Cập nhật lần cuối vào 21/03/2023
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là ngành học xu hướng và đang thực sự phát triển nhờ hệ thống giao thông (đường bộ, đường thủy, đường hàng không), bến cảng,.. ở nước ta ngày càng mở rộng. Chính vì vậy mà nhân lực ngành này đang thiếu hụt một lượng lớn, tiềm năng và nhu cầu việc làm của ngành liên quan tới Logistics và quản lý chuỗi cung ứng luôn ở mức cao.
Hãy cùng trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) tìm hiểu về một số thông tin quan trọng của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng vì sao lại “hot” như vậy nhé.
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng.
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sẽ bao gồm những hoạt động gì?
Hoạt động của Logistics
Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Ngoài ra Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.
Hoạt động của Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý Chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất – tồn kho – địa điểm và vận chuyển nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm công việc gì?
Với tính chất và hoạt động của Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, sinh viên tốt nghiệp ngành này ở các phòng ban như thu mua, kế hoạch, kho vận, dịch vụ khách hàng..; đảm trách và hoàn thành xuất sắc các công việc như:
- Lập kế hoạch, dự báo nhu cầu.
- Vận hành và quản lý dịch vụ logistics và chuỗi cung ứng.
- Vận hành và quản lý thu mua.
- Vận hành và quản trị xuất nhập khẩu.
- Vận hành và quản lý chăm sóc và dịch vụ khách hàng.
- Vận hành và quản lý các hệ thống kho vận, vật tư, thu hồi.
- Vận hành và quản lý sản xuất và dịch vụ.
- Phân tích và đưa ra các giải pháp tối ưu hóa hoạt động logistics và chuỗi cung ứng.
- Thiết kế giải pháp tổng thể để cải thiện các hoạt động logistics.
- Tư vấn chiến lược logistics và chuỗi cung ứng.
Về sự nghiệp lâu dài, các bạn sẽ thăng tiến lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng, nhà quản trị logistics, nhà quản trị dự án, nhà quản trị thông tin trên chuỗi, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng…
Mức lương ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng có cao như lời đồn?
Ở Việt Nam, những năm gần đây, tốc độ phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam tăng trưởng khoảng 14-16%, với quy mô khoảng 40-42 tỷ USD/năm. Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam 2021, trong số hơn 4.000 doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam, có tới 95% là doanh nghiệp trong nước, nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, khả năng đáp ứng về nhu cầu nguồn nhân lực logistics chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu của thị trường.
Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho dịch vụ logistics tại Việt Nam đang trở nên ngày càng “khan hiếm”. Theo dự báo của Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động mới và các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cũng cần trên cả triệu nhân sự có chuyên môn về logistics.
Theo dữ liệu của Salaryexplorer, một nhân viên quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam thường kiếm được trung bình khoảng 30.000.000 đồng/tháng/người. Trong đó, mức lương thấp nhất là 14.700.000 VND và cao nhất là 46.800.000 VND.
Bên cạnh đó, mức độ kinh nghiệm là yếu tố quan trọng nhất để xác định mức lương. Đương nhiên, càng nhiều năm kinh nghiệm thì mức lương càng cao. Cụ thể, Một quản lý chuỗi cung ứng có dưới 2 năm kinh nghiệm kiếm được khoảng 17.400.000 VNĐ/tháng.
Trong khi đó, người có kinh nghiệm từ 2-5 năm sẽ kiếm được 22.400.000 VND/tháng, cao hơn 29% so với người có kinh nghiệm dưới 2 năm. Trong tương lai, người có kinh nghiệm từ 5-10 năm sẽ có mức lương là 30.900.000 VNĐ/tháng, cao hơn 38% so với người có kinh nghiệm từ 2-5 năm.
Ngoài ra, những người có kinh nghiệm chuyên môn từ 10-15 năm sẽ nhận được mức lương tương đương 38.300.000 đồng/tháng, cao hơn 24% so với người có kinh nghiệm từ 5-10 năm. Nếu mức kinh nghiệm từ 15 – 20 năm thì mức lương dự kiến là 41.000.000 đồng/tháng, cao hơn 7% so với người có kinh nghiệm từ 10-15 năm.
Cuối cùng, những nhân viên có hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề được nhận mức lương là 43.700.000 VND/tháng, cao hơn 7% so với những người có từ 15 đến 20 năm kinh nghiệm.
Học ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng cần những tố chất nào?
- Thành thạo tiếng Anh: Yêu cầu đầu tiên khi đến với ngành Logistics là bạn phải giỏi tiếng Anh. Tuỳ từng vị trí sẽ có yêu cầu khả năng ngôn ngữ Anh khác nhau. Đối với nhân viên sale Logistics và mua hàng, yêu cầu trình độ giao tiếp thành thạo, viết email giao dịch với các đối tác nước ngoài. Đối với nhân viên hiện trường, nhân viên khai báo hải quan, nhân viên chứng từ cũng cần trình độ tiếng Anh tốt để đáp ứng cầu công việc.
