Cập nhật lần cuối vào 25/09/2022
Ngày nay, ngành xuất nhập khẩu/ Logistics đã phát triển toàn cầu, dẫn đến cần một lượng nguồn nhân lực lớn. Mặc Dù xu thế việc đang ngày càng tăng cao. Nhưng ngành nghề ở vị trí Logistics đa số tuyển dụng những người có kinh nghiệm làm việc. Chính vì điều này, nhiều bạn sinh viên đã tích cực và chủ động tìm vị trí thực tập từ sớm để tạo nền móng và gia tăng cơ hội làm việc sau này.
Một nhân viên thuộc lĩnh vực Logistics, trước tiên phải hiểu biết cơ bản về các điều kiện về thương mại Quốc tế. Cùng các phương pháp thanh toán Quốc tế hay các phương thức vận tải và các văn bản pháp lí quy định về khai báo hải quan.
Để hiểu rõ thêm về những điều căn bản trên là cả một quá trình học tập và rèn luyện. Ngoài ra, khi ứng tuyển việc làm thực tập Logistics, bạn cần lưu ý như: nên lựa chọn nơi làm việc như thế nào, trang bị những kĩ năng và kiến thức thực tế nào,…̀ Vậy thì bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp đến các bạn thông tin cụ thể và chi tiết nhất mà chưa có nhà tuyển dụng nào “hé lô” cho bạn
1. Các vị trí việc làm trong ngành Logistics mà các thực tập sinh Logistics cần chú ý
1.1. Nhân viên kinh doanh Logistics
Là nhân viên bán hàng và hàng hóa được mang ra bán chính là các dịch vụ vận chuyển. Công việc đặc thù của bộ phận này chính là luôn tiếp xúc với khách hàng, luôn cách biết tiếp cận và xúc tiến hành vi mua hàng. Đây không những là bộ phận tạo nên doanh thu lớn cho công ty mà còn tạo nên độ uy tín nhất định trong mắt khách hàng
Công việc cụ thể:
- Tìm kiếm khách hàng trong lĩnh vực hàng hải, hàng không, vận tải nội địa và xuất nhập khẩu.
- Tiếp cận và tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Bao gồm chào giá, lên dự thảo hợp đồng, lập thủ tục và ký kết hợp đồng.
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, đối tác…
- Giới thiệu các dịch vụ của quý công ty đến khách hàng.
- Chăm sóc khách hàng hiện tại, tìm kiếm và phát triển mối quan hệ với khách hàng mới.
- Giao dịch với khách hàng theo phân công, trả lời các câu hỏi thông thường của khách hàng qua mail, điện thoại.
Kiến thức cần trang bị:
- Kiến thức cơ bản về bán hàng, hàng hải.
- Kĩ năng mềm: xử lí tình huống, giao tiếp tốt, có tính kiên nhẫn và độ tinh tế cao.
Mức lương trung bình: 6,000,000 đến 8,000,000 đồng
Đọc thêm bài viết: 4 “bí mật” hấp dẫn của Ocean Freight mà dân ngành Logistics phải biết
1.2. Nhân viên chứng từ
Là bộ phận tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng nhập, hàng xuất được chở trên tàu. Bộ phận này có trách nhiệm đảm bảo được tính chính xác của chứng từ về hàng hóa xuất – nhập trên tàu trước khi thông quan. Nhằm bảo đảm việc giao hàng cho khách hàng được tuân thủ theo đúng quy trình, đúng thủ tục pháp lý.
Công việc cụ thể:
- Soạn thảo, đàm phán các điều kiện, điều khoản của hợp đồng liên quan đến việc xuất – nhập khẩu.
- Kiểm tra được tính hợp lệ của bộ chứng từ nhập khẩu trước khi tiến hành thanh toán.
- Chuẩn bị hồ sơ thông quan nhập khẩu, tờ khai thông quan nhập khẩu hàng hóa nội địa.
- Kiểm tra chính xác hồ sơ nhập khẩu đối với các hàng hóa được đưa về kho ngoại quan. Phối hợp với kho ngoại quan để đưa hàng về kho.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, dở hàng tại cảng, cửa khẩu.
- Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu hàng theo yêu cầu.
