Cập nhật lần cuối vào 21/10/2022
Ngành Thương Mại Điện Tử (E-Commerce) ngày càng trở nên phát triển. Kéo theo các hoạt động Logistics trong lĩnh vực thương mại điện tử (E-Logistics) phát triển chóng mặt. Đặc biệt hơn cả là trong thời kì dịch bệnh Covid-19 ngày càng gia tăng. Như hiện nay, chúng tác động trực tiếp đến hoàn toàn chuỗi cung ứng điện tử.
Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện tại thì nhà nhà, người người đang dần chuyển sang phương thức mua hàng trực tuyến. Thay vì mua hàng theo kiểu truyền thống như trước. Điều này xuất phát từ việc bảo vệ sức khỏe của chính mình.. Thêm vào đó, tốc độ giao hàng đóng vai trò then chốt trong quyết định mua trực tuyến ở cửa hàng bạn. Hay cửa hàng đối thủ vì cơ bản tâm lí mọi người cho rằng việc chờ đợi giao hàng là một điều gì đó không cần thiết.
Để đáp ứng nhu cầu trên, các doanh nghiệp đã mạnh tay đầu tư vào nhân lực, kho hàng. Cũng như đội ngũ giao hàng. Tất cả đã thúc đẩy E-Logistics trở nên nóng hơn bao giờ hết. Bài viết dưới đây sẽ là chìa khóa giải đáp mọi thắc mắc của bạn về E-logistics – ngành công nghiệp “gà đẻ trứng vàng” này.
1. E-logistics trong lĩnh vực Thương mại điện tử (B2C)
Trong lĩnh vực thương mại điện tử E-commerce, Logistics đóng vai trò chủ đạo trong việc quyết định lợi nhuận của một doanh nghiệp. Thương mại điện tử là mô hình kinh doanh bán hàng online thông qua kênh bán hàng trực tuyến. Với tính đặc thù là độ bao phủ thị trường rộng, độ phân tán hàng hóa cao, quy mô bán lẻ với tần suất mua lớn. Cùng các mặt hàng đa dạng và điều nổi bật chính là thường yêu cầu giao nhận nhanh chóng và thu nhận tiền tận nơi.
E-logistics trong thương mại điện tử B2C (viết tắt của Business to Customer). ược hiểu là toàn bộ hoạt động nhằm hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng hóa. Từ nơi cung ứng đến nơi tiêu dùng thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử. Theo các chuyên gia đầu ngành Logistics phân tích thì có đến 40% tổng chi phí bán hàng trên mạng. Tập trung vào sau giai đoạn khách hàng nhấn vào biểu tượng mua trên mọi nền tảng thương mại điện tử.
Và khi khách hàng trở thành một người mua trong một sàn giao dịch online. Thì các doanh nghiệp bắt đầu chuẩn bị cho quá trình E-logistics.
Xử lí và thực hiện các đơn hàng cho khách hàng, thanh toán, đổi trả hàng hóa và thu nhận lại những hàng hóa không ưng ý… là các nội dung căn bản của logistics trong môi trường đầy “béo bở” này.
Bên cạnh những điều trên thì các vấn đề về pháp lí, cơ sở hạ tầng liên quan đến Internet. Và chuỗi hệ thống thanh toán không ngừng được cải thiện. Điều này cũng là yếu tố giúp tỉ suất truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng.
Số liệu trên cho thấy được thói quen của người tiêu dùng khi mua sắm trực tuyến. Thông qua các sàn giao dịch điện tử này đã và đang có nhiều bước chuyển mình ngày càng tích cực. hưng hiện nay khó khăn lớn nhất đó chính là hệ thống Logistics.
Đối với hình thức bán lẻ theo phong cách truyền thống. Thì giới hạn bán kính phục vụ thị trường của các nhà bán lẻ là yếu tố tiên phong quyết định đặc điểm khách hàng và các nỗ lực cung ứng dịch vụ
Nhưng đối với hình thức bán lẻ B2C thì giới hạn bán kính phục vụ thị trường thường được mở rộng không giới hạn.
Ví dụ điển hình cho hình thức này. Chính là một khách hàng nữ luôn ưa chuộng những dòng túi xách cao cấp. Đến từ nhà mốt Dior cũng có thể đặt hàng qua website của sản phẩm. Các thông tin liên quan đến đơn hàng sẽ được truyền đi và chấp nhận với tốc độ gần như tuyệt đối.
Tuy vậy, hàng hóa không thể có mặt tức thời. Như thỏa thuận mua hàng điện tử. Mà cần phải vượt qua nhiêu hàng nghìn cây số. ũng như vượt qua cả vạn hải lí để đến được tay khách hàng.
Toàn bộ các hoạt động nhằm vận chuyển hàng hóa. Từ nơi cung ứng đến kịp tay khách hàng được gọi là hoạt động E-logistics.
