Chào mừng đến với Bộ môn Luật
Bộ môn Luật của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng gồm nhiều chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự, Luật Hình sự và tố tụng hình sự, Luật Hành chính – Tư pháp, Luật Quốc tế; Luật Thương mại và Kinh doanh quốc tế. Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm trang bị cho người học đầy đủ kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý và những kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội có liên quan đến lĩnh vực pháp luật.
Điểm nổi bật
Chương trình xây dựng tiếp cận với thực tiễn. Trong chương trình đào tạo có nhiều môn học kỹ năng nghề nghiệp và thực tập nghề nghiệp, đảm bảo cho sinh viên có thể thực hành nghề nghiệp ngay cả khi chưa nhận bằng tốt nghiệp; | |
Có các môn chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh và song ngữ Anh – Việt; | |
Đội ngũ giảng viên là các giảng viên cao cấp, Giáo sư, Phó Giáo sư đầu ngành trực tiếp tham gia giảng dạy; các môn thực hành kỹ năng nghề nghiệp do đội ngũ các Thẩm phán cấp cao, Luật sư nổi tiếng đảm nhiệm; | |
Môn chuyên ngành được học trực tiếp tại phiên toà và giải quyết các tình huống trong các bản án có thật của toà án. |
Cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên ngành Luật sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp của bộ máy Nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế, và doanh nghiệp; | |
Được học khóa đào tạo nghề luật sư để hành nghề luật sư độc lập; | |
Được tham gia giảng dạy pháp luật ở tất cả các trường đại học, cao đẳng. |
Định hướng tương lai
Các chương trình học của chúng tôi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội để bạn có được nền giáo dục tốt nhất. Bạn sẽ được học tập với cơ sở vật chất tân tiến nhất cùng các giảng viên giàu kinh nghiệm. Bạn sẽ được mở mang kiến thức thông qua phương pháp học dựa trên dự án kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Bạn cũng sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ các mối quan hệ chặt chẽ của bộ môn với các đối tác doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Ngoài ra, chương trình thực tập sẽ là cơ hội giúp bạn sẵn sàng gia nhập môi trường làm việc thực tế ngay khi ra trường.
Mô tả các học phần của Chương trình đào tạo Đại học chính quy ngành Luật
Chương trình đào tạo Đại học chính quy ngành Luật với mã ngành 7380101 bao gồm các khối kiến thức sau: khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (bao gồm kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành và kiến thức chuyên ngành).
Nội dung các học phần trong chương trình đào tạo Đại học chính quy ngành Luật được trình bày cụ thể trong file: “NỘI DUNG HỌC PHẦN – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH LUẬT"
Mục tiêu đào tạo
* Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân Luật của Trường Đại học quốc tế Hồng Bàng có phẩm chất chính trị vững vàng, có thể lực tốt, có trình độ ngoại ngữ, tin học.
Đào tạo cử nhân Luật có kiến thức chuyên sâu về pháp luật nói chung và luật chuyên ngành nói riêng. Đào tạo cử nhân Luật có đủ kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực: Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và Tố tụng hình sự; Luật hành chính – tư pháp; Luật quốc tế; Luật Thương mại và kinh doanh quốc tế…
Ngành Luật của Trường ĐHQT Hồng Bàng có khả năng thu hút người học ở các bậc học từ cử nhân đến Tiến sĩ, phù hợp với sứ mạng và tầm nhìn của Trường ĐHQT Hồng Bàng, đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng trong và ngoài nước.
* Mục tiêu cụ thể (POs)
– Về kiến thức
PO1: Có đủ kiến thức nền tảng về lý luận chính trị, khoa học xã hội và khoa học tự nhiên phù hợp với yêu cầu về trình độ cử nhân.
PO2: Có đủ kiến thức các chuyên ngành pháp lý cụ thể như: Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Dân sự, Tố tụng Dân sự, Luật Thương mại, … để hành nghề luật sau khi tốt nghiệp.
– Về kỹ năng
PO3: Có kỹ năng phân tích các vụ việc pháp luật để có thể tư vấn pháp lý, tham gia tranh tụng tại tòa án nhân dân và các cơ quan tư pháp khác nhằm đáp ứng những nhu cầu của nhà nước và nhân dân trong lĩnh vực pháp luật, nhất là về Luật Hành chính, Luạt Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Dân sự, Luật Thương mại, ….
PO4: Vận dụng các phương pháp tư duy pháp lý để đánh giá pháp luật hiện hành, nhằm tăng cường sự chủ động trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống và công việc.