- Tìm hiểu các thủ tục xuất nhập khẩu hàng khi được yêu cầu.
- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ.
Kiến thức cần trang bị:
- Kiến thức chuyên môn liên quan đến thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh.
- Kỹ năng: ngoại ngữ tốt, thành tạo tin học văn phòng, giao tiếp và xử lí tình huống linh hoạt, tỉ mí và có tinh thần trách nhiệm cao.
Mức lương trung bình: 6,000,000 đến 8,000,000 đồng
1.3. Nhân viên thu mua
Bộ phận thu mua là bộ phần cần có tính học hỏi rất cao và luôn phải cập nhật về giá cũng như thông tin về các nguyên vật liệu mới một cách liên tục. Một chuyên viên thu mua cần phải đảm bảo các nguyên vật liệu và dịch vụ phục vụ cho sản xuất của công ty được mua từ các nhà cung ứng uy tín.
Công việc cụ thể:
- Liên hệ với các hãng tàu đặt booking vận chuyển hàng về cảng.
- Thực hiện các công việc thanh toán quốc tế cho người thụ hưởng nước ngoài.
- Chuẩn bị, kiểm tra các hồ sơ thông quan hàng hóa nhập khẩu/ hồ sơ tham vấn và đi tham vấn trực tiếp với hải quan.
- Theo dõi tiến độ đơn hàng từ lúc nhận giao dịch đến lúc nhận hàng.
- Tiếp nhận, phản hồi những thông tin khiếu nại về sản phẩm đối với nhà cung ứng.
- Cập nhật báo cáo tồn kho hằng ngày cho Ban Giám Đốc, phòng Kinh doanh và khách hàng.
Kiến thức cần trang bị:
- Kỹ năng: “năng khiếu” kinh doanh, quản lí tài chính, khả năng giao tiếp và đàm phán, am hiểu rộng về thị trường quốc tế, có tinh thần sáng tạo và không ngừng đổi mới….
Mức lương trung bình: 10,000,000 đến 15,000,000 đồng
1.4. Nhân viên thanh toán quốc tế
Bộ phận thanh toán quốc tế có nhiệm vụ hỗ trợ khách hàng thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như:
- Mở̉ L/C (Letter of Credit): đây là mộtphương thức thanh toán bằng thư tín dụng hoặc tín dụng thư.
- chuyển T/T (Telegraphic Transfer): Chuyển tiền bằng điện.
- D/P (Documentary collection): Nhờ thu kèm chứng từ.
Để kiểm tra bộ chứng từ xem có hợp lệ không…
Công việc cụ thể:
- Lập các báo cáo, công nợ gửi đến khách hàng trong nước lẫn nước ngoài.
- Kiểm tra và tiến hành theo dõi chi tiết công nợ.
- Làm hồ sơ thanh toán với khách hàng.
- Đối chiếu, dò soát dữ liệu, chứng từ về chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kiểm tra, theo dõi các hóa đơn đầu vào, kê khai thuế giá trị gia tăng.
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan vào phần mềm kế toán.
Kiến thức cần trang bị:
- Kiến thức chuyên môn về các ngành liên quan đến tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh tế, nghiệp vụ ngoại thương…
- Kỹ năng: Thông thạo ngoại ngữ, chịu được áp lực cao, có tinh thần trách nhiệm cũng như tính kỷ luật cao, thành thạo tin học văn phòng….
Mức lương trung bình: 6,000,000 đến 8,000,000 đồng
1.5. Nhân viên hiện trường
Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để hoàn tất các thủ tục thông quan và nhận hàng từ các doanh nghiệp vận tải.
Bộ phận này thường làm việc nhiều với các công ty Forwarder và các công ty dịch vụ khai báo hải quan
Công việc cụ thể:
- Làm các thủ tục thông quan, kiểm tra hàng hóa tại các chi cục hải quan.
- Làm việc tại các cảng, kho bãi.
- Phối hợp giữa hoạt động của các nhân viên tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu và hải quan cửa khẩu.
- Tiến hành giao dịch với khách hàng trong suốt quá trình cung ứng dịch vụ.
- Hiểu thêm về hàng hóa và chứng từ trước khi ra cửa khẩu.