- Chịu được áp lực tốt: Tính chất công việc phải tương tác với nhiều người hay giờ làm việc không cố định sẽ khiến bạn phải đối mặt với áp lực không nhỏ. Đặc biệt là vào những mùa cao điểm như năm mới, Giáng sinh… với số lượng hàng hóa cần được lưu thông nhiều hơn do sức mua tăng, bạn phải chấp nhận làm thêm giờ.
- Tỉ mỉ và cẩn thận: Do tính chặt chẽ của hoạt động Logistics nên những phẩm chất quan trọng của người làm Logistics là cẩn thận, tỉ mỉ và chấp hành kỷ luật trong công việc tốt. Mỗi khâu, mỗi bước cần đảm bảo đúng quy trình và thời gian thì chuỗi cung ứng mới có thể vận hành trôi chảy.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả: Nếu không có khả năng giải quyết vấn đề tốt, bạn sẽ không thể nào thành công trong lĩnh vực này. Chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng sẽ phải xem xét trên nhiều khía cạnh: Thông tin vận hành, kiến thức phát triển kinh doanh, tâm lý học… để thực hiện nhiệm vụ.
Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở đâu là tốt?
Hiện nay, có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành học này, đặc biệt là các trường chuyên về đào tạo kinh tế. Các bạn có thể lựa chọn đăng ký xét tuyển đại học chuyên ngành này tại các trường công lập hoặc ngoài công lập.
Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm một môi trường đào tạo chất lượng, chú trọng đào tạo thực hành, cơ sở vật chất tốt, chương trình đào tạo chuẩn quốc tế và đặc biệt đảm bảo cơ hội hội việc làm thì Đại học Quốc tế Hồng Bàng chính là một lựa chọn tối ưu và phù hợp.
Chương trình đào tạo chuẩn quốc tế
Ngoài những môn học về nghiệp vụ quản lý vận tải và xuất nhập khẩu, chương trình còn được thiết kế với những môn học đặc thù về kỹ thuật thiết kế, tái thiết kế, và tối ưu hóa hệ thống logistics và chuỗi cung ứng. Từ đó giúp sinh viên có kiến thức chuyên sâu hơn về khía cạnh kỹ thuật của của một hệ thống logistics và chuỗi cung ứng, đáp ứng được nhu cầu về kỹ năng và kiến thức ngày càng khắt khe của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hướng tới mục tiêu giúp sinh viên có đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế, chương trình học được xây dựng theo chuẩn quốc tế. Bạn sẽ được cung cấp kiến thức về 3 mảng chính là Vận tải – Kho vận – Xuất nhập khẩu. Từ đó, kỹ sư ngành này có thể áp dụng kiến thức đã học vào hoạt động cung ứng như phân tích, thiết kế, vận hành, tái thiết kế để cải tiến các hệ thống hay quy trình logistics và chuỗi cung ứng. Ngoài ra, bạn còn được bổ sung thêm các kiến thức về các cơ sở pháp lý, hợp đồng thương mại và vận tải để có thể linh hoạt xử lý tình huống trong thực tế.
Chương trình đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đa dạng, phong phú
+ Chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh
Ngành Logistics và QLCCU tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng được giảng dạy bằng tiếng Việt hoặc đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh. Sinh viên có thể lựa chọn chương trình học tùy thuộc vào khả năng ngoại ngữ và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Và để nâng cao cơ hội làm việc tại môi trường quốc tế, nhà trường còn đầu tư bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ của sinh viên và cam kết đầu ra IELTS 5.5 cho người học.
+ Chương trình đào tạo song ngành
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một trong những ngành học thuộc chương trình đào tạo song ngành tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Sinh viên có thể lựa chọn học một trong ba ngành: Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng, và Luật song song với ngành Logistics và QLCCU. Theo học chương trình này, sinh viên có cơ hội nâng cao kiến thức, phát triển kỹ năng, tư duy sáng tạo, đổi mới, mở rộng năng lực nghề nghiệp và đặc biệt sở hữu 2 tấm bằng đại học trong thời gian 5 năm.
Học Logistics đăng ký khối thi nào?
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của HIU (Mã ngành: 7510605) xét tuyển theo 5 phương thức với 4 tổ hợp môn gồm:
- A00: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh
Xem thêm Hướng dẫn thí sinh đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển online 2022
Như vậy, với những thông tin trên, HIU hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Logistics và QLCCU, vai trò cũng cơ hội việc làm ngành này trong tương lai. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần tư vấn, đừng ngại liên hệ đến Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng qua các kênh sau nhé:
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Cơ sở 1: 215 Điện Biên Phủ, P.15, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Cơ sở 2: 120 Hòa Bình, P. Hòa Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 028.7308.3456
Hotline: 0938 692015 – 0964 239172
Website: https://hiu.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/hiu.vn/
Email: tuyensinh@hiu.vn – admission@hiu.vn
Phòng Truyền thông – Tuyển sinh HIU