Chào mừng đến với Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, trực thuộc khoa Công nghệ Kỹ Thuật – Đại học Quốc tế Hồng Bàng, được thành lập với mục tiêu đào tạo và chuẩn bị các sinh viên trở thành các tân cử nhân phục vụ cho các công việc trong ngành nghề hàng đầu trong Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Tầm nhìn: Là lựa chọn hàng đầu trong giáo dục, nghiên cứu và hợp tác trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, và Quản lý Công nghiệp cho người học, doanh nghiệp và đối tác.

Sứ mệnh: Các chương trình nhằm đào tạo ra các chuyên gia và lãnh đạo đa ngành – đa lĩnh vực  đặc biệt trong giáo dục , nghiên cứu, kinh doanh và hợp tác quốc tế.

Ngành Đào tạo

Ngành Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng

Mã Ngành: 7510605
Chỉ tiêu: 100
Tổ hợp tuyển sinh: A00; A01; D01; D90
Thời gian đào tạo: 4-5 năm

Mục tiêu đào tạo:

– Cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng được trang bị các kiến thức từ tổng quan đến chuyên sâu trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa, trong đó xoay quanh 3 mảng chính: Vận tải, kho bãi và xuất nhập khẩu.

– Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế, tái thiết kế và vận hành hệ thống sản xuất và dịch vụ đồng thời quản lý và điều hành các hoạt động trong chuỗi cung ứng nhằm giúp giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao hiệu quả và chất lượng sản phẩm.

Các bạn có thể đọc thông tin tổng quát về ngành tại đây

Các bạn có thể đọc thêm về ngành Logistics của trường tại đây.

Hãy cùng gặp các giảng viên Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng!

Giảng viên Chuyên ngành
1 TS. Đặng Thanh Tuấn (Trưởng bộ môn) Kỹ thuật và quản lý công nghiệp/ Logistics và kỹ thuật hệ thống chuỗi cung ứng
2 ThS. Nguyễn Ngô Trường An (Phó trưởng bộ môn) Kỹ thuật sản xuất và quản lý toàn cầu
3 ThS. Nguyễn Thủy Tiên Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng
4 ThS. Trương Thành Tâm Kỹ Thuật Công Nghiệp
5 ThS. Võ Hồng Hạnh Kỹ thuật sản xuất và quản lý toàn cầu
6 TS. Nguyễn Thị Thanh Tâm Kỹ Thuật và Quản Lý Công Nghiệp
7 ThS. Nguyễn Mai Chi Quản trị kinh doanh

Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng của trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng cung cấp một dịch vụ đào tạo chất lượng cao theo định hướng: 

  • Ứng dụng thực nghiệm thực hành, có thể liên kết với chương trình đào tạo của các trường đại học trong và ngoài nước trên các phương diện (chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo và các dịch vụ hỗ trợ), đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cao chuyên ngành và hội nhập quốc tế của người học.  
  • Chương trình đào tạo theo mô hình “Chuyên gia logistics toàn diện” giúp người học khi tốt nghiệp có năng lực thực tiễn trong việc tư vấn, quản lý chuỗi cung ứng và logistics, đảm nhận các dự án từ lập kế hoạch, điều phối, đến vận hành trong lĩnh vực này. 
  • Trang bị cho người học khả năng học tập suốt đời trong thời đại mới, để trở thành những chuyên gia và nhà quản lý hàng đầu, góp phần quan trọng vào sự phát triển của lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung.

Mục tiêu cụ thể

Sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng sau khi tốt nghiệp phải có: 

  • Kiến thức 
    • PO1: Có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học chính trị, quốc phòng – an ninh, sức khỏe, môi trường và kinh tế. 
    • PO2: Có kiến thức chuyên sâu về logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kho bãi, giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu; có phương pháp nghiên cứu khoa học. 
  • Kỹ năng 
    • PO3: Có kỹ năng quản lý, lãnh đạo, điều hành và giám sát các hoạt động hậu cần, sản xuất và dịch vụ của doanh nghiệp; có kỹ năng sáng tạo và khởi nghiệp. 
    • PO4: Có các kỹ năng mềm, ngoại ngữ và tin học cần thiết để có thể ứng xử, giải quyết các tình huống công việc và cuộc sống. 
  • Mức độ tự chủ và trách nhiệm 
    • PO5: Có đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm với cá nhân và xã hội; có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc nhóm trong môi trường quốc tế; có khả năng tự định hướng, tự học tập suốt đời. 

Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo, sinh viên cần đạt các yêu cầu tối thiểu sau: 

  • Chuẩn đầu ra kiến thức 
    • PLO1. Giải thích được các kiến thức về Triết học Marx-Lenin làm nền tảng kết hợp với các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, quốc phòng – an ninh, sức khỏe, môi trường và kinh tế để hình thành nhân sinh quan tích cực trong cuộc sống và công việc. 
    • PLO2. Vận dụng được các nguyên lý về logistics và quản lý chuỗi cung ứng và các kiến thức về kinh tế kỹ thuật, quản lý dự án, quản trị mua hàng để tổ chức các hoạt động logistics đáp ứng với nhu cầu dịch vụ, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. 
    • PLO3. Phân tích được các hệ thống, thiết kế được các thành phần và quy trình trong hệ thống logistics; tính toán được giá trị theo thời gian của dòng vốn, của dự án nhằm xây dựng và lựa chọn các phương án ích lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. 
    • PLO4. Thiết lập được hệ thống phân phối hậu cần; xác định được các loại hình vận tải, phân phối và giao hàng trong nước và trong môi trường kinh doanh quốc; phân tích và đánh giá được các phương pháp tính toán chi phí hậu cần, định giá logistics dựa trên hoạt động, xuất các phương án tối ưu hóa cho hoạt động logistics. 
    • POL5. Áp dụng được các kiến thức chuyên sâu về thiết kế và quản lý kho, phân loại kho theo chức năng và phương thức sử dụng; phát triển được mô hình toán học trong tiếp cận quản lý kho để đưa ra quyết định tốt về vận hành kho, kiểm soát hàng tồn kho. 
    • PLO6. Thiết lập được hệ thống phân phối hậu cần; phân tích và đánh giá được các phương pháp tính toán chi phí hậu cần, định giá logistics dựa trên hoạt động; diễn giải được tác động của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh toàn cầu về kinh tế, môi trường và xã hội. 
  • Chuẩn đầu ra về kỹ năng 
    • PLO7. Có năng lực ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tin học cơ bản cần thiết để có thể ứng xử, giải quyết hiệu quả các tình huống công việc và cuộc sống. 
    • PLO8. Khai thác được dữ liệu lớn trong chuỗi cung ứng; sử dụng thành thạo các công cụ, phần mềm, các chương trình lên kế hoạch, phân tích định tính và định lượng hiện đại vào ứng dụng nghề nghiệp. 
  • Chuẩn đầu ra mức tự chủ và trách nhiệm 
    • PLO9. Thể hiện được tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong công việc; nhận thức được trách nhiệm đối với bản thân và xã hội; có khả năng tự học hỏi, trau dồi kiến thức suốt đời về các vấn đề liên quan đến chuyên môn và các xu hướng logistics hiện tại và sắp tới trên thế giới. 
  • Chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm 
    • PLO10. Áp dụng được các kỹ năng quản lý nhân sự, thể hiện tinh thần quan tâm, biết lắng nghe, chia sẻ, chú trọng vào yếu tố con người nhằm xây dựng văn hóa và kiến tạo môi trường kinh doanh lấy con người làm trung tâm của sự phát triển. 
    • PLO11. Xác định yêu cầu và thứ tự ưu tiên, vận dụng được kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng ra quyết định theo hướng dữ liệu để nâng cao năng suất và kết quả làm việc. 
    • PLO12. Giao tiếp, trình bày hiệu quả, làm việc cá nhân và làm việc nhóm tốt, xây dựng mối quan hệ có định hướng để hòa nhập vào đội ngũ đa chuyên môn, môi trường đa sắc tộc, tăng hiệu quả làm việc và giải quyết vấn đề. 

Chương trình đào tạo hệ đại học chính quy ngành Logistic và Quản lý Chuỗi cung ứng

Tin tức về Logistics

5 điều bạn cần biết về Ngành Logistics

5 điều bạn cần biết về Ngành Logistics

Ngành Logistics mặc dù ra đời chưa lâu nhưng đã và đang dần khẳng định được vai trò quan trọng…

Xem thêm
Học Logistics tại Trường ĐHQT Hồng Bàng

Học Logistics tại Trường ĐHQT Hồng Bàng

Chọn ngành học phù hợp cần xem xét nhiều yếu tố. Như làm được nhiều tiền không, tương lai dễ…

