Giảng viên
TS. BS. Phạm Văn Hậu
Trưởng Bộ môn
BSCK2. Đoàn Thị Ánh Tuyết
Các môn học
Xác suất – Thống kê y học
Nội dung gồm một số khái niệm thống kê cơ bản áp dụng trong khoa học sức khỏe như phân bố chuẩn, thống kê mô tả, thống kê suy luận; phân loại và xác định được các biến số cần thiết trong nghiên cứu, cách chọn mẫu, tính toán cỡ mẫu, cách thu thập, phân tích, tổ chức và trình bày số liệu; sử dụng được máy tính hỗ trợ cho việc xác định cỡ mẫu, thiết kế công cụ thu thập số liệu, phân tích và trình bày số liệu.
Dân số học
Nội dung gồm các khái niệm cơ bản về dân số và phát triển; các phương pháp nghiên cứu và tính toán các chỉ số liên quan đến dân số; mối liên quan giữa dân số và phát triển, dân số và y tế; các chính sách ổn định và nâng cao chất lượng dân số.
Tâm lý y học – đạo đức y học
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về tâm lý học và tâm lý y học. Các nguyên lý cơ bản của đạo đức y học trong thực hành nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học dựa trên các quy định chung của Việt Nam và Quốc tế.
Truyền thông và giáo dục sức khỏe
Nội dung gồm các khái niệm, bản chất, vị trí, vai trò của truyền thông – giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Hành vi sức khoẻ; các kỹ năng và các phương pháp, phương tiện truyền thông – giáo dục sức khoẻ.
Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Nội dung gồm những kiến thức về khoa học dinh dưỡng và khoa học thực phẩm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng ở cộng đồng; các kiến thức đánh giá và giám sát dinh dưỡng trong theo dõi và phát hiện những vấn đề dinh dưỡng ở cộng đồng; các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong việc tổ chức quản lý vệ sinh thực phẩm, ăn uống cộng đồng và phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp
Nội dung gồm các yếu tố ảnh hưởng lên sức khoẻ; các yếu tố gây ô nhiễm: nguồn gốc, yếu tố nguy cơ môi trường tác động lên sức khoẻ con người; các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững cho các vùng sinh thái khác nhau; các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động; các ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ có trong lao động ảnh hưởng tới sức khoẻ người lao động.
Dịch tễ học
Nội dung gồm các khái niệm và nguyên lý cơ bản của dịch tễ học; các chỉ số sức khoẻ chủ yếu của cộng đồng; cách xác định yếu tố nguy cơ phát triển của bệnh; các thiết kế nghiên cứu dịch tễ học; các sai số và khống chế sai số trong nghiên cứu dịch tễ học.
Chương trình y tế quốc gia
Nội dung học bao gồm hệ thống các chương trình y tế quốc gia hiện đang triển khai ở Việt Nam, từ tình hình dịch tễ, các chính sách đến các chương trình can thiệp.
Tổ chức và quản lý y tế
Nội dung bao gồm các khái niệm và các thành phần của hệ thống y tế; các nguyên tắc, mô hình hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ mạng lưới y tế Việt Nam từ trung ương đến địa phương và mối quan hệ giữa ngành y tế với các ngành liên quan trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các nguyên lý cơ bản về quản lý y tế, lập kế hoạch, tổ chức điều hành, theo dõi, giám sát và đánh giá các hoạt động/chương trình y học dự phòng.
Thực tập cộng đồng
Hai học phần thực tập cộng đồng giúp sinh viên tiếp cận được cách mô tả tình hình sức khoẻ – bệnh tật của cộng đồng và bước đầu thực hành giáo dục sức khoẻ, giáo dục môi trường cho cộng đồng.
Dịch tễ học cơ bản
Kiến thức
- Phân tích được các khái niệm và nguyên lý cơ bản của dịch tễ học trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
- Mô tả sự phân bố bệnh trạng và các vấn đề sức khoẻ dưới các góc độ của dịch tễ học
- Phân tích được các yếu tố nguy cơ và mối quan hệ nhân quả giữa yếu tố nguy cơ và tình trạng sức khoẻ.
- Trình bày được phương pháp chọn mẫu và cách tính cỡ mẫu trong nghiên cứu sức khỏe cộng đồng
- Giải thích được đặc điểm dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm và các bệnh không lây nhiễm.
- Giải thích và áp dụng được các nguyên tắc trong dự phòng cấp 1,2 và 3. Dự phòng cá nhân và dự phòng dựa vào cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe.
- Trình bày được nguyên lý và các biện pháp phòng chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm.
Kỹ năng
- Tính toán, phân tích được các số đo sức khỏe và bệnh tật thường dùng trong dịch tễ học.
- Tính toán được cỡ mẫu và áp dụng các kỹ thuật chọn mẫu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang.
- Thiết kế được bộ câu hỏi thu thập thông tin trong nghiên cứu dịch tễ học.
- Lựa chọn và áp dụng được các hình thức trình bày kết quả trong nghiên cứu dịch tễ học.
- Tính toán và xử lý được kết quả của một cuộc điều tra xử lý dịch bệnh.
Thái độ
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của dịch tễ học trong chiến lược chăm sóc sức khỏe cộng đồng.