2. Lợi ích khi sử dụng loại hình dịch vụ E-logistics:
Tính đặc thù của loại mô hình E-commerce này đó là có độ bao phủ thị trường rộng. Và độ phân tán hàng hóa cao cùng quy mô nhỏ lẻ với tần suất mua lớn và các mặt hàng đa dạng. hường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi.
Các dòng di chuyển hàng hóa sẽ ngày càng mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên các hoạt động về E-logistics. Sẽ có những khác biệt rất lớn với so với Logistics truyền thống. Nếu không được tổ chức có kế hoạch thì hiệu quả của loại mô hình này sẽ giảm đáng kể.
Các lợi ích của phân phối trực tuyến là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp. Do đó khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch. Thông qua mọi thiết bị số như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh (smartphone)… có khả năng truy cập vào mạng lưới Internet.
Điều này giúp nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất liên hệ trực tiếp với khách hàng. Và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách ngay lập tức và vào bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời tạo ưu đãi về giá và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho và phân phối ở mức chi phí thấp hơn.
3. Các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động E–logistics:
3.1. Lưu kho:
Các hoạt động liên quan đến việc quản lí và lưu trữ hàng hóa. Cần đảm bảo độ chính xác cao, linh hoạt, trong trường hợp áp dụng các loại máy móc, thiết bị tự độngvà sử dụng các phần mềm quản lí kho.
Nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn dán nhãn, mã vạch, phân loại và thiết lập danh mục hàng để đảm bảo về thời gian lẫn tốc độ.
3.2. Chuẩn bị đơn hàng:
Việc ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu chuẩn bị đơn hàng. Là việc vô cùng quan trọng vì chính điều này sẽ cho phép tăng năng suất chuỗi cung ứng, nâng cao được độ chính xác, giảm được thời gian chờ đợi của khách hàng đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả bán hàng.
3.3. Giao hàng:
Công việc này bao gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho khách hàng, cập nhật thông tin đến khách hàng. Các dịch vụ bán lẻ B2C có thể tiến hành hoạt động giao hàng. Nếu có đủ chi phí cũng như kinh nghiệm xây dựng, đào tạo và quản lí tốt đội ngũ giao hàng.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn và thiếu năng lực. Họ thường phải thuê các dịch vụ giao nhận từ công ty Logistics bên thứ 3
Nhà bán lẻ B2C thường sử dụng một số phương thức giao hàng khác nhau. Chính những phương thức này sẽ quyết định được số lượng dịch vụ Logistics và mức độ tham gia ít hay nhiều vào các giao dịch liên quan đến E-logistics.
3.4. Giao hàng tại kho của người bán:
Hình thức mua hàng online, khách đến lấy tại cửa hàng (hay còn được biết đến là Buy online, Pick-up in-store). Là khách hàng sẽ đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng.
Phương thức trên được coi là phương thức sơ khai nhất của lĩnh vực này. ì vốn không thuận tiện cho khách hàng. Tuy vậy, các doanh nghiệp có khả năng cung ứng dịch vụ Logistics vẫn có thể sử dụng được.
3.5. Giao hàng tại địa chỉ của người mua:
Hình thức mua hàng online, giao hàng tận nhà (tức Buy online, ship to store) là cho phép hàng hóa được giao đến vị trí. Mà khách hàng yêu cầu, tạo được sự thuận lợi cho khách hàng. Nhưng đồng thời lại làm tăng chi phí và nguồn nhân lực Logistics một cách đáng kể.̉
Nhà bán lẻ B2C lúc này sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và giao hàng. Trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận thì rất khó để thực hiện.
3.6. Dropshipping:
Là hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển, là mô hình rất tối ưu. Cho phép các doanh nghiệp mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến khách hàng của họ.
Nhà bán lẻ B2C chỉ đơn giản chỉ là hợp tác với nhà cung cấp. ó khả năng vận chuyển và liệt kê danh mục hàng hóa của họ có để bán.
Sau đó, khi nhận được đơn đặt hàng. Đơn này sẽ được chuyển tiếp tới các nhà cung cấp để thực hiện.
Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp. Từ nhà kho của họ tới khách hàng của các doanh nghiệp. Và ngay lúc này các doanh nghiệp chỉ cần trả phí vận chuyển cho đơn hàng.
Lợi ích của dropshipping đó chính là không cần nhiều vốn, không tồn kho, quay vòng vốn nhanh, không có áp lực về thời gian.
Đặc biệt nó phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ B2C hoàn toàn thiếu mạng lưới nhà kho, phương tiện vận tải, đội ngũ giao hàng. Vì đã tận dụng được toàn bộ năng lực logistics của nhà cung ứng.
