Cập nhật lần cuối vào 25/09/2022
Bên cạnh đường bộ, vận tải đường sắt cũng giữ vị trí vô cùng quan trọng trong lĩnh vực Logistcs. Sỡ dĩ nói phương thức này quan trọng bởi khối lượng vận tải lớn, đáng tin cậy và ít rủi ro. Ngày nay, với sự tiến bộ về mặt khoa học và công nghệ đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực vận tải đường sắt và̃ mang lại nhiều sự thay đổi tích cực. Đó là rút ngắn được thời gian nhưng vẫn đảm bảo được sự an toàn đối với các loại hàng hóa. Do vậy, lựa chọn vận chuyển hàng bằng phương thức đường sắt vẫn được xem là lựa chọn tối ưu nhất.
Vậy vận tải đường sắt là gì và phương thức này mang đến cho các khách hàng những ưu nhược điểm gì và cung cấp đến cho các chủ hàng những dịch vụ gì thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc đến bạn.
1. Vận tải đường sắt là gì?
Đường sắt hay được gọi là vận tải đường sắt. Thường được hiểu là loại hình vận chuyển hàng hoá/hành khách bằng phương tiện có bánh cụ thể là xe lửa. Phương tiện này có đặc điểm là có thể chạy được trên loại đường đặc biệt đó là đường ray.
Cấu trúc của đường ray gồm hai thanh thép có được đặt song song. Nó được đặt cố định xuống nền là các thanh chịu lực bằng gỗ, bê tông sắt hay thép và khoảng cách giữa hai thanh ray (hay còn được gọi là khổ đường) luôn được duy trì cố định.
Hiện nay tại Việt Nam, tàu hỏa được xem là phương tiện đường sắt duy nhất. Mặc dù đây là hình thức vận chuyển đạt hiệu quả cao nhưng chi phí xây dựng hệ thống đường sắt rất lớn và tốn kém nhiều chi phí.
Vận tải đường sắt có thể vận chuyển được một lượng hàng hóa lớn, trung bình một toa tàu có thể mang 125 tấn hàng hóa trên bốn trục bánh.
Thêm vào đó, vận tải đường sắt cũng sử dụng diện tích và không gian khá hiệu quả, rất ít bị hư hỏng và sửa chữa.
Giá cước vận chuyển đường sắt không rẻ hơn vận tải đường bộ. Tuy nhiên,̀ khâu vận chuyển lại khá phức tạp, nhất là quá trình vận chuyển hàng từ nơi sản xuất lên tàu, từ tàu về kho tốn rất nhiều nhân công và tốn kém chi phí lẫn tiền bạc.
2. Đặc điểm của vận tải đường sắt
Việc vận chuyển hàng hóa bằng phương thức vận tải đường sắt thì các sản phẩm đó không thể tích lũy được, do vậy nên yêu cầu đặt ra là dự trữ về phương tiện vận tải để đáp ứng tối đa những yêu cầu vận tải đột xuất.
Điều kiện sản xuất và quá trình sản xuất của ngành vận tải đường sắt, bên cạnh những đặc điểm chung như các loại hình thức vận tải khác còn có các đặc điểm riêng biệt sau:
+ Tính liên hoàn, liên tục và thường xuyên trong hoạt động sản xuất của ngành vận tải đường sắt.
+ Ngành vận tải đường sắt có tính phân bổ rộng, hoạt động trải rộng và đều trên nhiều vùng địa lí, ngoài ra còn trải đều trên địa bàn hay trên toàn vẹn lãnh thổ.
+ Ngành gồm nhiều bộ phận có kết cấu hoạt động khớp với nhau như hoạt động một dây chuyền của một nhà máy lớn.
+ Tính chuyên dụng của phương tiện vận tải và hạ tầng cơ sở vì trên đường sắt không có bất kỳ một phương tiện vận tải nào khác nào có thể hoạt động được trên đó nghĩa là đường sắt là đường độc tôn.
+ Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật phục vụ cho vận tải đường sắt là hoàn toàn riêng biệt.
