Thông tin chung
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ
Tên chương trình: Việt Nam học
Trình độ đào tạo: Cao học
Ngành đào tạo: Việt Nam Học
Mã ngành: 8310630
Loại hình đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo: 1,5 năm ( 3 học kỳ)
Khối lượng kiến thức toàn khoá: 60 tín chỉ
Mục tiêu Đào tạo
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Việt Nam học tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng mang nét độc đáo và ứng dụng. Nhằm giúp học viên nắm vững lý thuyết, có khối kiến thức tương đối toàn diện về Việt Nam được tiếp cận theo nhiều nhát cắt khác nhau; hình thành cho người học khả năng nghiên cứu những vấn đề đặc thù của Việt Nam và khả năng áp dụng những kiến thức đã được học vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra thuộc chuyên ngành đào tạo.
Chuẩn đầu ra
A) Kiến thức
Trang bị kiến thức nâng cao có tính liên ngành, đa ngành mang tính tổng hợp, tính đại diện và tinh hoa có định hướng về Lịch sử, Văn hóa, Kinh tế, Xã hội cùng với Ngôn ngữ chuyên sâu của Việt Nam.
B) Kỹ năng
Nâng cao khả năng, phát huy năng lực tự nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về Việt Nam học với tư cách là một khoa học đa ngành và liên ngành, những gì thuộc phạm vi khoa học xã hội và nhân văn, nhất là những vấn đề liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và quan hệ quốc tế của Việt Nam.
C) Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, học viên có khả năng đáp ứng yêu cầu của các vị trí công tác quản lý trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau; làm nguồn để tuyển chọn vào các vị trí quản lý cao hơn cũng như tham gia giảng dạy chuyên ngành Việt Nam học nói chung và tiếng Việt nói riêng ở Việt Nam hay các nước trên thế giới.
Đối tượng Tuyển sinh
Điều kiện dự thi
- Tốt nghiệp đại học đúng ngành hoặc phù hợp với chuyên ngành việt Nam Học.
- Đã tốt nghiệp đại học các ngành gần với chuyên ngành đăng ký dự thi, bao gồm các chuyên ngành của khoa học xã hội và đã học bổ sung kiến thức các môn học gồm:
- – Hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại
- – Cơ sở ngôn ngữ học và những đặc điểm của Tiếng việt
Các trường hợp được xét miễn thi môn Ngoại ngữ
A) Có bằng tốt nghiệp đại học được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
B) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài;
C) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 Quy chế đào tạo thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc tương đương (Phụ lục II) trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự thi, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận.
Về thâm niên công tác chuyên môn:
- Người có bằng tốt nghiệp đúng ngành hoặc ngành phù hợp với ngành dự thi được dự thi ngay trong năm tốt nghiệp. Người có bằng tốt nghiệp ngành gần phải có 1 (một) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi. Người có bằng tốt nghiệp ngành khác đăng ký dự thi vào ngành Việt Nam Học phải có 2 (hai) năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi.
- Lý lịch: rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật, án hình sự.
- Có đủ sức khoẻ để học tập.
- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.
Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Bộ GD&ĐT
Nội dung chương trình
Liên hệ Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học
– Điện thoại: 028.7308.3456 (ext: 3440) – 0934 077 677
– Email: hanhlh@hiu.vn – program@vilas.edu.vn
– Website: https://hiu.vn/gioi-thieu/cac-khoa-va-phong/phong/phong-quan-ly-dao-tao-sau-dai-hoc/