- Giới thiệu
- Lịch sử hình thành
- Đào tạo - Tuyển sinh
- Nhân Sự Khoa
- Nghiên cứu khoa học
- Sinh Viên - Học Viên
- Tin tức - Sự kiện
- Liên hệ
Chào mừng đến với Khoa Dược
Dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hoá học và sinh học, Dược học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm các quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh.
Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu – phát triển và sản xuất thuốc, lưu thông phân phối, kiểm tra và đảm bảo chất lượng thuốc, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc.
Tọa lạc tại Cở sở Thực Hành, số 36/70 Nguyễn Gia Trí, P.25, Quận Bình Thạnh. Khoa Dược Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được trang bị cái máy móc, thiết bị hiện đại, các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ phục vụ cho nhu cầu giảng dạy của 6 bộ môn.
Song song với các giờ học lý thuyết, các tiết thực hành giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học trên giảng đường, tiếp xúc thực tế hơn với các kỹ năng cần có ở một người dược sĩ.
Tận tâm với sự nghiệp dạy và học, các giảng viên thường xuyên cập nhật kiến thức để truyền đạt một cách có hiệu quả và đầy đủ cho các sinh viên.
Học Dược tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Chương trình học
Trong thời gian học, đặc biệt là 2 năm cuối của chương trình học, sinh viên sẽ được huấn luyện các kỹ năng mềm và cả việc thực hành những kỹ năng chuyên ngành tại các bệnh viện, cơ sở y tế lớn trong nước. Như vậy, khi tốt nghiệp, sinh viên đã vững vàng trong chuyên môn lẫn kỹ năng làm việc tại doanh nghiệp.
Cơ hội việc làm
Do có nhiều cơ hội được tiếp xúc với thực tế tại doanh nghiệp ngay khi còn đang học, sinh viên HIU được đánh giá là có các kỹ năng chuyên môn theo sát với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng đánh giá cao kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên HIU.
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên không những cố gắng dạy tốt mà còn hỗ trợ khoa quản lý sinh viên. Chính sự tương tác giữa dạy và học, giữa thầy và trò giúp sinh viên cảm nhận được sự quan tâm của thầy cô, sự chăm sóc của nhà trường và đoàn thể, sự giúp đỡ của bạn bè để nhanh chóng chuyển biến tích cực
Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo hội nhập quốc tế. Lý thuyết gắn liền với thực tiễn đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Cơ sở vật chất hiện đại gồm 14 phòng thực hành được đầu tư trang thiết bị chuyên ngành thuộc hàng đầu của khối sức khoẻ ngoài công lập.
Cơ sở liên kết đào tạo
Quá Trình Hình Thành Khoa Dược
Khoa Dược được thành lập vào tháng 8 năm 2009 gồm 14 giảng viên và 8 kỹ thuật viên với 5 bộ môn: Hóa phân tích, Thực vật, Dược liệu , Dược lý và Bào chế với nhiệm vụ chính đào tạo được Dược sĩ trung cấp. Trưởng Khoa Dược đầu tiên của Khoa là ThS. Trần Thị Thu Hằng. Phó Khoa Dược là ThS. Trần Thị Trúc Thanh.
Năm 2014, Khoa Dược bước sang một bước ngoặc mới sau khi thẩm định thành công đề án mở mã ngành dược sĩ đại học và chính thức bước vào chương trình đào tạo dược sĩ hệ đại học. Khoa Dược được đầu tư hơn từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giảng viên giảng dạy ThS. Trần Thị Thu Hằng vẫn phụ trách nhiệm vụ dẫn dắt và đồng hành cùng Khoa Dược từ năm 2009 đến năm 2022.
Ngày 25/05/2015 Đại học Quốc tế Hồng Bàng gia nhập tập đoàn Nguyễn Hoàng. Khoa Dược được xây dựng và đầu tư mới các phòng thí nghiệm và cơ sở vật chất đạt chuẩn phục vụ trong giảng dạy như máy quang phổ UV- Vis, hệ thống máy HPLC, máy ly tâm, máy siêu âm, máy dập viên, máy thử độ hòa tan,… Từ đó, Khoa Dược bước sang một trang mới: phòng thí nghiệm 5 tăng lên 14, giảng viên 20 lên đến 40, số sinh viên tăng từng năm và đến nay khoa Dược đã trở thành Khoa lớn nhất của khối sức khoẻ của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng với hơn 4.000 sinh viên. Các Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Dược là ThS. Trần Thị Thu Hằng, ThS. Trần Thị Thu Hồng và ThS. Hồ Thị Thạch Thuý.
Năm 2021, Khoa Dược đã có sự thay đổi về nhân sự rất lớn. Nhiều Phó giáo sư và Tiến sĩ tham gia cộng tác giảng dạy tại trường. Trưởng Khoa Dược trong giai đoạn này là PGS. TS. Trần Anh Vũ, phó trưởng Khoa Dược là ThS. Lý Hồng Hương Hạ.