Xem thêm
4 điều tất tần về vị trí logistics tuyển dụng mà bạn cần biết

4 điều tất tần về vị trí logistics tuyển dụng mà bạn cần biết

Thương mại điện tử bùng nổ đã thúc đẩy ngành Logistics phải phát triển nhanh chóng. Đặc biệt đợt đại…

Xem thêm
7 hãng tàu nội địa tại Việt Nam và cơ hội làm việc đầy tiềm năng

7 hãng tàu nội địa tại Việt Nam và cơ hội làm việc đầy tiềm năng

Vận chuyển hàng hóa luôn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia và sự giao…

Xem thêm
5 “bàn đạp” về incoterms có thể bạn chưa biết?

5 “bàn đạp” về incoterms có thể bạn chưa biết?

Năm 2021, có thể gọi là “năm khủng hoảng” đối với tất cả các nước trên toàn thế giới. Đối…

Xem thêm
Từ vựng tiếng anh chuyên ngành Logistics nhất định bạn phải biết

Từ vựng tiếng anh chuyên ngành Logistics nhất định bạn phải biết

Nếu bạn đang theo học ngành Logistics, việc trau dồi từ vựng tiếng anh chuyên ngành Logistics là điều  quan…

Xem thêm
4 chứng chỉ Logistics mà bạn cần có

4 chứng chỉ Logistics mà bạn cần có

Để phát triển sự nghiệp logistics và quản lý chuỗi cung ứng một các nhanh chóng, việc tích lũy kiến…

Xem thêm
Nhân viên Sale Logistics và 5 thông tin hữu ích mà bạn sẽ cần

Nhân viên Sale Logistics và 5 thông tin hữu ích mà bạn sẽ cần

Gần đây, ngành Logistics tại Việt Nam có sự bùng nổ cao và luôn là đề tài nóng trong các…

Xem thêm
Khóa học Logistics và 3 điều dân ngành Logistics không thể bỏ lỡ

Khóa học Logistics và 3 điều dân ngành Logistics không thể bỏ lỡ

Logistics đang là một ngành "hot" và được rất nhiều người quan tâm. Việc tìm kiếm các khóa học Logistics…

Xem thêm
Forwarder và 5 bí mật không thể bỏ lỡ

Forwarder và 5 bí mật không thể bỏ lỡ

Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa từ trong nước ra thị…

Xem thêm
Thuật ngữ Logistics cơ bản mà dân ngành Logistics không nên bỏ qua

Thuật ngữ Logistics cơ bản mà dân ngành Logistics không nên bỏ qua

Thuật ngữ Logistics là nội dung học thuật thật sự rất cần thiết đối với những bạn muốn và đang…

Xem thêm
Dịch vụ khách hàng trong Logistics và 2 điều khai phá mà bạn cần biết

Dịch vụ khách hàng trong Logistics và 2 điều khai phá mà bạn cần biết

Dịch vụ khách hàng trong Logistics đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Việc đáp ứng nhu…

Xem thêm
Nhân viên chứng từ và 4 điều “gối đầu” bạn không thể bỏ qua

Nhân viên chứng từ và 4 điều “gối đầu” bạn không thể bỏ qua

Đối với hệ thống Logistics của một doanh nghiệp thì nhân viên chứng từ Logistics là một mắc xích vô…

Xem thêm
Trung tâm phân phối và 4 điều “nhập môn” bạn không thể bỏ qua

Trung tâm phân phối và 4 điều “nhập môn” bạn không thể bỏ qua

Trung tâm phân phối được hiểu như thế nào là đúng ? Với các bạn mới tìm hiểu về Logistics…

Xem thêm
3PL VÀ TOP 5 ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

3PL VÀ TOP 5 ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Trong lĩnh vực Logistics, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến chiến lược 3PL. Đây là chiến lược hỗ trợ…

Xem thêm

Các công bố nghiên cứu khoa học trong thời gian qua của Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng.