4. Tiềm năng và triển vọng phát triển lĩnh vực E-logistics tại Việt Nam:
Các công ty Logistics lớn tại Việt Nam đã có sự chuẩn bị và sử dụng loại hình dịch vụ E-logistics.
Bằng chứng cho thấy điều đó chính là theo tờ advantage.vn đưa tin thì DHL. Là công ty nổi tiếng chuyên cung cấp các dịch vụ Logistics toàn cầu. Với số lượng đơn hàng vận chuyển trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tăng từ 10% (năm 2013) lên 20% (năm 2016) trong tổng số các đơn hàng quốc tế.
Có thế thấy được rằng DHL đã rất thành công trong công cuộc tiên phong. Và dẫn đầu trong lĩnh vực ứng dụng các tiến bộ của E-logistics trong hoạt động giao nhận. Cũng như quản lí toàn bộ chuỗi cung ứng.
Theo vilas.edu đề cập thì Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết thì ngành Logistics Việt Nam chiếm khoảng 20 đến 25% GDP với mức dự báo tăng trưởng khoảng 12% mỗi năm trong tương lai gần.
Cộng thêm vào đó là sự tăng trưởng cao của ngành thương mại điện tử. Mang lại nhiều cơ hội cho các công ty Logistics. Nhằm để khai thác tiềm năng thị trường.
Cũng theo công ty chủ quản McKinsey ước tính được rằng. Dịch vụ Logistics theo hợp đồng chỉ chiếm vỏn vẹn 20% thị phần phân phối đơn hàng của thị trường bán lẻ. Và hàng tiêu dùng toàn thế giới.
Phần còn lại của thị trường thường được chi phối ba đối tượng khác. Như “gã khổng lô”̀ về lĩnh vực thương mại điện tử, các công ty khởi nghiệp hoặc dịch vụ hậu cần nội bộ của các thương hiệu.
Ví dụ cho thấy được sự tăng trưởng rõ rệt trên. Đó chính là Giao Hàng Nhanh đã thực hiện hơn 800 nhà bán hàng trực tuyến, 20. Trong số đó là các trang thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng có quy mô lớn hơn như Tiki.
Thách thức mà E-logistics phải đối mặt:
+ Mặc dù đã có mạng lưới Logistics của riêng mình. Nhưng các công ty vẫn phải dựa vào các đối tác 3PL. Để thực hiện các đơn đặt hàng dựa trên các nhu cầu của lĩnh vực E-logistics đang phát triển.
+ Thêm vào đó, nền kinh tế Việt Nam chủ yếu dựa trên tiền mặt với hầu hết các giao dịch. Được thực hiện bằng tiền mặt để thanh toán.
+ Các công ty thương mại điện tử buộc phải dựa vào tiền mặt. Khi giao hàng chính điều nay dẫn đến chi phí hoạt động sẽ cao hơn mức bình thường.
+ Các hãng cung cấp các dịch vụ liên quan đến E-logistics phải đối mặt với tình trạng sản phẩm bị đổi trả lại do bị hư hỏng, hư hại.
+ Số liệu cho thấy khoảng 75% các đơn hàng thương mại điện tử hàng ngày. Thường được giao dịch ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, những nơi có lượng truy cập lớn cũng sẽ làm tăng chi phí
+ Khung pháp lí và các quy định liên quan đến lĩnh vực E-logistics vẫn còn gặp nhiều khó khăn và nhiều phức tạp
+ Các vấn đề liên quan đến chặng cuối cần phải được giải quyết. Và việc vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng ở khu vực nông thôn. Cũng như vùng sâu vùng sa vẫn còn là một thách thức
Do vậy:
- Tốc độ phát triển của lĩnh vực thương mại điện tử (E-logistics). Đã đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam.
- E-logistics hiện nay được xem như là 1 mảnh đất màu mỡ. Để các ông lớn đầu ngành của Logistics tại nước ra như Indo Tran Logistics, ITL Corp’s Speedlink hay Giao Hàng Nhanh. Đã tham gia vào và phục vụ cho các sàn giao dịch thương mại điện tử. Như Tiki, Shopee, Lazada nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người bán lẫn người mua.
- Tuy nhiên, những thách thức mà ngành phải đối mặt cũng không hề nhỏ. Như các vấn đề liên quan đến chi phí, quy trình thực hiện đơn hàng – fulfillment…
Bài viết trên cho bạn thấy toàn cảnh về lĩnh vực thương mại điện tử (E-logistics). Trong ngành Logistics cũng như tiềm năng và triển vọng của nhóm ngành nghề này.
Chúng ta vẫn sẽ tin tưởng vào tương lai đầy hứa hẹn của E-logistics. Xu hướng sẽ ngày càng phát triển và mở rộng mang lại nguồn lợi nhuận cho nền kinh tế nước nhà trong tương lai gần sau cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra.
Đọc thêm các bài viết liên quan tại đây