các chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, vận đơn, hóa đơn, phiếu xuất kho, giấy báo đến …
- Chuẩn bị hồ sơ khai báo hải quan, xin giấy chứng nhận xuất xứ, chứng chỉ chất lượng, công văn, báo cáo các bên liên quan …
- Liên hệ với khách hàng và phối hợp với bộ phận đối ngoại để làm thủ tục thông quan.
- Bảo quản hồ sơ, tài liệu.
- Chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa.
- Kỹ năng: Ngoại ngữ tốt, giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt, tỉ mỉ, có trách nhiệm, thành thạo tin học văn phòng.
Kiến thức, kỹ năng cần có:
Vị trí này không căng thẳng như nhân viên bán hàng. Nhưng luôn cần bắt kịp thời gian, vì tùy thuộc vào công việc của vị trí này, các chuyến hàng có thể bị chậm hoặc bị phạt.
Do đó, vị trí này có xu hướng phù hợp với phụ nữ hơn. Do tính ổn định và ít căng thẳng hơn so với các vị trí khác trong ngành logistics.
5.2.4 Nhân viên hải quan (Customs Clerk)
Công việc cụ thể:
- Kiểm tra giấy tờ xuất nhập khẩu, đảm bảo hợp lệ, đúng pháp luật.
- Kiểm tra, phân luồng hàng hóa, đảm bảo hàng hóa là hợp pháp.
- Thực hiện các hoạt động khai báo với hải quan thông qua phần mềm.
- Hướng dẫn các nhân viên hiện trường làm thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa
Kiến thức, kỹ năng cần có:
- Kiến thức chuyên môn về ngành vận tải, tài chính hải quan, nghiệp vụ ngoại thương …
- Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc tốt, tỉ mỉ, tinh thần trách nhiệm cao, thành thạo tin học văn phòng …
5.2.5 Nhân viên thanh toán quốc tế
Công việc cụ thể:
- Nhận chứng từ, cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế như kiều hối, mở thư tín dụng …
- Kiểm tra hợp pháp các tài liệu, hồ sơ của khách hàng để đảm bảo chúng đúng định dạng và theo quy định của pháp luật.
- Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng trong phạm vi giao dịch.
- Hướng dẫn khách hàng các chứng từ cần thiết để thanh toán.
- Lưu giữ đầy đủ các sổ sách, chứng từ, hồ sơ liên quan đến công tác kế toán theo quy định của ngân hàng.
Kiến thức, kỹ năng cần có:
- Chuyên môn về tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, ngoại thương và các lĩnh vực liên quan khác …
- Kỹ năng: Thông thạo ngoại ngữ, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm, sử dụng thành thạo vi tính văn phòng ..
5.2.6 Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer service)
Công việc cụ thể:
- Cung cấp tất cả các tài liệu cần thiết cho khách hàng.
- Xử lý các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Thông báo cho khách hàng tình trạng hàng hóa đang vận chuyển.
- Theo dõi các đơn hàng lớn và xử lý các yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời.
- Duy trì thông tin và củng cố mối quan hệ với khách hàng.
Kiến thức, kỹ năng cần có:
- Chuyên môn trong lĩnh vực thương mại, vận tải quốc tế.
- Kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, tự tin nắm bắt cơ hội tạo dựng mối quan hệ với khách hàng …
Qua bài viết trên, có thể thấy ngành Logistics là một ngành hiện đang có vai trò to lớn đối với nền kinh tế hiện nay.
Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về ngành Logistics hãy liên hệ chúng tôi tại đây.
Đọc thêm các bài viết khác về lĩnh vực Logistics tại đây