Năm 2022, Khoa Dược đã đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đại học chính quy theo đúng tiêu chuẩn và quy trình kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Khoa Dược được đầu tư cơ sở vật chất tốt với 11 phòng thực hành với nhiều máy móc trang thiết bị phù hợp với từng chuyên ngành thuộc hàng đầu của khối sức khoẻ ngoài công lập. Hiện tại, Khoa có 6 mã ngành đào tạo sau đại học: ThS Tổ chức Quản lý Dược, ThS Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc, ThS Dược lý – Dược Lâm Sàng, Chuyên khoa I Dược lý – Dược Lâm Sàng, Chuyên khoa I Quản Lý và Cung ứng thuốc, Chuyên khoa I Dược Liệu – Dược cổ truyền.
Từ tháng 3/2023, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ trở thành trưởng Khoa Dược. Năm 2023, các mã ngành sau đại học bổ sung thêm 2 mã ngành: ThS Tổ chức Quản lý Dược, ThS Công nghệ sản xuất dược phẩm và Bào chế thuốc. Tháng 12/2023, Khoa Dược chính thức có thêm 1 khu học tập, làm việc mới mang tên là “Cơ sở thực hành khối sức khỏe” tại địa chỉ 36/70 Nguyễn Gia Trí, P. 25, Quận Bình Thạnh. Cơ sở mới với diện tích hơn 7,000 m2 có các phòng thực hành chuyên khoa với máy móc, trang thiết bị hiện đại lên đến cả trăm tỷ đồng dành riêng cho sinh viên khối sức khỏe cùng với những tiện ích đi kèm như phòng làm việc, khu hội thảo, nhà ăn, căn tin cho hàng ngàn sinh viên và hàng hàng trăm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu…
Ngoài công tác đào tạo, giảng viên Khoa Dược cũng thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo tiền đề cho phát triển các sinh hoạt khoa học, tham gia hội nghị khoa học trong nước, khu vực, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ.
Để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Khoa Dược đã thiết lập quan hệ, hợp tác và được sự hỗ trợ của nhiều đơn vị trong và ngoài nước bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh (Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM), Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Quân Y 175, Bệnh viện Triều An), chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu, nhà máy xí nghiệp, công ty dược (Công ty cổ phần dược phẩm Mebiphar, Công ty cổ phần dược phẩm LA TERRE FRANCE, Tập đoàn Shine Group), Trung tâm kiểm nghiệm thuốc TPHCM…
Trong suốt bề dày lịch sử hoạt động, Khoa Dược tự hào đón nhận nhiều danh hiệu liên tiếp qua các năm: Tập thể lao động xuất sắc của UBND TP. HCM, Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học của UBND TP. HCM, Thành tích tiêu biểu và xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên, Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác Hội và phong trào sinh viên, Giải nhất các môn thi đấu thể thao ở Hội thao truyền thống sinh viên HIU.
Với bề dày lịch sử và đội ngũ tâm huyết, Khoa Dược – HIU quyết tâm trở thành một tập thể tiên phong phục vụ sứ mệnh đào tạo Dược sĩ tương lai tâm – trí – đức cho đất nước.
Pharmacy HIU – The place to learn, the way to succeed.
Chính Quy
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Liên Thông Cao Đẳng - Đại Học
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Liên Thông Đại Học - Đại Học
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Đội ngũ giảng viên của Khoa Dược, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng gồm những Tiến sĩ, Thạc sĩ và Dược sĩ tốt nghiệp tại nhiều trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế.
Bộ môn Bào chế - Hoá lý
Danh sách Giảng viên
Họ và tên | Học hàm/học vị | Chức vụ |
Phùng Đức Truyền | Tiến sĩ | Trưởng bộ môn |
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt | Thạc sĩ | Phó trưởng bộ môn |
Nguyễn Thị Thu Vân | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Hữu Phúc | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Thị Hưởng | Dược sĩ | Trợ giảng |
Nguyễn Thị Mai | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Thị Hạnh | Dược sĩ | Kỹ thuật viên |
Dương Bảo Ngọc | Dược sĩ | Kỹ thuật viên |
Dương Quốc Hậu | Dược sĩ | Kỹ thuật viên |
Công tác giảng dạy
Bộ Môn Bào chế – Hóa lý đảm nhiệm các học phần liên quan đến: Hóa lý dược, Công nghệ sản xuất và Bào chế dược phẩm
– Hóa lý dược: Là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo Dược sĩ đại học, đề cập những nguyên tắc hoá lý áp dụng trong lĩnh vực dược. Đảm bảo kiến thức cốt lõi của Hoá lý, đồng thời cũng cấp kiến thức về Hoá lý Dược cần thiết cho sinh viên học tập các môn chuyên ngành, cũng như cần cho dược sĩ hoạt động nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học. Nội dung chương trình gồm các nội dung: hiện tượng bề mặt; hấp phụ; polymer; hệ phân tán (hệ phân tán keo và hệ phân tán thô); động hoá học và điện hoá học.