1. Nghiên cứu mô hình ra quyết định đa tiêu chí để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến dầu thực vật

Tác giả: Nguyễn Văn Thành , Nguyễn Viết Tịnh, Nhiêu Nhật Lương1

1 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Nơi xuất bản: Tạp chí khoa học Hồng Bàng, Volume 10, 2019, ISSN: 2615-9686

Tóm tắt: Thị trường kinh doanh toàn cầu ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, mỗi đơn vị kinh doanh không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong bất kỳ một chuỗi cung ứng nào, lựa chọn nhà cung cấp tối ưu và hiệu quả là một quyết định cực kỳ quan trọng, tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận hành của toàn chuỗi. Do đó, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình ra quyết định đa tiêu chí (Multicriteria Decision Making Model  –  MCDM) bao gồm mô hình phân tích thứ bậc mờ (Fuzzy Analytic Hierarchy Process – FAHP) và mô hình bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis) để đánh và lựa chọn nhà cung cấp bền vững, được áp dụng tại doanh nghiệp sản xuất dầu thực vật. Đóng góp của nghiên cứu này là trình bày một mô hình MCDM mới và mở rộng có thể áp dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, ngoài ra cũng có thể áp dụng rộng rãi trong những ngành công nghiệp khác.

Từ khóa: MCDM, FANP, DEA, Dầu Thực Vật.

1. The Study of a Multicriteria Decision Making Model for Wave Power Plant Location Selection in Vietnam

Tác giả: GS. Chia-Nan Wang, Đại học Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan.

TS. Nguyễn Văn Thành, Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, Đại học Quốc Tế Hồng Bàng.

Chih-Chiang Su, Đại học Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan.

Nơi xuất bảnProcesses. Volume 7. ISBN: 2227-9717.

Tóm tắt (Abstract): With about a 7% average annual economic growth rate in Vietnam, the demand for electricity production is increasing, and, with more than 3000 km of coastline, the country has great potential for developing wave energy sources to meet such electricity production. This energy source, also known as renewable energy, comes from tides, wind, heat differences, flows, and waves. Both wind and wave energy are considered to have the most potential for energy sources in Vietnam. Just as hydropower projects are controversial due to depleting water resources and regulating floods, nuclear power projects cause safety concerns. To overcome this problem, Vietnamese scientists are considering using abundant wave energy resources for electricity. Nowadays, the ocean energy sector offers many new technologies to help minimize carbon dioxide emissions (CO2) in the living environment. Further, many countries already have wave power plants. In this research, an integrated model, combining the fuzzy analytical network process (FANP) and the technique for order of preference by similarity to ideal solution (TOPSIS), is proposed for wave energy plant location selection. As a result, Con Co (SITE3) is determined the best site for wave energy production. The primary aim of this study is to provide insight into site selection problems for renewable energy investments of Vietnam. The contribution of this research is to propose a fuzzy multiple-criteria decision-making (MCDM) model for site selection in the renewable energy sector. The proposed model also can address different complex problems in location selection; it is also a flexible design model for considering the evaluation criteria; further, it is applicable to site selection of other renewable energies in the world.

Keywords: renewable energy; wave energy; fuzzy logics; MCDM; FANP; TOPSIS

Nghiên cứu này giới thiệu một phương pháp xác định địa điểm đặt Nhà máy điện năng lượng sóng biển tại Việt Nam. Mô hình được đề xuất sử dụng phương pháp phân tích mạng FANP và kỹ thuật TOPSIS nhằm đưa ra địa điểm tối ưu khi xem xét các yếu tố định tính và định lượng. Sau khi tiến hành phân tích, mô hình cho thấy địa điểm Cồn Cỏ (SITE3) là địa điểm tối ưu.

Từ khóa: Năng lượng tái tạo; Năng lượng sóng biển; Logic mờ; MCDM; FANP; TOPSIS

2. Fuzzy Multicriteria DecisionMaking Model (MCDM) for Raw Materials Supplier Selection in Plastics Industry

Tác giả: GS. Chia-Nan Wang, Đại học Quốc gia Cao Hùng, Đài Loan.

TS. Nguyễn Văn Thành, Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, Đại học Quốc Tế Hồng Bàng.

Jiin-Tian Chou, Đại học Chính trị Quốc Gia, Đài Loan.

Tsung-Fu Lin, Đại học Chính trị Quốc Gia, Đài Loan.

Tran Ngoc Nguyen, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ.

Nơi xuất bản: Mathematics. Volume 7, Issue 10ISBN: 2227-7390.

