Cập nhật lần cuối vào 24/08/2020
Ngành Công nghệ sinh học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng “ra đời” đúng lúc đại dịch covid ập đến. Từ đài truyền hình cho đến các báo mạng thời điểm này nhắc đến ngành học này tại HIU rất nhiều thông qua sản phẩm nước rửa tay diệt khuẩn. Ngoài chỉ đạo sát sao của PGS.TS Hồ Thanh Phong – Hiệu trưởng Đại học HIU cho ra mắt nhanh sản phẩm này để phục vụ cộng đồng còn có hình ảnh của Thầy trưởng Ngành – PGS.TS Lê Xuân Thám.
Thành tích học tập và nghiên cứu của Trưởng ngành
Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1978, sau thống nhất đất nước, năm 1979 người thanh niên Hà Nội vào Đà Lạt công tác tại Viện Nghiên cứu hạt nhân, thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt nam (VAEC) qua những giai đoạn gian khó nhất, được cùng các thế hệ khoa học gia bậc thầy và kỹ sư góp sức khôi phục Lò hạt nhân Đà Lạt.
Đồng thời mở ra lĩnh vực ứng dụng Công nghệ hạt nhân – Công nghệ sinh học và Nông học. Nhận bằng 1997 với Luận án PhD. được xuất bản thành sách chuyên khảo 1998 lúc làm Hậu Tiến sĩ (Postdoctor) tại Viện Hóa – Lý phóng xạ Takasaki, Viện Năng lượng Nguyên tử Nhật Bản (JAEA); phát triển ứng dụng các phương pháp hạt nhân khởi đầu từ Viện Hàn lâm khoa học Hungary, và tại Đại học Tổng hợp Eotvos Lorand, Budapest; nhà giáo – nhà khoa học trẻ được phong Phó Giáo sư năm 2004 – Hội đồng chức danh Nhà nước với điểm số công trình cao gần 24 điểm, và là Thành viên các Hội đồng Giáo sư cơ sở từ năm 2007, tham gia chấm thẩm định các ứng viên Phó giáo sư.
Từ cương vị quản lý khoa học: Trưởng phòng Công nghệ sinh học và Phó Giám đốc Trung tâm Hạt nhân quốc gia Tp.HCM, đến 2008 về Lâm Đồng giữ trọng trách Giám đốc Sở KHCN, và từ 2019 đến nay cùng các thầy cô xây dựng Bộ môn Công nghệ sinh học – Mội trường hiện đại tại Đại học quốc tế Hồng Bàng HIU, Tp. Hồ Chí Minh.
Phát huy kinh nghiệm nghiên cứu và tổ chức, Chủ trì nhiều dự án KHCN thiết thực
Các Đề tài Dự án Bộ KHCN: Nghiên cứu chọn tạo, phát triển các giống lúa thơm đột biến chiếu xạ từ 2001-2006 và Dự án quốc tế 2005-2007: TC-Project – VIE 5/015: Nâng cao chất lượng lúa đột biến từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA).
Ứng dụng đồng vị phát xạ Positron từ Máy gia tốc (Cyclotron) ở Nhật Bản như: C-11, N-13, Na-22, F-18, O-15, V-48 … ứng dụng nghiên cứu sinh lý học cây lúa và nấm Linh chi và có nhiều công bố khoa học lôi cuốn…
Phát triển sản xuất nấm – Tài nguyên Nấm Vườn quốc gia Cát Tiên, 2004-2010: Nấm Linh chi tím quế và hoạt chất quí mới công bố quốc tế quan trọng (8/2020), Giải trình tự Bộ Genome và tách chiết hoạt chất dược tính chống tế bào ung thư.
Bảo tồn phát triển nguồn gene bò tót lai quí hiếm vùng Lâm Đồng – Khánh Hòa – Ninh Thuận định hướng ứng dụng chọn giống (2015-2018) – Cấp Nhà nước (Bộ HCN).
Nổi bật là tác giả 5 tập sách chuyên khảo về nấm học và khoa học hạt nhân ứng dụng. Cùng cộng sự đã cặm cụi nghiên cứu dày dặn, công bố khoảng 150 công trình khoa học trên các tạp chí chuyên môn trong nước và quốc tế với vài trăm lượt trích dẫn trên thế giới.
Truyền cảm hứng với Giảng dạy – Đào tạo Đại học và trên Đại học
Thầy say sưa và nhiệt huyết với bao lớp sinh viên trong quá trình tham gia giảng dạy đào tạo rất sớm tại: Đại học Đà Lạt từ 1980-1981,… Đại học Khoa học tự nhiên Tp. HCM, từ 2000 và Đại học Nha Trang từ 2005,… Hướng dẫn tốt nghiệp Đại học hàng trăm Cử nhân, hơn 30 Thạc sĩ, trong đó có Thạc sĩ Đại học Paris Sud 11. Lựa chọn và hướng dẫn Luận án Tiến sĩ (PhD. Đại học Chiba, Nhật Bản, 2008) cùng Giáo sư Akira Suzuki và các NCS theo Quyết định của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam (2017) và ĐH Nông lâm Tp. HCM (2018)
Với các thành tích khoa học và đào tạo được ghi nhận và khen thưởng:
– Bằng khen và Huy hiệu Lao động sáng tạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 2000; Bằng khen của Chủ tịch UBND và Bí thư Tỉnh Lâm Đồng trao tặng (2011, 2013, 2016); Bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&CN: Nguyễn Quân trao tặng (2014).
– Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA tôn vinh năm 2014 cùng Trung tâm Hạt nhân Tp. HCM về thành tựu nghiên cứu đóng góp tạo giống lúa đột biến.cùng với Anh hùng Lao động Hồ Quang Cua và TS. Trần Tấn Phương ở Sóc Trăng với bộ giống lúa ST nổi tiếng thế giới.
Vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm 2015.
Sau đó, từ năm 2019 chuyển về công tác chuyên giảng dạy đào tạo tại Đại học quốc tế Hồng Bàng với vai trò Trưởng Bộ môn – Trưởng Ngành Công nghệ sinh học – Môi trường. Hội tụ và sát cánh cùng các giảng viên gồm 5 Tiến sĩ (có 2 Phó Giáo sư) trong đó bao gồm cả Tiến sĩ Alon Meizler, Israel từ Đại học RMIT Melbourne, Australia và 5 Thạc sĩ, tích cực cùng nhau hoàn chỉnh Bộ Chương trình giảng dạy Ngành Công nghệ sinh học tích hợp các yếu tố của Chuyên ngành Công nghệ sinh học Y-Sinh-Dược từ ĐH Quốc gia Singapore (NUS); Chuyên ngành CNSH Môi trường hội tụ từ Israel, Liên bang Nga, Thailand, Trung Quốc, Đức và Australia và nhất là Chuyên ngành Khoa học Dinh dưỡng và Công nghệ Thực phẩm với tinh hoa từ Nhật Bản và các nước.
Thầy chia sẻ: “Tôi mong muốn cùng các lớp sinh viên HIU lên Con tàu Tri thức vươn xa ra biển lớn khởi nghiệp. Thành công của các em là niềm tự hào và mãn nguyện trong cuộc đời giảng dạy”.
TT-TS