- Thực hiện các giao nhận hàng hóa xuất – nhập khẩu.
Kiến thức trang bị:
- Kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa, chạy lệnh và có kinh nghiệm trong việc thông quan hàng hóa.
- Kỹ năng: giao tiếp tiếng Anh tốt, khả năng ứng xử, giao tiếp và xử lí tình huống tốt, làm việc nhóm cũng như làm việc độc lập tốt, biết quản lí thời gian, công việc 1 cách khoa học.
Mức lương trung bình: 6,000,000 đến 8,000,000
1.6. Nhân viên giao/nhận vận tải (Forwarder)
Bộ phận giao nhận là bộ phận chiu tất cả trách nhiệm mọi khâu trong việc chuyển thư từ, kiện hàng hay hàng hóa. Bộ phận này có thể tổ chức các chuyến hàng tùy theo kế hoạch đề ra. Bởi các cấp trên, bảo đảm được việc bốc hàng lên phương tiện và lựa chọn được lộ trình phù hợp nhằm tối ưu được thời gian giao nhận
Công việc cụ thể:
- Nhận chứng từ, D/O từ khách hàng, hãng tàu, các công ty Logistics
- Tiếp nhận hồ sơ để hoàn thành các thủ tục đang ký/khai báo ở cảng, sân bay, ICD
- Hoàn tất các thủ tục kiểm dịch thực vật, động vật, giám định, kiểm tra chất lượng, y tế theo yêu cầu của từng lô hàng
- Làm các thủ tục giao nhận hàng hóa/container với nhà vận chuyển tại cảng. Theo dõi việc thực hiện của các nhà vận chuyển với lô hàng đã giao
Kiến thức trang bị:
- Kỹ năng làm việc qua điện thoại, thuyết trình, giao tiếp, nắm bắt tâm lí . Đây là những kỹ năng cần thiết đối với một nhân viên giao nhận. Bên cạnh đó tính kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ và nhạy cảm cao. Cũng sẽ là ưu thế lọt vô “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.
Mức lương trung bình: 8,000,000 đến 10,000,000
Ngoài ra còn có những vị trí làm việc khác trong ngành Logistics. Bạn có thể tìm hiểu thêm đó là nhân viên kho bãi, cung ứng; nhân viên cảng; nhân viên chăm sóc khách hàng; nhân viên hải quan. Tùy thuộc vào lĩnh vực bạn đang học, đam mê mà có thể ứng tuyển vào vị trí làm việc mà mình mong muốn.
Đọc thêm bài viết 11 loại chứng từ xuất nhập khẩu mà dân ngành Logistics phải biết
2. Kinh nghiệm khi xin việc thực tập Logistics:
Phần lớn sinh viên khi chuẩn bị đi thực tập sẽ bỡ ngỡ từ khâu chọn việc làm cho đến môi trường công sở. Vậy nên để chuẩn bị cho con đường mình đi đúng hướng thì những kinh nghiệm dưới đây sẽ vô cùng cần thiết khi bạn đi thực tập
2.1. Lựa chọn nơi thực tập Logistics:
Chọn một doanh nghiệp để thực tập là điều vô cùng quan trọng. Vì không phải công ty nào cũng phù hợp với bạn. Vì vậy, cần tìm hiểu nghiệp vụ của từng vị trí để có thể quyết định lựa chọn sao cho phù hợp. Sau khi đã hiểu rõ về nghiệp vụ thì bước tiếp theo đó là tìm kiếm công ty đi thực tập.
Ngày nay, không mấy khó khăn để tìm kiếm nơi thực tập phù hợp với bản thân. Bạn đọc cần tìm hiểu kĩ những trang chuyên tuyển dụng vị trí thực tập Logistics cho sinh viên. ột số gợi ý dưới đây có thể giúp bạn tham khảo để tìm kiếm vị trí thực tập uy tín:
- Website của doanh nghiệp: Việc cập nhật thông tin tuyển dụng từ website chính thức của nhà tuyển dụng là một lựa chọn vô cùng thông minh. Tại website chính thức của họ sẽ luôn được cập nhật thông tin tuyển dụng một cách chính xác và vô cùng nhanh chóng. Ngoài ra có thể chủ động liên lạc với bộ phận hành chính nhân sự và để xuất muốn trở thành thực tập sinh Logistics.