Tóm tắt (Abstract): To be able to compete in the domestic plastic industry, small and mediumsized enterprises producing plastic need to proactively find the supply of raw materials, avoiding shortages like in the previous years. Purchasing is extremely important and will create a competitive advantage with competitors in the market, so finding suppliers will determine the success in the later stages of the production chain. With the development of the current information system, selection and evaluation have become important in order to achieve effective decisionmaking through optimal options. In this study, the authors provide a new approach for decisionmakers in evaluating and selecting suppliers, which is formulated based on the supply chain operation reference (SCOR) model, fuzzy analytic network process (FANP), and VIseKriterijumska Optimizacija I Kompromisno Resenje (VIKOR). The contribution of this research is to propose a multicriteria decisionmaking model (MCDM) for raw material supplier selection in the plastic industry. This research also provided a useful guideline for supplier selection in other industry.

Keywords: supplier selection; MCDM; fuzzy theory; FANP; VIKOR; plastics industry

Nghiên cứu này đề xuất một công cụ để lựa chọn nhà cung ứng nguyên liệu thô tối ưu trong ngành công nghiệp nhựa. Mô hình được giới thiệu dựa trên Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR), sử dụng FANP và VIKOR để đưa ra một mô hình Ra quyết định Đa tiêu chuẩn (MCDM) nhằm lựa chọn nhà cung ứng tối ưu cho doanh nghiệp sản xuất nhựa.

Từ khóa: Lựa chọn nhà cung ứng; MCDM; Lý thuyết tập mờ; FANP; VIKOR; Ngành công nghiệp nhựa.

1. Designing agricultural products supply chain between Vietnam and Asian countries: Case of Taiwan

Tác giả: PGS. TS. Hồ Thanh Phong, ThS. Phan Thụy Kiều, ThS. Nhiêu Nhật Lương, ThS. Nguyễn Viết Tịnh – ĐH Quốc Tế Hồng Bàng.

Nơi xuất bản: Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Industry 3.5" và hệ thống sản xuất thông minh (Proceedings of the 2019 International Symposium on Industry3.5 and Intelligent Manufacturing)

Tóm tắt (Abstract): 

Opportunities from the Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP); and the nearly year-long trade war between China and the United States will have a positive impact on improving competitiveness and developing export markets; facilitating the restructuring of export and import markets related to participate in regional and global supply chains by engaging in numerous free trade deals and developing its infrastructure to become a source for global export. However, Vietnam is not without its share challenges. The authors point out the best solution is to design the global effective agricultural products supply chain, in which all stakeholders should realign their supply chain. This study only focuses on agricultural products strategic supply chain between Vietnam and Taiwan, as a typical example by application of optimization technique for design of supply chain network. Some market entry strategies, support activities and service in production, processing and marketing are further discussed. 

Keywords: Supply chain, mathematical optimization agricultural products, Taiwan, CPTPP, Trade war.

Cơ hội từ Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ cho quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); và cuộc chiến thương mại kéo dài gần một năm qua giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ có tác động tích cực trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu; tạo điều kiện tái cấu trúc thị trường xuất nhập khẩu liên quan đến tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu bằng cách tham gia vào nhiều thỏa thuận thương mại tự do và phát triển cơ sở hạ tầng để trở thành nguồn xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam không phải không có những thách thức cần cân nhắc. Các tác giả chỉ ra giải pháp là thiết kế chuỗi cung ứng nông sản hiệu quả toàn cầu, trong đó tất cả các bên liên quan nên sắp xếp lại chuỗi cung ứng của họ. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào chuỗi cung ứng chiến lược nông sản giữa Việt Nam và Đài Loan, là một ví dụ điển hình bằng cách áp dụng kỹ thuật tối ưu hóa để thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng. Một số chiến lược thâm nhập thị trường, các hoạt động hỗ trợ và dịch vụ trong sản xuất, chế biến và tiếp thị sẽ được thảo luận thêm.

Từ khóa: Chuỗi cung ứng, nông sản, tối ưu hóa, Đài Loan, CPTPP, chiến tranh thương mại. 

2. Agent-based Simulation for price strategies

Tác giả: ThS. Nhiêu Nhật Lương – ĐH Quốc Tế Hồng Bàng, KS. Đặng Ngọc Thảo Thy – ĐH Quốc Tế –  ĐHQG TP.HCM, TS. Phạm Huỳnh Trâm – ĐH Quốc Tế –  ĐHQG TP.HCM

Nơi xuất bản: Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế về Logistics và Kỹ thuật Công nghiệp (Proceedings of International Conference on Logistics and Industrial Engineering). Volume 2019. ISBN: 978-604-73-7136-5.

