Cập nhật lần cuối vào 23/10/2022
Logistics hiện nay đang chứng minh được tầm quan trọng của mình trong sự phát triển kinh tế đất nước. Nhóm ngành nghề này, hiện đang là nhóm ngành “hot” và thu hút đông đảo lượng sinh viên đã, đang và sẽ theo học từng năm một.
Vì vậy, nhu cầu tìm hiểu thông tin về nhóm ngành nghề này cũng như những khía cạnh. hững vấn đề chuyên sâu về nhóm ngành Logistics, hiện rất rộng lớn và nhiều.
Việc bạn tham gia vào các hội nhóm trên các nền tảng khác nhau. Hay tham gia các khóa học cung cấp các chứng chỉ liên quan đến Logistics cũng là cách để tiếp cận khía cạnh cho nhóm ngành nghề đặc thù này.
Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn những website tham khảo của ngành Logistics. Đây sẽ là tư liệu giúp bạn theo đuổi ước mơ đầy và gặt hái thật nhiều thành công với ngành Logistics.
1. Website tham khảo cho ngành Logistics:
1.1. Web “The Logistics of Logistics“:
- Webstite “The Logistics of Logistics” được biên tập bởi Joe Lynch – một chuyên gia đầu ngành.
- Trang web này còn được gọi tên khác là trang blog chuyên viết về mọi chủ đề xoay quanh Logistics. Nội dung bao gồm công nghệ, tin tức chuyên ngành, kiến thức…
- Đây là web được đánh giá cao bởi các bình luận sâu sắc từ Joe Lynch. Thêm vào đó là các luận văn, webinars, cập nhật và sự kiện.
- Web luôn được các bạn sinh viên đầu ngành được các bạn trong quá trình tìm hiểu về ngành Logistics cân nhắc . Và tìm hiểu kĩ lưỡng để trau dồi kiến thức cho bản thân sau này.
- Ngoài ra, website còn cung cấp góc nhìn của cấp lãnh đào chuỗi cung ứng và hậu cần. Bạn sẽ tìm thấy nội dung về quá trình đổi mới, công nghệ, xu hướng. Hay bạn cũng tìm thấy được những thuật ngữ về ngành.
- Website chủ yếu sử dụng ngôn ngữ chính là Tiếng Anh. Do vậy,bạn có thể trau dồi thêm vốn từ tiếng anh nhờ trang web này đấy
1.2. Trang Web “Inbound Logistics“:
- Website “Inbound Logistics” được biết đến là tập chí hàng đầu về ngành Logistics. Trang Web tập trung chủ yếu xoay quanh về các tin tức, quy trình hay thậm chí về cải tiến trong chuỗi cung ứng.
- Website được đánh giá là nguồn tin cung cấp thông tin Logistics chuẩn và được cập nhật khá thường xuyên.
- Trang web này chứa danh sách rất dài các nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất trong ngành. Ngoài ra còn có các file tài liệu ứng dụng và kho thông tin tiện lợi.
- Ngôn ngữ chính của web: tiếng Anh.
1.3. Website “Logistics Online“:
- “Logistics Online” là website chuyên cung cấp các tin tức về logistics, chuỗi cung ứng và giải pháp vận chuyển.
- Các chủ đề xoay quanh đến công nghệ, thị trường và các giải pháp logistics mới luôn được chú trọng.
- Ngoài ra Logistics Online còn có chuyên mục cung cấp bản tin định kì giúp người đọc luôn được cập nhật thông tin liên tục theo thời gian thực.
- Điều cần chú ý đó là phải đăng kí là thành viên của website để có thể xem toàn bộ bài viết. Và việc đăng kí này hoàn toàn miễn phí và dễ dàng thao tác chỉ với vài cú click chuột.
- Ngôn ngữ chính của website chủ yếu bằng tiếng Anh
1.4. Trang Web “Logistics Management“
- Trang web “Logistics Management” được phát triển từ một tạp chí hàng kì theo tháng dành cho các chuyên gia trong ngành Logistics
- Kể từ năm 1962 đến nay, Logistics Management đã trở thành website hàng đầu chuyên cung cấp các thông tin về công nghệ, thiết bị, hay các xu hướng hiện tại của ngành.
- Đây là̀ chiếc web luôn được số lượng lớn các chuyên gia đánh giá cực kì tốt với lượt theo dõi của web cũng tăng nhanh chóng theo thời gian.
- Ngôn ngữ chính: tiếng Anh.
1.5. Website “Lean Logistics Blog“
- “The Lean Logistics Blog” là diễn đàn mở, là nơi để mọi cuộc tranh luận xung quanh về Logistics luôn được giải bày một cách tinh gọn nhất. Thông qua đó bạn có thể đánh giá và để lại bình luận để trao đổi một vấn đề cùng nhau.