+ Hệ thống thông tin tín hiệu và cầu đường hầm là chuyên dùng cho ngành đường sắt.
Bài viết liên quan: Cargo Logistics và 4 điều mở cửa cho tương lai của bạn
3. Quy trình vận chuyển và những mặt hàng được phép vận chuyển của vận tải đườn[AT1] g sắt
3.1. Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường sắt gồm những bước sau:
+ Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ chủ hàng
+ Bước 2: Khảo sát lượng hàng cần vận chuyển
+ Bước 3: Báo giá vận chuyển, sau khi bàn bạc và thống nhất giữa hai bên tiến hành kí kết hợp đồng vận chuyển
+ Bước 4: Xác định được tiến độ giao hàng, bốc xếp chuyển hàng từ kho đến tàu
+ Bước 5: Hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm theo ý của chủ lô hàng.
Sau khi chủ hàng nghiệm thu có thể tiến hành thanh toán theo hợp đồng và bên vận tải sẽ giao hợp đồng giữa hai bên nếu chủ hàng hóa yêu cầu.
3.2. Các loại hình dịch vụ bao gồm:
+ Dịch vụ chuyển hàng từ kho đến kho
+ Có các toa xe riêng biệt để vận chuyển ô tô và vận chuyển được về tới nhà một cách an toàn
+ Dịch vụ vận tải trọn gói
+ Dịch vụ vận chuyển bằng toa chuyên dụng dành cho các mặt hàng rời và mặt hàng siêu trường
+ Lưu kho và phân phối hàng hóa
3.3. Mặt hàng được phép vận chuyển thông qua phương thức vận tải đường sắt bao gồm các mặt hàng sau:
+ Các loại hàng phục vụ gia đình như: bột giặt, dầu gội, vải, gạo, cà phê, các mặt hàng điện tử như: quạt điện, điều hòa…
+ Các loại hàng phục vụ với mục đích sản xuất như: băng keo, hóa chất, hạt nhựa, những nguyên liệu dạng bột hoặc dạng lỏng
+ Các loại vật liệu xây dựng như: sơn màu, bột trét, đồ ngũ kim…
+ Các loại máy móc, thiết bị như: máy móc văn phòng, máy móc phục vụ sản xuất, máy móc phục vụ sinh hoạt…
+ Các loại đồ uống có cồn như: bia, rượu, và các loại đồ uống không chứa cồn như: nước ngọt, nước khoáng….
+ Ô tô, xe máy, xe đạp và các loại phụ tùng đi kèm
+ Các loại hàng hóa phục vụ công trình như: cửa, khung…
+ Các loại hàng đông lạnh như thịt, cá….
Đọc thêm bài viết 11 loại chứng từ xuất nhập khẩu mà dân ngành Logistics phải biết
4. Ưu nhược điểm của phương thức này:
Bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho các chủ hàng thì phương thức vận tải đường sắt còn có một số ưu và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
+ Khối lượng vận chuyển hàng hóa đa dạng. Từ hàng ghép đến hàng nguyên toa: từ vài chục kg đến vài chục tấn
+ Hàng hóa vận chuyển bởi phương thức này luôn được đảm bảo an toàn. Bởi cở sở hạ tầng tiến bộ cũng như hạn chế tối đa mức độ rủi ro khi vận chuyển
+ Bảo đảm về thời gian nhận hàng một cách chính xác, cố định. Vì theo đúng lịch trình di chuyển của các chuyến tàu
+ Chi phí vận chuyển bởi phương thức vận tải đường sắt này. Tương đối thấp và luôn luôn có sự ổn định trong thời gian dài.
+ Ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu
Mặc dù có những ưu điểm nhưng nhìn chung phương thức vận tải bằng đường sắt còn có nhiều điểm hạn chế như:
+ Tốc độ vận chuyển khá lâu. Cho nên về cơ bản phải mất khá nhiều thời gian rất nhiều so với vận tải đường bộ . Cụ thể là xe tải) (thời gian chờ đợi và luân chuyển hàng về kho.
