Cập nhật lần cuối vào 16/10/2022
Để trở thành một người thành công, ngoài những cần kiến thức trên lớp thôi là chưa đủ. Những kỹ năng mềm mới chính là chìa khóa giúp chúng ta vận dụng kiến thức “khô khan” trên lớp một cách tốt nhằm đạt hiệu quả cao trong học tập lẫn làm việc. Sau đây là 9 kỹ năng mềm thật sự cần thiết cho tất cả các bạn sinh viên. Mà không phải sinh viên nào cũng hiểu rõ được để áp dụng vào thực tế.
Hãy cùng xem qua 9 “kỹ năng sống còn” trong thời đại mà các doanh nghiệp luôn đòi hỏi các sinh viên khi bắt đầu đi làm.
1. 9 kỹ năng sống còn của sinh viên ngành Logistics
1.1. Làm việc nhóm
Làm việc nhóm đang trở thành xu hướng làm việc được ưa chuộng nhất hiện nay. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm là điều thiết yếu mà mỗi cá nhân cần phải trang bị cho mình. Làm việc nhóm là khả năng phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. Để duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực và phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên khác nhằm hoàn thành tốt đẹp các mục tiêu chung.
Kỹ năng làm việc nhóm sẽ được rèn luyện tốt nhất ở môi trường đại học. Khi làm việc nhóm chúng ta sẽ học được những điều mới lạ từ người khác. Từ đó đúc kết chúng thành kinh nghiệm cho bản thân . Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm khác cũng có điều kiện để phát triển nhanh chóng hơn.
Tóm lại, kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thể phát triển bản thân. Thu nạp thêm kiến thức và kinh nghiệm bổ ích, đồng thời còn mang lại những giá trị tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần cho cả tập thể và cá nhân.
1.2. Làm việc độc lập
Trái với làm việc nhóm khi làm việc độc lập thì chúng ta cần phải có kỹ năng giải quyết công việc. Tự lên các mục tiêu cá nhân, lập kế hoạch thực hiện cụ thể, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực,… Sau đó tự triển khai công việc sao cho đạt được hiệu quả nhất.
“Độc lập trong suy nghĩ, tự giác trong công việc”. Là điều kiện tiên quyết mà không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được. Nếu bạn không cần ai thúc đẩy mà vẫn làm việc một cách hiệu quả. Thì bạn đã chiến thắng được bản ngã của bản thân cùng với nhiều người khác.
Kỹ năng làm việc độc lập sẽ được biếu hiện qua cách học tập, năng lực suy nghĩ độc lập và tư duy logic của mỗi cá nhân. Nếu bạn mong muốn thăng tiến và “được sếp cưng” trong công việc thì hãy nên rèn luyện, trau dồi thật tốt kỹ năng này nhé!.
1.3. Giao tiếp
Giao tiếp tốt là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Kể cả trong công việc lẫn cuộc sống hằng ngày mà chúng ta nhất định phải có. Trong cuốc sống hàng ngày chúng ta sẽ phải giao tiếp với nhiều người thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc.
Có thể thấy, giao tiếp tốt góp phần tạo nên thành công trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Vì vậy, chúng ta cần học hỏi và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp để đạt hiệu quả cao trong công việc.
1.4. Sáng tạo
Trong công việc lẫn cuộc sống nếu không có sự sáng tạo. Thì sẽ không thể có được bước tiến mới để chạm đến nền công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ như vũ bão hiện nay. Và sự sáng tạo là luôn tìm tòi cái mới và phát triển nó theo hướng tích cực. Là kết quả của học hỏi và rèn luyện hiệu quả, là cách để chúng ta khẳng định được vị thế của bản thân trong xã hội.
Chính vì thế, trong thời đại 4.0. Để phát triển bản thân toàn diện nhất thì việc rèn luyện kỹ năng sáng tạo là vô cùng cần thiết.
1.5. Thuyết trình
Thuyết trình là một công việc rất quen thuộc trên giảng đường đại học đối với tất cả các bạn sinh viên. Sau khi hoàn thành nội dùng bài báo cáo hay tiểu luận mà giảng viên giao cho thì phần quan trọng nhất là trình bài nội dung đã tìm hiểu đến người khác.
Thế nhưng việc thuyết trình trôi chảy, tự tin, gây ấn tượng trước đám đông là việc không hề dễ dàng. Chúng ta cần thời gian dài để luyện tập, thực hành, học hỏi và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân để có thể ngày càng hoàn thiện kỹ năng này hơn.
1.6. Xác định mục tiêu
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta ở mỗi giai đoạn sẽ có những mục tiêu và định hướng khác nhau. Đó là động lực để phấn đấu hơn trong tương lai làm cho cuộc sống trở nên có mục đích. Có kế hoạch và ý nghĩa hơn. Kỹ năng xác định mục tiêu là khả năng để mỗi người tự đề ra những mục tiêu của bản thân trong công việc, cuộc sống và lập kế hoạch cho việc thực hiện mục tiêu đó.