– Về thái độ, mức tự chủ và trách nhiệm
PO5: Có khả năng độc lập về tư duy pháp lý khi nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực pháp luật và tự chịu trách nhiệm về mọi hành vi của bản thân khi tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật nói riêng.
PO6: Có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm đối với xã hội.
* Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo (PLOs)
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân Luật, sinh viên đạt được yêu cầu sau:
– Kiến thức
PLO1: Hệ thống hóa được kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, để vận dụng vào việc phân tích kiến thức pháp luật vào thực tiễn pháp lý.
PLO2: Vận dụng các kiến thức pháp luật chuyên ngành như: Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động… vào thực tiễn của đời sống nhà nước và đời sống dân sự.
– Kỹ năng
PLO3: Đánh giá ưu, nhược điểm các quy định pháp luật để đề xuất các giải pháp áp khả thi nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn xã hội.
PLO4: Vận dụng các nội dung của khoa học pháp lý để có những sáng kiến pháp luật trong các lĩnh vực xây dựng pháp luật, góp phần xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
PLO5: Phân tích, đánh giá ưu nhược điểm các quy định pháp luật và rút ra giải pháp áp dụng phù hợp nhất cho những tình huống thực tiễn.
PLO6: Biết cách tra cứu, lựa chọn văn bản pháp luật, tài liệu để giải quyết các vấn đề pháp lý trong công việc.
PLO7: Có khả năng lập luận, phản biện để bảo vệ quan điểm pháp lý trong thực tiễn công tác.
PLO8. Có kỹ năng làm việc nhóm và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và nhà nước.
– Thái độ, mức tự chủ và trách nhiệm
PLO9 Có khả năng sử dụng được tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh chuyên ngành Luật.
PLO10 Có kỹ năng công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và làm việc.
* Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan tư pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước khác; các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội.
Có khả năng làm việc cho các cơ quan bổ trợ tư pháp như: Công chứng, Thẩm định giá, Đấu giá và làm tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong doanh nghiệp Việt Nam và ngoài nước.
Có khả năng giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu.
Có khả năng làm việc cho các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về lĩnh vực pháp luật.
.
Chương trình đào tạo
Đội ngũ giảng viên năng động, nhiệt huyết với công tác chuyên môn, đã tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước. Nhiều giảng viên đã từng là cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn tại các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
Giảng viên | Chuyên ngành | |
1. | TS. Nguyễn Hữu Hậu | Hình sự và tố tụng hình sự |
2. | ThS. Phạm Hải Sơn | Luật kinh tế |
3. | ThS. Bùi Thị Tâm | Luật kinh tế |
4. | ThS. Phan Thị Trúc Phương | Hình sự và tố tụng hình sự |
5. | ThS. Nguyễn Thị Xuân Kiêm | Luật kinh tế |
Tạp chí số 26 - tháng 11/2023
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của người lao động đối với tổ chức: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: Nguyễn Thanh Tâm*, Mai Thị Trúc Ngân, Lê Thị Thanh Hà |
|
2. Tác động của tốc độ tăng trưởng tín dụng đến rủi ro thanh khoản: Trường hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam Tác giả: Nguyễn Kim Chi*, Võ Thị Diễm Hồng, Phạm Thu Hà, Võ Ngọc Châu |
|
3. Nhân tố ảnh hưởng ý định nghỉ việc của nhân viên tại các khách sạn 5 sao ở Hà Nội Tác giả: Trần Thị Phương Hiền*, Nguyễn Vân Nhi, Vũ Khôi Nguyên |
Tạp chí số 25 - tháng 09/2023
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ Ngân hàng số của sinh viên khối ngành kinh tế Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nga*, Huỳnh Mỹ Tiên |
|
2. Chuyển đổi số thúc đẩy giáo dục thông minh và đại học thông minh Tác giả: Nguyễn Đỗ Bích Nga*, Huỳnh Mỹ Tiên, Đinh Thị Thu Hân, Lê Văn Cúp |
|
3. Vai trò của các thích ứng kỹ thuật số đối với phương pháp dạy và học chuyển đổi Tác giả: Trương Hồng Chuyên |
