Cập nhật lần cuối vào 24/01/2024
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao đặc biệt là Phục hồi chức năng (PHCN) đóng vai trò quan trọng trong điều trị chăm sóc sức khoẻ. Bối cảnh đó đòi hỏi cần có mô hình vật lý trị liệu và PHCN toàn diện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN và chất lượng cuộc sống cho cộng đồng tại Việt Nam.
PHCN đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại
Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới tại thời điểm năm 2019, cứ ba người thì có một người gặp phải tình trạng sức khỏe cần PHCN. Tỷ lệ hiện mắc các bệnh cần PHCN trên toàn thế giới là 31.200/100.000 dân, tương đương 2,4 tỷ người. Số năm sống chung với bệnh tật và PHCN không tử vong là 310 triệu năm.
Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh nhu cầu PHCN tại Việt Nam rất lớn do dân số đang già hoá; tỷ lệ khuyết tật lớn; mô hình bệnh tật thay đổi cần PHCN như: hậu COVID-19, bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đột quỵ… gia tăng rồi tai nạn thương tích cũng đang gia tăng… Ước tính cả nước sẽ có hơn 30 triệu người cần được phục hồi chức năng trong đó tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn so với nam, tập trung nhiều hơn ở độ tuổi 50- 59…
PHCN đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, không chỉ giúp cho đối tượng người bệnh phục hồi sức khoẻ sau điều trị, mà còn giúp lấy lại chức năng cho người khuyết tật, giúp họ hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
Nhu cầu người bệnh cần được PHCN lớn, song theo Bộ Y tế chỉ hơn 40% người tiếp cận PHCN. Bộ Y tế đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng tỷ lệ này lên 80%. Nắm bắt được nhu cầu đó, các khoa PHCN được thành lập và phát triển nhanh tại các Bệnh viện công lập và tư nhân, tính đến năm 2019, có tới 36/63 tỉnh có bệnh viện Phục hồi chức năng; 100% các bệnh viện đa khoa trung ương và 98% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa PHCN.
Thiếu nhân lực Phục hồi chức năng được đào tạo bài bản
Nhu cầu bệnh nhân cần phục hồi chức năng là rất lớn, keo theo nhu cầu về số lượng bác sĩ cũng như các cử nhân phục hồi chức năng. Vì vậy nguồn nhân lực hiện nay cho ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam vẫn cần bổ sung, nhất là trong bối cảnh tuổi thọ của người dân đang tăng, số lượng người cao tuổi cũng nhiều lên, kéo theo nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà, nhu cầu tại các viện dưỡng lão cũng lớn. Hiện cả nước ước tính thiếu hụt khoảng 10.000 kỹ thuật viên PHCN được đào tạo bài bản.
Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo bài bản theo quy chuẩn để đáp ứng nhu cầu PHCN ngày càng tăng của người dân. Hiện tại cả nước có 7 cơ sở đào tạo cử nhân kỹ thuật Phục hồi chức năng: ĐH. Kỹ thuật Y tế Hải Dương, ĐH. Y khoa Tokyo Việt Nam, ĐH. Phenikaa, ĐH. Quốc tế Hồng Bàng (HIU), ĐH. Kỹ thuật Y tế Đà Nẵng, ĐH. Y dược TP. Hồ Chí Minh và ĐH Y tế công cộng.
Trong đó, HIU là cơ sở đào tạo ngoài công lập đầu tiên tại Việt Nam đào tạo liên thông Cử nhân Phục hồi chức năng, chuyên ngành Hoạt động trị liệu, với sự hỗ trợ và phối hợp đào tạo của Cơ quan phát triển Hoa Kỳ (USAID) và Hội trợ giúp người khuyết tật Việt Nam (VNAH), liên kết đào tạo với Đại học Gunma (Nhật Bản).
Nhu cầu nhân lực ngành PHCN trên thế giới hiện vẫn rất cao, chính vì vậy HIU hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành PHCN và có khả năng hội nhập quốc tế. Ngoài kiến thức chuyên môn HIU còn đầu tư thời gian giảng dạy tiếng Anh bắt buộc cho sinh viên, có đến 8 học phần tiếng Anh chuyên sâu về ngôn ngữ và chuyên ngành PHCN, với mục tiêu đạt chuẩn đầu ra tương đương IELTS 5.5 trở lên khi tốt nghiệp.
Xem thêm về ngành PHCN đào tạo tại HIU: Điều tuyệt vời khi theo đuổi ngàh Kỹ thuật Phục hồi chức năng tại HIU
Trung Tâm Tuyển Sinh và Truyền Thông