Tóm tắt (Abstract):

An e-commerce company (Fact-depot) is struggling to generate profit. To main uncertainties, demands of customers and fluctuated costs from suppliers, together with harsh compactivity from other e-commerce companies make setting online prices challenging. This paper study different pricing strategies for the e-commerce company and the main agents: Supplier, Retailer, and Customer. Two sub agents of customers: Loyalty and Distance are chosen to navigate market segments. Based on simulation results from Goldsim, the most appropriate pricing strategy in each scenario was suggested.

Keywords: Agent-based, Simulation, E-commerce, Pricing strategies, Pricing policy

Một doanh nghiệp thương mại điện tử (Fact-depot) đang gặp khó khăn trong việc sản sinh lợi nhuận. Hai sự không chắc chắn chính – nhu cầu của khách hàng và dao động trong giá từ nhà cung cấp – kết hợp với sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp thương mại điện tử khác, khiến việc định giá sản phẩm trực tuyến khó khăn. Nghiên cứu này xem xét một số chiến lược giá khác nhau dành cho doanh nghiệp thương mại điện tử và các tác nhân chính: Nhà cung ứng, Nhà bán lẻ và Khách hàng. Hai tác nhân phụ của khách hàng, Sự trung thành và Khoảng cách, được chọn để xác định phân khúc thị trương. Chiến lược giá phù hợp nhất cho mỗi kịch bản được đưa ra dựa trên kết quả mô phỏng từ Goldsim.

Từ khóa: Agent-based, Mô phỏng, Thương mại điện tử, Chiến lược giá, Chính sách giá

 

3. Flexible Flow Shop Manufacturing System Improvement by Simulation Approach: A case study of Handbags manufacturer in HCMC

Tác giả: ThS. Nhiêu Nhật Lương – ĐH Quốc Tế Hồng Bàng, KS. Dương Việt Thanh Trúc – ĐH Quốc Tế –  ĐHQG TP.HCM, TS. Phạm Huỳnh Trâm – ĐH Quốc Tế –  ĐHQG TP.HCM

Nơi xuất bản: Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế về Logistics và Kỹ thuật Công nghiệp (Proceedings of International Conference on Logistics and Industrial Engineering). Volume 2019. ISBN: 978-604-73-7136-5.

Tóm tắt (Abstract):

A case study of handbags manufacturer in Ho Chi Minh City, Vietnam addresses a problem in which scheduling for mass production with stochastic processing time is still relying on manager’s experience, thus showing a directly significant effect on the throughput of the production line. This study focuses on constructing a simulation model of the manufacturing system in order to thoroughly evaluate the issues. Based on simulation output of the real system, line balancing, and process scheduling solutions are proposed and simulated through the model.

Keywords: flexible flow shop, simulation, manufacturing improvement, line balancing.

Đây là một nghiên cứu thực tế về một doanh nghiệp sản xuất túi xách tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề về trong điều độ hệ thống sản xuất nhiều yếu tố bất định với kết quả là xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống sản xuất để kiểm chứng các kịch bản điều độ, lập kế hoạch.

Từ khóa: Hệ thống sản xuất linh hoạt, Mô phỏng, Cải thiện hệ thống sản xuất, Cân bằng chuyền sản xuất.

Tổ chức Lễ kết nạp 9 đảng viên mới nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổ chức Lễ kết nạp 9 đảng viên mới nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sáng ngày 19/5 Đảng…

Read more
ACOUSTIC NIGHT 3 – MAKE YOUR TREND

ACOUSTIC NIGHT 3 – MAKE YOUR TREND

ACOUSTIC NIGHT 3 TRỞ LẠI CÙNG KHÁCH MỜI ĐẶC BIỆT!!!Các HIUers đã sẵn sàng để thưởng thức những âm nhạc…

Read more
“Mobile Photoshoot Marathon, Năm 2021” – Khi chủ đề vẫn là một “bí mật”

“Mobile Photoshoot Marathon, Năm 2021” – Khi chủ đề vẫn là một “bí mật”

Sau thành công của mùa giải năm 2019, cuộc thi “Mobile Photoshoot Marathon - Năm 2021” chính thức khởi động.…

Read more

Ban chủ nhiệm

TS. Đặng Thanh Tuấn

– Trưởng Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
– Email: tuandt@hiu.vn

– Sdt: 0907 335 129

ThS. Nguyễn Ngô Trường An

– Phó trưởng Bộ môn Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
– Email: annnt@hiu.vn

– Sdt: 035 6137 330

Thông tin liên hệ bộ môn:

– Điện thoại: 028.7308.3456 (ext: 3670)

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172