Mục tiêu đặt ra trong khoảng thời gian trong ngày, trong tuần được gọi là mục tiêu ngắn hạn ngắn hạn. Mục tiêu đặt ra trong khoảng thời gian dài trong nhiều năm gọi là mục tiêu dài hạn.
1.7. Tự nhận thức
Kỹ năng tự nhận thức bản thân là điều rất cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta giúp ta có thái độ đúng đắn, không trở nên kêu ngạo và cũng không tự ti về bản thân.
Muốn phát triển bản thân điều đầu tiên chúng ta cần phải làm. Đó là phải hiểu rõ bản thân, biết rõ bản thân muốn gì, cần gì, năng lực của bản thân ra sao, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và những động lực để thúc đẩy bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ chủ động rèn luyện và trau dồi bản thân theo hướng đúng đắn nhất.
1.8. Thuyết phục người khác
Thuyết phục người khác là kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống. Cũng như công việc sau này (trong kinh doanh, trong quan hệ với đối tác,…). Nói một cách dễ hiểu, thuyết phục là đưa ra lý lẽ và sử dụng lời nói. ả năng của bản thân để làm cho người khác đồng ý nghe theo ý kiến của mình.
Tự tin với khả năng của bản thân, khéo léo, biết cách ăn nói và có thái độ đúng mực. hì mới có khả năng thuyết phục người khác và gây thiện cảm với mọi người xung quanh giúp nâng cao sự tin tưởng của người khác dành cho bạn. Từ đó, giúp ta có nhiều mối quan hệ hơn và thành công hơn trong sự nghiệp.
1. 9. Ra quyết định
Trong cuộc sống lẫn trong công việc chúng ta thường gặp phải những vấn đề khó khăn, thử thách. Và cách giải quyết vấn đề đúng đắn sẽ mang lại thành công cho bản thân. Nhưng ngược lại nếu giải quyết sai sẽ mang lại nhiều rắc rối. Cũng như những sự phiền phức không đáng có. Chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để giải quyết vấn đề một cách có lợi hoặc ít thiệt hại nhất với từng tình huống.
Kỹ năng ra quyết định đòi hỏi chúng ta phải có kinh nghiệm, tư duy linh hoạt và kịp thời. Vì vậy, ngay bây giờ chúng ta nên rèn luyện, học hỏi từ những người xung quanh để có được chiến lược tốt nhất cho bản thân.
==> Bài viết liên quan: 5 điều bạn cần biết về Ngành Logistics
2. Cách để nâng cao các kỹ năng mềm cho sinh viên
Việc tích lũy và rèn luyện các kỹ năng phải đòi hỏi cả một quá trình cố gắng liên tục. Trải nghiệm thực tế là cách học và thực hành nhanh nhất cũng như hiệu quả nhất. Để nâng cao kỹ năng, mỗi sinh viên nên:
- Có ý thức nỗ lực bản thân. Chủ động trong học tập, công việc và cuộc sống. Tích cực giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ mới trong môi trường mới. Ngoài ra, hãy xem và học hỏi kỹ năng từ bạn bè và những người đi trước.
- Sống hòa đồng hơn và đừng quá đề cao “cái tôi” cá nhân của mình. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các tổ chức đoàn thể: đội xung kích tình nguyện, câu lạc bộ vui chơi giải trí,…
- Hãy đọc nhiều sách. Hiện nay, cũng có rất nhiều sách dạy kỹ năng mềm cho sinh viên với những tình huống ví dụ rất cụ thể để bạn có thể vừa chiêm nghiệm vừa thực hành vào đời sống.
- Tìm một công việc bán thời gian phù hợp có thể kiếm tiền và tích lũy kinh nghiệm,…
Bài viết trên cho ta thấy kỹ năng mềm là điều vô cùng quan trọng đối với mọi chúng ta trong cuộc sống lẫn trong công việc. Nếu đang còn trên giảng đường đại học mà bạn đã học được toàn bộ những kỹ năng trên thì quả thật đó là điều tuyệt vời, bạn đã chiến thắng bản thân và rất nhiều người khác. Chúng là hành trang để hỗ trợ và giúp bạn thành công trong thời điểm hiện tại lẫn tương lai sau này.
Nhưng nếu bạn vẫn chưa có được những kỹ năng trên thì ngay từ bây giờ, khi vẫn còn trên giảng đường đại học hãy ra sức trau dồi, học hỏi và rèn luyện những kỹ năng đó cho bản thân ngay nhé.
Mong bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong việc trau dồi, rèn luyện và phát triển bản thân mình.
==> Bài viết liên quan về Logistics hay tại đây.