Cập nhật lần cuối vào 20/12/2021
Chắc hẳn những bạn quan tâm đến ngành Y khoa sẽ có cùng thắc mắc “Cơ hội việc làm ngành Y khoa như thế nào?”. Sự thật thì, không chỉ riêng ngành Y khoa, Học gì và làm gì sau khi ra trường? là sự quan tâm chính đáng của bất cứ sự theo đuổi ngành nghề nào, cho dù bạn chọn ngành học theo đam mê hay vì xu hướng. Bởi mục đích cuối cùng của một ngành nghề chính là tạo ra giá trị và mang lại thu nhập cho mọi người.
Nhân lực y tế ở Việt Nam còn rất thấp so với thế giới
Nguồn nhân lực y tế bao gồm: bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, dược sĩ … luôn có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thành công hay thất bại trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều số liệu trong các báo cáo cho thấy nhân lực y tế ở Việt Nam còn rất thấp so với thế giới, không đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của quần chúng nhân dân.
Cụ thể, với mục tiêu Việt Nam cần đạt được 10 bác sĩ/10.000 dân, hiện tại trung bình Việt Nam chỉ có 8 bác sĩ/10.000 dân, thậm chí ở nhiều địa phương khác, con số này còn thấp hơn rất nhiều.
Riêng ở TPHCM có chỉ số 20 bác sĩ/10.000 dân, con số này tuy đã cao gấp đôi so với chỉ số chung của cả nước nhưng nhìn ra các nước trên thế giới có hệ thống y tế chỉ tương đối phát triển thôi (chỉ số bác sĩ dao động từ 36-44-62 bác sĩ/10.000 dân) cho thấy số bác sĩ tại TPHCM hiện tại vẫn đang rất thấp so với nhu cầu. Chỉ số này nếu so với hầu hết các nước châu Âu thì thấp hơn nhiều. Đơn cử, chỉ số ở 2 quốc gia có dân số lớn là Trung Quốc 22 bác sĩ/10.000 dân và Ấn Độ là 9 bác sĩ/10.000 dân.
Cơ hội việc làm của ngành Y khoa
Ngược lại với chỉ số bác sĩ trên dân thấp, nhu cầu thăm khám, chữa bệnh, điều trị của người dân ngày càng tăng cao, đặc biệt với tình trạng dịch bệnh Covid-19 kéo dài cùng sự gia tăng dân số và các bệnh không lây nhiễm.
Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam các bệnh không lây nhiễm tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh tim, phổi tắc nghẽn, ung thư là nguyên nhân hàng đầu nhiễm gây tử vong. Báo có cho thấy cứ 10 người chết có gần 8 trường hợp do bệnh không lây nhiễm.
Thực trạng trên đã đặt ra nhu cầu cần thiết trong đào tạo lực lượng chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao. Theo các báo cáo, nhu cầu cần các bác sĩ được dự báo sẽ tăng 15% từ năm 2016 đến năm 2026, nhanh hơn nhiều so với tất cả ngành nghề khác.
Đi cùng với phương châm “Nghề y là một nghề đặc điệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”, mở ra cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho các sinh viên tốt nghiệp các ngành sức khoẻ, đặc biệt là bác sĩ y khoa tương lai – người đóng vai trò quan trọng trong thăm khám, chữa bệnh và điều trị các bệnh cấp tính và mãn tính.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng là một trong các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực y tế hàng đầu tại khu vực phía Nam. Chương trình đào tạo của HIU dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp thay vì cách tiếp cận giảng dạy truyền thống nặng về lý thuyết. Đảm bảo sinh viên khối ngành sức khoẻ nói chung, sinh viên Y khoa nói riêng ra trường có đủ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, năng lực ngoại ngữ… đáp ứng được nhu cầu hội nhập của đất nước.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Y khoa sẽ làm gì ở đây?
- Sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành Bác sĩ Đa khoa, có thể tham gia khám chữa bệnh tại các bệnh viện các cơ sở y tế.
- Giảng dạy tại các cơ sở đào tạo y dược.
- Làm việc trong các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý ngành khoa học sức khỏe cũng như các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe
- Tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo y tế, viện nghiên cứu…
- Sau khi tốt nghiệp ngành y khoa tại Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng, các tân bác sĩ có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước theo các chương trình đào tạo cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ, Bác sĩ nội trú, Bác sĩ chuyên khoa cấp I và cấp II.