|
4. Thúc đẩy chuyển đổi số trong đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam Tác giả: Lê Thị Hải Đường |
|
5. Chuyển đổi số trong hoạt động lữ hành Tác giả: Nguyễn Trọng Nghĩa |
|
6. Ứng dụng thực tế ảo trong giáo dục Tác giả: Nguyễn An Phú |
|
7. Pháp luật về chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay Tác giả: Phạm Hải Sơn |
|
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thời kỳ chuyển đổi số Tác giả: Lê Thị Hồng Hạnh*, Nguyễn D(ỗ Bích Nga, Nguyễn Thị Thanh Nhung, Nguyễn Thạnh Phú, Trần Nguyễn Hiền Như, Phạm Hoàng Lộc |
Tạp chí số Chuyên đề (2023) - Chuyển đổi số - tháng 06/2023
1. Thái độ học tập điện tử có quan hệ đến kết quả học tập của sinh viên, trường hợp tại khoa Kinh tế Quản trị, Đại học Quốc tế Hồng Bàng Tác giả: Vũ Trực Phức*, Nguyễn Đăng Hạt, Nguyễn Duy Long |
|
2. Khám phá tác động của Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đại học: Ứng dụng và thách thức Tác giả: Nguyễn Lâm Ngọc Vi |
|
3. Chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục ở các nước và bài học áp dụng tại Việt Nam Tác giả: Phạm Duy Hiếu*, Nguyễn Lê Phương, Nguyễn Đặng Xuân Trường |
|
4. Cơ sở pháp lý về chuyển đổi số cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Tác giả: Đinh Thị Cẩm Hà |
Tap chí số 23 - tháng 05/2023
1. Nghiên cứu sự hài lòng về môi trường làm việc của nhân viên Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu Tác giả: Phạm Thị Nhã Trúc |
|
2. Ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm lúa gạo Tác giả: Võ Văn Bản*, Nguyễn Văn Thọ, Lê Văn Thẩm |
|
3. Hiệu quả áp dụng kỹ thuật cân bằng chuyền: Trường hợp nghiên cứu tại dây chuyền sản xuất quần tây nữ Tác giả: Trương Thành Tâm*, Nguyễn Thủy Tiên |
|
4. Liên kết giữa Bảo hiểm – Ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Tác giả: Nguyễn Đỗ Bích Nga |
|
5. Tác động của Chỉ thị 16/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ đến giá cổ phiếu ngân hàng tại Việt Nam Tác giả: Lê Chí Minh*, Nguyễn Thị Thanh Hà |
|
6. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiểu biết tài chính của người dân tỉnh Vĩnh Long Tác giả: Nguyễn Hoàng Thanh Trúc*, Lê Long Hậu, Nguyễn Văn Định |
|
7. Đánh giá giá trị và sự phát triển bền vững của di sản văn hóa phi vật thể “Đờn ca tài tử Nam bộ”, sử dụng mô hình đánh giá của Hilary Du Cros Tác giả: Trương Thị Xuân Đào*, Đoàn Lê Quỳnh Như, Trần Minh Nguyệt, Nguyễn Diệp Tuấn Phong |
|
8. Nghiên cứu chuyển dịch cấu trúc giỏ hàng của khách hàng khi mua sắm tại Co.opmart Chu Văn An sau thời dịch Covid-19 Tác giả: Lê Thị Ngọc Thúy*, Nguyễn Đặng Xuân Trường |
|
9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của phụ huynh đối với chất lượng dịch vụ giáo dục tại Trường Quốc tế Bắc Mỹ SNA Tác giả: Huỳnh Thị Thu Thảo*, Vũ Trực Phức |
Tạp chí số 21 - tháng 01/2023
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu lĩnh vực sản phẩm nhãn hiệu riêng Tác giả: Trần Thị Nhinh*, Chung Huệ Nhã, Lê Thị Tường Vi, Nguyễn Hoài Nhật Thi |
|
2. Các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Bảo Lộc, Lâm Đồng Tác giả: Mai Thị Trúc Ngân*, Phan Thanh Trang |
|
3. Thiết lập mục tiêu về sự hài lòng đối với sự phục vụ hành chính tại Ủy ban nhân dân thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 Tác giả: Hoàng Mạnh Dũng*, Huỳnh Nguyễn Tuyết Quyên, Đinh Ngọc Hậu |
|
4. Mối quan hệ giữa học tập trải nghiệm, kỹ năng đáp ứng công việc với sự hài lòng của sinh viên ngành Quản lý khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: Hà Thị Thùy Dương*, Trần Thị Thu Khánh |
|
5. Nghiên cứu ý định sử dụng Ngân hàng điện tử của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: Nguyễn Ngọc Phương*, Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên |
|
6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của người lao động tại Công ty TNHH Auntie 3 Tác giả: Hoàng Thiên Phúc*, Hoàng Mạnh Dũng, Huỳnh Thị Kim Tuyết |
|
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực tập của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: Trương Hồng Chuyên*, Trịnh Mỹ Phương, Trương Thụy Vy, Nguyễn Thị Kim Dung |