- Các hội nhóm chuyên việc về lĩnh vực Logistics trên các nền tảng xã hội (Facebook): Điều nổi trội khi tham gia các nhóm này đó chính là có thể dễ dàng tiếp cận, trao đổi thông tin với nhà tuyển dụng tại các bài viết mà họ đăng tải. Một điều cần lưu ý đó chính là có nhiều trang, hội nhóm có thể lấy thông tin của bạn và tận dụng nó để lừa đảo nên hãy tìm hiểu thật kỹ lưỡng nhé.
- Qua trường học và người quen: Nếu bạn ngại tìm kiếm một nơi thực tập Logistics bạn có thể thực tập theo sự sắp xếp của nhà trường và khi đi thực tập như vậy bạn phải chấp nhận không lương hoặc chỉ sẽ nhận được một khoản trợ cấp nhỏ. Ưu điểm khi đi thực tập dưới sự sắp xếp của trường đó là không tốn nhiều thời gian, tìm kiếm nơi thực tập và không cần phỏng vấn
2.2. Chuẩn bị CV thực tập Logistics:
Tùy thuộc vào từng vị trí khác nhau mà mẫu CV xin việc cho từng bộ phận sẽ khác nhau nên cần điều chỉnh sao cho phù hợp vị trí cần ứng tuyển. Các bản CV cần được chuẩn bị kĩ lưỡng để thu hút nhà tuyển dụng. Những công việc bán thời gian liên quan đến công việc bạn ứng tuyển hoặc những thành tích học tập chuyên ngành tốt sẽ thu hút “ánh nhìn” của ban tuyển dụng đến bạn.
Ngoài ra có thể cân nhắc nên dùng mẫu CV tiếng Việt hay tiếng Anh. Bởi đa phần những ngành nghề liên quan đến Logistics yêu cầu trình độ tiếng Anh và tùy thuộc vào vị trí công việc mà mức độ sử dụng các kỹ năng sẽ nhiều hay ít. Bên cạnh đó, bạn có thể gửi thư xin việc hoặc đơn xin việc tùy thuộc vào từng doanh nghiệp.
2.3. Phỏng vấn việc làm thực tập Logistics:
Không phài bất kì công ty về mảng Logistics nào cũng nhận hết sinh viên làm thực tập sinh cho công ty của họ. Vì vậy cần chuẩn bị thật kĩ để không bị bối rối trong buổi phỏng vấn và quy trình sàng lọc hồ sơ và phỏng vấn của các doanh nghiệp đều không giống nhau.
Bên cạnh đó bạn có thể liệt kê các câu hỏi phỏng vấn về mảng Logistics nhà tuyển hay hỏi và câu hỏi giới thiệu, các kế hoạch dự định trong tương lai, những mong muốn gì khi thực tập và điều vô cùng quan trọng là nên học cách trả lời trước ở nhà từ đó nhằm điều chỉnh sao cho hợp lí và điều cuối cùng đó chính là phong thái tự tin giúp bạn giành được 50% chiến thắng để được nhận vào thực tập rồi đấy.
2.4. Việc làm thực tập Logistics nên chọn những vị trí nào?
Khi đã xác định ứng tuyển thực tập Logistics. Bạn nên tìm hiểu trước một số vị trí phổ biến nằm trong khả năng của bản thân. Hiện nay các công ty chuyên về mảng này hay tuyển dụng những vị trí thực tập sinh Logistics phổ biến sau:
- Nhân viên sale xuất nhập khẩu (nhân viên kinh doanh)
- Nhân viên mua hàng (thu mua)
- Nhân viên hiện trường (OPS – Operations)
- Trợ lý phòng vật tư
Các bạn sinh viên nên cần tìm hiểu trước các yêu cầu và nhiệm vụ của từng vị trí công việc. Cũng như chuẩn bị những kiến thức chuyên môn thật tốt trước khi đi thực tập. Bởi vì đối với những sinh viên đithực tập để gặt lấykinh nghiệm có thể học hỏi dần. Do vậy, khi nền tảng kiến thức không có thì không có công ty nào nhận̉!