+ Lộ trình còn cố định: Hiện nay, hệ thống đường sắt tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, không có nhiều tuyến đường sắt để phục vụ vận chuyển hàng hóa.
Vì vậy, phương thức vận chuyển này rất bất tiện đối với kho hàng ở xa. Như các tỉnh không có tuyến đường sắt ngang qua.
+ Thời gian thu hồi vốn của ngành vận tải đường sắt còn khá chậm
+ Vốn đầu tư ban đầu khá lớn
+ Sự linh hoạt không cao, tỉ suất lợi nhuận thấp
Đọc thêm bài viết liên quan tại đây: 6 điều khiến Road Transport trở thành “miền đất đầy hứa hẹn” cho ngành Logistics
5. Những biện pháp an toàn trong việc vận hành:
5.1. Nguyên nhân gây ra tai nạn khi vận chuyển hàng bằng đường sắt:
Theo Wikipedia cho biết, tàu hỏa thường vận chuyển với tốc độ khá cao. Tuy vậy, bởi chúng rất nặng và có quán tính lớn và không thể đi ra ngoài đường ray. Cho nên việc dừng tàu cần một khoảng cách khá là lớn.
Cho dù vận tải đường sắt được coi là một trong những hình thức vận chuyển an toàn nhất, vẫn có khả năng xảy ra tai nạn.
Những nguyên nhân gây ra tai nạn khi vận chuyển hàng bằng đường sắt có rất nhiều từ việc trật bánh cho đến đâm va trực tiếp của hai đoàn tàu hoặc va chạm với những phương tiện giao thông đường bộ ở những đoạn giao cắt.
5.2. Biện pháp an toàn:
Biện pháp an toàn để cải thiện được tối đa tai nạn. Khi vận chuyển hàng bằng phương thức này đó là:
+ Sử dụng hệ thống tín hiệu đường sắt và quản lý tốt các đoạn giao cắt với đường bộ.
+ Đặc biệt tiếng còi tàu báo hiệu sự có mặt của tàu hỏa trong khu vực. Cùng tín hiệu đường sắt giúp duy trì được khoảng cách giữa các đoàn tàu.
+ Ngoài ra, các tuyến đường sắt cần được chia thành các khu vực và các vùng nhỏ. Điều này để điều tiết sao cho đảm bảo chỉ có một đoàn tàu trên một đường ray tại mỗi thời điểm.
+ Điều độ giao thông đường sắt được tiến hành giống như quản lý không lưu. Nhằm đảm bảo được không có bất cứ sai sót nào gây ảnh hưởng đến tính mạng cũng như tình trạng hàng hóa
6. Thực trạng hiện tại của ngành vận tải đường sắt Việt Nam[AT3] :
Theo tờ “Con số sự kiện” cho biết ngành vận tải đường sắt tại Việt Nam tình hình vô cùng ảm đạm. Nhiều chuyên gia trong ngành nhận định rằng ngành vận tải đường sắt đang tuột dốc một cách không phanh. Vì vốn dĩ ngành vận tải này đã sống khá lay lắt trong hàng chục năm nay. Dịch Covid-19 ập đến khiến cho tình cảnh càng thêm thê thảm hơn
Theo Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam (VNR) cho biết. Riêng năm 2020 đã thua lỗ 1.324 tỉ đồng và dự kiến năm 2021. Và sẽ tiếp tục chịu lỗ thêm 940 tỉ đồng nữa.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu vận tải của ngành chỉ bằng 53% so với năm 2019. Dự kiến đến năm 2022, tình hình nếu không khả quan thì tổng công ty có thể sẽ thua lỗ hết vốn điều lệ.
Bài viết trên cung cấp đến bạn những thông tin bổ ích liên quan đến vận tải đường sắt là gì. Cũng như giải đáp đến bạn các thắc mắc về ưu nhược điểm của nhóm ngành này trong chuỗi cung ứng Logistics. Từ đó thấy được thực trạng của nhóm ngành nghề này hậu đại dịch Covid-19.
Đọc thêm bài viết về vận chuyển hàng hóa tại đây