|
8. Nâng cao hiểu biết tài chính cá nhân thời đại chuyển đổi số của sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng Tác giả: Nguyễn Đỗ Bích Nga |
|
9. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam Tác giả: Võ Tiến Sĩ |
|
10. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần Công trình đô thị Bảo Lộc Tác giả: Hoàng Mạnh Dũng*, Nguyễn Duy Tiên |
|
11. Những khó khăn của sinh viên trong việc học trực tuyến: Thực tiễn tại Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM Tác giả: Trịnh Hoàng Sơn |
Tạp chí số Đặc biệt - (12/2022) - Kỷ niệm 25 năm xây dựng và phát triển (1997-2022)
1. Định hướng cải thiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh Ninh Thuận dựa vào bộ PCI mới Tác giả: Hoàng Mạnh Dũng*, Trương Văn Tiến |
|
2. Nâng cao chất lượng hay giảm chi phí khi lựa chọn lực lượng lao động là rô bốt trong lĩnh vực kinh doanh du lịch? Tác giả: Trương Thị Xuân Đào*, Lê Văn Cúp, Vũ Ngọc Linh, Trịnh Thị Nhung, Đoàn THị Phương Nga, Đào Thị Huyền Ngọc |
|
3. Các yếu tố ảnh hưởng chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: Lê Thị Hải Đường*, Phan Lê Ngọc Châu |
|
4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thừa phát lại trong tố tụng dân sự Tác giả: Đinh Thị Cẩm Hà |
|
5. Chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam Tác giả: Phạm Duy Hiếu |
|
6. Các yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Tác giả: Nguyễn Thi Tuyết Nga |
|
7. Tạo điều kiện để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thời kỳ hậu Covid-19 Tác giả: Mai Thị Trúc Ngân |
|
8. Cảm nhận chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến của khách hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: Vũ Trực Phức*, Dương Văn Hợp, Hồ Ngọc Minh |
|
9. Dạng thức phim ngắn trong phát triển nội dung quảng cáo và tác động của nó đến hiệu suất cuối cùng của chiến dịch digital Tác giả: Phạm Thị Thanh Tâm |
|
10. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng sản phẩm nước uống organic tại Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả: Dương Bảo Trung |
|
11. Đẩy mạnh thương mại giữa Việt Nam và các nước APEC Tác giả: Lê Thị Ánh Tuyết |
|
12. Sử dụng mô hình hồi quy đa biến trong việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank chi nhánh Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa Tác giả: Trần Vinh, Nguyễn Thị Thúy Nga |
Tạp chí số 15 – tháng 2/2021
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang Factors affecting the working motivation of Social Insurance's employee at An Giang province Tác giả: Hoàng Mạnh Dũng*, Bùi Hồng Tràng |
|
2. Ảnh hưởng của nền kinh tế ngầm đến lãi suất vay nợ của Chính phủ tại các quốc gia châu Á The Impact of shadow economy on the interest rate on Government debt: Evidence from Asian countries Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Như*, Lương Thị Thúy Hường |
|
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh The factors affecting employees' motivation at Banking University of Ho Chi Minh city Tác giả: Đào Lê Kiều Oanh*, Dương Thị Kim Anh |
|
4. Xếp hạng các công cụ sản xuất tinh gọn: Trường hợp ngành sản xuất thép tại Việt Nam Ranking the lean production tools: The case of steel industry in Vietnam Tác giả: Nguyễn Văn Đại*, Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên |
|
5. Vốn xã hội của người nông dân Khmer: Trường hợp nghiên cứu hợp tác xã nông nghiệp Evergrowth, tỉnh Sóc Trăng Social capital of Khmer farmers: A case study of Evergrowth agricultural cooperative in Soc Trang province Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nương*, Châu Ngọc Thảo Nguyên, Quan Minh Quốc Bình |
|
6. Tác động của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến ý định theo đuổi công việc: Nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh Influence of corporate social responsibility in job pursuit intention: Evidence from Ho Chi Minh city Tác giả: Lê Đình Nghi*, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Từ Minh Khai, Trần Nguyên An, Trần Ngọc Thanh Thảo |
|
7. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định Factors affecting the performance of people’s creditfunds in Binh Dinh province Tác giả: Đào Lê Kiều Oanh*, Nguyễn Tấn Định |
|
8. Nghiên cứu thực trạng kiểm soát chất lượng chăn nuôi heo thịt theo VietGAPH tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh Study on quality control for the pig husbandry in accordance with vietGAPH at Duong Minh Chau district, Tay Ninh province Tác giả: Hoàng Mạnh Dũng1*, Dương Quốc Hoàng |
|
9. Giải quyết nợ xấu của các tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý tài sản Dealing with bad debt of credit institutions at Vietnam asset management company Tác giả: Mai Thị Trúc Ngân* |
Trong trường hợp quý độc giả muốn nhận bản Full paper, vui lòng liên hệ Ban Biên tập Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Tạp chí số 14 – tháng 1/2021
1. Nghiên cứu và phát triển mô hình Thương mại điện tử người dùng đến người dùng có kiến trúc phân tán Study of decentralized customer-to-customer e-commerce model Tác giả: Trần Mạnh Hà*, Trần Trung Dũng |
|
2. Tác động sự đa dạng giới tính Hội đồng quản trị đến chính sách chi trả cổ tức: Bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm các công ty niêm yết ở Việt Nam The impact of gender diversity of board of management on dividend payment policy: The empirical evidence from listed companies in Vietnam Tác giả: Nguyễn Minh Kiều*, Lý Trúc Trinh |
|
3. Giải pháp giữ khách hàng sử dụng dịch vụ Internet cáp quang của VNPT Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua kỹ thuật APT và HVM Customer retention strategies using optical cable Internet services of VNPT Ho Chi Minh city: Through application of APT and HVM Tác giả: Nguyễn Ngọc Duy Phương*, Nguyễn Thị Thúy Mai |
|
4. Đo lường chỉ số SIPAS 2018 tại Ủy ban Nhân dân huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương Sipas indicator measurement at the people's committee of Bau Bang district, Binh Duong province Tác giả: Hoàng Mạnh Dũng*, Nguyễn Thị Thanh Loan |
|
5. Chất lượng dịch vụ và hành vi khách hàng: Trường hợp MyTV của VNPT tỉnh Tiền Giang Service quality and customer behavior: The case study of MyTV of VNPT in Tien Giang province Tác giả: Cao Minh Trí*, Lê Thị Thanh Kiều |
|
6. Mô hình hệ thống quản lý KPIs dựa trên năng lực then chốt của giảng viên đại học Việt Nam định hướng giáo dục 4.0 Framework for key performance management system of Vietnamese University lecturers based on core competencies in the educational era 4.0 Tác giả: Trương Hồng Chuyên*, Đặng Thanh Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trần Thị Nhinh |
|
7. Mối quan hệ giữa đồng sáng tạo trải nghiệm du lịch và sự trung thành của khách du lịch: Nghiên cứu tại Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam The relationship between co-creation tourism experience and the loyalty of tourists: Research in the Mekong Delta-Viet Nam Tác giả: Hà Thị Thùy Dương*, Lê Thị Thanh Tuyền |
|
8. Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ chữa bệnh bảo hiểm y tế đến sự hài lòng của người bệnh tại Trung tâm Y tế thành phố Ngã Bảy Impact of quality of medicine treatment service on satisfaction of patients at Nga Bay city medical center Tác giả: Nguyễn Văn Định*, Vũ Thị Thanh Duyên, Cao Thị Sen, Nguyễn Tri Khiêm |
|
9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận tín dụng của hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam The determinants of rural credit in Vietnam Tác giả: Võ Thị Ngọc Trinh* |
Trong trường hợp quý độc giả muốn nhận bản Full paper, vui lòng liên hệ Ban Biên tập Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
Kế hoạch đào tạo
Biểu đồ kế hoạch đào tạo năm học 2023-2024 | Chi tiết | |
Biểu đồ kế hoạch đào tạo năm học 2022-2023 | Chi tiết | |
Biểu đồ kế hoạch đào tạo năm học 2021-2022 | Chi tiết | |
Biểu đồ kế hoạch đào tạo năm học 2020-2021 | Chi tiết | |
Biểu đồ kế hoạch đào tạo năm học 2019-2020 (điều chỉnh HK 2 vì dịch Covid19) | Chi tiết | |
Biểu đồ kế hoạch đào tạo năm học 2019-2020 | Chi tiết | |
Biểu đồ kế hoạch đào tạo năm học 2018-2019 | Chi tiết |