- Công ty LeanCor chủ quản đứng sau diễn đàn này hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Logistics hàng đầu với mục tiêu “Cung cấp cải tiến trong vận hành và cải thiện tình hình tài chính cho các doanh nghiệp”.
- Ngôn ngữ chính: tiếng Anh.
1.6. Website “Song Ánh Logistics“
- Các bài viết của “Song Ánh Logistics” luôn đạt mức chất lượng tốt nhất và dễ hiểu dựa trên những kinh nghiệm và vốn hiểu biết của tác giả.
- Bên cạnh đó, cá nội dung cũng cung cấp các kiến thức chuyên sâu về ngành.
- Trang web cung cấp đến các bạn độc giả những kiến thức về ngành khá tỉ mỉ và dễ hiểu. Tuy nhiên, trang web này vẫn còn có một số điểm hạn chế. Đó là tác giả chưa có một phần mục lục thống nhất. Dẫn đề dù nhiều bài viết nhưng người đọc lại không biết vắt đầu tư đâu.
- Ngôn ngữ chính: tiếng Việt.
1.7. Website “Logistics Studying Club“
- Logistics Studying Club là cộng đồng cho những ai có niềm đam mê và yêu thích Logistics. Logistics Studying Club đã và đang trở thành cầu nối giữa các doanh nghiệp và sinh viên. Nhờ vậy, các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với những nguồn nhân lực đầy tiềm năng trong tương lai. Tương tự, các sinh viên có được các cơ hội học tập và gia tăng trải nghiệm.
- Website cung cấp một chuyên mục kiến thức với các chủ đề đa dạng.
- Ngoài những kiến thức chuyên ngành nói trên, những câu chuyện, những trải nghiệm và thực tế thú vị có thể mở ra một sân chơi không kém phần bổ ích cho các bạn sinh viên tràn đầy nhiệt huyết về nghề.
- Ngôn ngữ chính: tiếng Việt.
1.8. Website “Tạp chí chuyên ngành Logistics Việt Nam“
- Viet Nam Logistics Review (hay VLR) là tạp chí chính thống về Logistics duy nhất hiện nay. Trang web được bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp giấy phép hoạt động báo chí.
- VLR có số lượng phát hành lớn cùng nhiều chuyên mục có nội dung chuyên sâu. Các mục về Logistics, xuất nhập khẩu và toàn cảnh kinh tế mang tính thời sự và cập nhật nhanh.
- Website này còn là đơn vị bảo trợ thông tin cho nhiều cơ quan lẫn tổ chức trong nước và quốc tế cùng với các cộng đồng, các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài ngành Logistics.
- VLR có nhiều hoạt động về các sản phẩm dịch vụ đa dạng. VLR muốn tạo ra giá trị về tinh thần, vật chất cho xã hội, nền kinh tế, đối tác và cho chính VLR.
- Ngôn ngữ chính: tiếng Việt, tiếng Anh.
1.9. Website “Logistics4vn“
- Chiếc web “Logistics4vn” là trang web học thuật và đi vào nội dung cả lí thuyết lẫn chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn chính là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt giữa trang web này so với những website khác trên Internet.
- Không chỉ là nơi chia sẻ kiến thức, Logistics4vn còn là một thư viện về xuất nhập khẩu giúp bạn đọc dowload được những loại giấy tờ chứng từ, form mẫu dùng trong nghề xuất nhập khẩu.
- Ngôn ngữ chính: tiếng Việt.
2.10. Các website Logistics khác
Ngoài những trang web kể trên, bạn đọc có thể tìm hiểu các website sau cũng sẽ giúp ích cho bạn đọc rất nhiều trong chuỗi lộ trình tiến đến ước mơ của bản thân:
+ Website của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam: cung cấp các nội dung, tin tưc, thông kế hải quan, văn bản pháp luật tra mã HS…
+ Website VCCI: đây là website của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chuyên cung cấp các tin tức, thông tư mới về xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế, tin tức liên quan đến thị trường….
+ Báo Hải Quan: đây là cơ quan ngôn luận của Tổng Cục Hải Quan chuyên cung cấp các thông tin chính thống, văn bản pháp luật .mới nhất liên quan đến ngành Logistics.
+ Việt Nam Shipper: tạp chí chuyên cập nhật hoặc dịch từ các báo cáo nước ngoài bao gồm nhiều tin tức, từ khóa tiện dụng dễ dàng tìm kiếm thông tin chính xác được cập nhật trên thế giới.
Trên đây là bài viết cung cấp đến bạn đọc những website tham khảo về ngành Logistics một cách hiệu quả nhất. Mong rằng những phân tích của bài viết này sẽ thật sự giúp ích đến bạn. Hơn hết là giúp tăng cường vốn kiến thức về ngành Logistics cũng. Để từ đó đinh hướng nghề nhiệp cho mình chính xác hơn.
Đọc thêm bài viết khác về Forwarder và 5 bí mật không thể bỏ lỡ
==>Các bài viết về kiến thức Logistics tại đây!