Đọc thêm bài viết: 11 quy tắc “nằm lòng” incoterms 2020 bạn phải biết
3. Kinh nghiệm thực tập Logistics dành cho sinh viên:
Các bạn sinh viên khi đã được nhận làm thực tập sinh. Thì nên cần bổ sung thêm những kiến thức, nhằm phục vụ cho công việc tương lai của mình. Khi làm việc, người đào tạo không phải lúc nào cũng giám sát bạn 24/7 được. Nên bản thân bạn cần chủ động tìm hiểu vấn đề trước khi hỏi người đào tạo.
3.1. Trau dồi kiến thức tin học:
Bất kể ngành nghề nào cũng cần sử dụng đến những kiến thức tin học văn phòng cơ bản, bạn phải hiểu và biết hết những công cụ và chức năng cơ bản của word, excel. Tùy từng vị trí công việc mà tần suất sử dung sẽ khác nhau. Ví dụ như bạn thực tập ở vị trí kế toán xuất nhập khẩu thì kiến thức về mảng excel nói riêng cũng như tin học văn phòng nói chung của bạn đều phải ở mức thành thạo.
Tính chất công việc sẽ luôn tiếp xúc với giấy tờ, soạn thảo thường xuyên. Chưa kể đến là những công việc in ấn, soạn thảo hợp đồng sẽ theo bạn hằng ngày. Cần nên tìm hiểu trước khi được nhận việc nhé!
Theo thống kê hiện nay thì có hơn 80% sinh viện thực tập được đánh giá là kiến thức còn quá yếu. Do đó nếu bản thân vẫn còn yếu về mảng này thì bạn nên bổ túc cho bản thân những kiến thức cơ bản này để tránh bị cấp trên hỏi và chỉ nhận lại câu trả lời rằng em chưa biết nhé!
3.2. Xây dựng các mối quan hệ tốt khi thực tập Logistics:
Một trong những cách tốt nhất để trau dồi kinh nghiệm nhanh trong quá trình thực tập Logistics. Đó chính là tìm một người có kiến thức nghiệp vụ giỏi. Nhằmmục đích sẽ hỗ trợ được bạn trong khoảng thời gian đầu khi tiếp xúc với công việc “mới mẻ” này.
Tạo mối quan hệ với mọi người trong công ty là điều vô cùng cần thiết. Vì trong quá trình thực tập sẽ cần nhận sự hỗ trợ, sự giúp đỡ từ mọi người khi bạn vướng mắc một vấn đề nào đó mà chưa thể tự mình giải quyết được.
3.3. Hạn chế đặt câu hỏi mà chưa suy nghĩ hay tìm hiểu:
Việc bạn đặt câu hỏi hay gặp những vấn đề vướng mắc khi đang làm công việc. Đây là điều thường xuyên xảy đến khi nhận bất kì công việc mới nào. Và hướng giải quyết cho vấn đề này đó chính là sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm hiểu trước. Thay vì hỏi mọi người hướng giải quyết. Bạn cần hiểu là bản thân họ cũng có công việc cần phải hoàn thành. Chẳng một ai dư giả thời gian để chỉ cho bạn từng chút một được nên hãy hạn chế đặt câu hỏi khi chưa suy nghĩ hay tìm hiểu nhé!
4. Những websites tìm việc làm cho thực tập Logistics:
Theo con số thống kê từ các giới chuyên gia cho rằng. Cử nhân có tấm bằng đại học tại Việt Nam thất nghiệp rơi vào khoảng 200,000. Trong khi đó nhu cầu tuyển dụng được nguồn lao động chất lượng, được đào tạo bài bản vẫn không ngừng tăng lên. Như vậy, cho thấy cơ hội để ứng viên và nhà tuyển dụng gặp nhau là vô cùng to lớn.
Thấu hiểu được nỗi lo lắng của các bạn tân sinh viên mới ra trường. Vẫn chưa có kinh nghiệm thì bài viết hôm nay sẽ đề cập đến những website tìm việc chất lượng. Để bạn có thể tìm được những công việc thực tập Logistics part-time hoặc full-time phù hợp với bản thân nhé!
4.1. VIETNAMWORKS:
- Là trang web tìm kiếm việc cho thực tập sinh Logistics cũng như những nhóm ngành nghề khác được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ năm 2012.
- Nguồn ứng viên chất lượng và đa dạng, thông tin được cập nhật nhanh chóng và đầy đủ.
- Giao diện của website cho phép bạn tìm kiếm công việc theo nghề nghiệp, theo chức vụ, theo địa điểm.
- VIETNAMWORKS thường cung cấp các thông tin tìm kiếm việc làm đòi hỏi trình độ và kinh nghiệm.
4.2. CAREERBUILDER:
- Là trang web cung cấp các thông tin tuyển dụng toàn cầu. Đây cũng là điều khác biệt của trang web này so với những đối thủ cạnh tranh khác.
- Giao diện của web cũng cho người dùng tìm kiếm công việc theo chức danh, nghề nghiệp cũng như địa điểm.
- Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các mức lương theo mong muốn. Hoặc cấp bậc mong muốn bao gồm sinh viên thực tập, sinh viên mới ra trường, nhân viên, trưởng nhóm…
4.3. LINKEDIN:
- Là mạng xã hội nghề nghiệp vô cùng phổ biến, mọi người dùng kết nối với nhau, biết thông tin về nghề nghiệp cũng như kinh nghiệm của nhau.
- Cho phép 1 tài khoản kết nối tối đa 5000 người dùng khác vậy nên phải tận dụng cơ hội này để có thể kết nối với các nhà tuyển dụng.
- Khi tạo tài khoản LINKEDIN cần cập nhật đầy đủ profile của bản thân. Bao gồm thông tin, trình độ học vấn, kĩ năng, kinh nghiệm… để tạo tác phong chuyên nghiệp và nếu may mắn nhà tuyển dụng sẽ gửi lời mời ứng tuyển đến bạn.
4.4. JOBSTREET:
- Là website hỗ trợ người dùng một cách tối ưu nhất trong việc tìm kiếm việc làm trên phạm vi toàn quốc.
- Nguồn thông tin tuyển dụng ở trang web đều rất chất lượng và đảm bảo.
- Người dùng có thể tạo hồ sơ cá nhân, nhận email việc làm để có thể trao đổi trực tiếp và ứng tuyến nhanh chóng nhất.
- Ngoài cung cấp các đầu việc trong nước, Jobstreet. òn có thêm mục tìm kiếm việc làm ở các nước khu vực châu Á giúp người dùng mở rộng phạm vi tìm việc hơn.
4.5. YBOX:
- Là kênh thông tin tuyển dụng việc làn đặc biệt dành riêng cho giới trẻ.
- Website này có khả năng kết nối người dùng với nhiều nhà tuyển dụng. Thông qua việc tổng hợp tin tức tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau.
4.6. MY WORK:
- Là website tìm kiếm việc làm uy tín với khoảng 400 nhà tuyển dụng cùng hơn 700,000 việc làm. Và hơn 200,000 thành viên liên tục.
- Nguồn thông tin ở website này đều chất lượng và đảm bảo.
4.7. VIECLAM24h:
- Là đứa con đẻ của websitecom, website tuyển dụng này hiện đang có số lượng người truy cập. Cũng như số lượng việc làm lớn nhất Việt Nam.
- Theo ước tính, mỗi tháng website sẽ có khoảng hơn 25.000 việc làm cần tới người lao động. ồng thời hàng ngày cũng có hàng trăm lượt truy cập, giúp website trở thành trang web tim việc uy tín nhất hiện nay.
4.8. Timviecnhanh:
- Đây cũng là một trong những trang web mà các bạn sinh viên truy cập khi muốn tìm vị trí để thực tập Logistics. Ngoài ra lượt tương tác cũng như số lượng việc làm, nhà tuyển dụng vô cùng lớn.
- Nguồn thông tin ở website này đều chất lượng và uy tín.
Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết về mảng thực tập Logistics. Bao gồm các thông tin về các vị trí tuyển dụng thực tập Logistics. Cũng như những kỹ năng, kiến thức cần có đối với một sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm. Những website uy tín là lựa chọn giúp bạn tìm kiếm và theo đuổi ước mơ của bản thân. Ngay khi chuỗi hành trình 4 năm đại học kết thúc.