– Bào chế và Sinh dược học: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lý thuyết và kỹ năng thực hành để bào chế các dạng thuốc (chế phẩm lỏng, vô khuẩn và các chế phẩm chiết xuất từ dược liệu, thuốc bán rắn, rắn). Ngoài ra, trên cơ sở nắm vững kiến thức về Sinh dược học giúp sinh viên hành nghề Dược vững vàng cả trong pha chế sản xuất, có thể nghiên cứu và thiết kế được những dạng thuốc đạt yêu cầu chất lượng về cơ hóa lý và về Sinh dược học nhằm tăng cường hấp thu các dược chất từ dạng thuốc vào tuần hoàn chung; nâng cao hiệu quả điều trị bệnh; đảm bảo dùng thuốc an toàn, thuận tiện trong sử dụng, ổn định trong suốt thời gian bảo quản và lưu hành.
– Công nghệ sản xuất dược phẩm: là học phần cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thuốc và các nội dung liên quan đến công tác đảm bảo chất lượng trong sản xuất thuốc. Đồng thời, học phần này cũng cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các quá trình công nghệ trong sản xuất thuốc, nghiên cứu và phát triển dược phẩm, xây dựng quy trình sản xuất và triển khai sản xuất các dạng thuốc ở quy mô công nghiệp.
Đào tạo sau đại học: Chuyên ngành Công nghệ sản xuất dược phẩm và Bào chế thuốc theo 2 định hướng ứng dụng và nghiên cứu. Với mục tiêu trang bị những kiến thức chuyên ngành sâu sau đại học nói chung nhằm tăng cường số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao. Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ dược phẩm và Bào chế thuốc phải có trình độ chuyên môn cả về lý thuyết và kỹ năng thực hành. Có kiến thức chuyên sâu, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào hoạt động nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực Bào chế – Sản xuất. Có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụng; có năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành Bào chế – Sản xuất.
Các học phần Bộ môn đang phụ trách giảng dạy:
– Hóa lý Dược
– Thực hành dược khoa 1
– Bào chế và Sinh duợc học 1
– Bào chế và Sinh dược học 2
– Công nghệ sản xuất dược phẩm
– Các hệ thống trị liệu
– Ứng dụng kỹ thuật bào chế trong sản xuất mỹ phẩm
Định hướng và phát triển trong tương lai:
-
-
- Thực hiện và phối hợp thực hiện các đề tài nghiên cứu phát triển và sản xuất các chế phẩm thuốc hoá dược, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu.
- Hướng dẫn các sinh viên đại học và học viên sau đại học thực hiện các đề tài trong các lĩnh vực: nghiên cứu và phát triển các chế phẩm thuốc generic, các dạng bào chế mới, các hệ phân phối thuốc mới, kiểm nghiệm và đánh giá tác dụng dược lý cho các chế phẩm.
-
Các đề tài đã và đang thực hiện:
Nghiên cứu bào chế trà hòa tan từ dược liệu cỏ mần trầu Eleusine indica Poaceae
Xây dựng và tối ưu hóa qui trình bào chế cao cúc áo hoa vàng Spilanthes Acmella Murr. Asteraceae
Nghiên cứu điều chế kem bôi da cầm máu tự dược liệu diếp cá và cỏ mực
Chiết xuất và tiêu chuẩn hóa cao đặc cỏ mực Eclipta prostrate Asteraceae.
Ứng dụng phương pháp bề mặt đáp ứng RSM trong tối ưu hóa công thức viên nén Febuxostat dập thẳng
Nghiên cứu điều chế kem chống nấm chứa ketoconazol với độ hòa tan cao
Nghiên cứu bào chế viên nén rã nhanh trong miệng tadalafil 5mg
Nghiên cứu bào chế microsphere chứa ibuprofen.
Nghiên cứu điều chế hệ tiểu phân nano chứa phức meloxicam-hydroxypropyl-β-cyclodextrin
Điều chế tiểu phân nano chứa retinol ứng dụng trong mỹ phẩm
Bào chế niosome chứa pregabalin
Tổng hợp bột Povidine Iodine
Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng
Danh sách Giảng viên
Họ và tên | Học hàm/học vị | Chức vụ |
Nguyễn Thị Thu Hương | PGS. TS. | Trưởng bộ môn |
Hồ Thị Thạch Thúy | Thạc sĩ – GVC | Phó Trưởng phụ trách bộ môn |
Trần Thị Thu Hằng | Thạc sĩ – GVC | Giảng viên |
Trần Thị Thu Hồng | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Xuân Tiến | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Quốc Trung | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Huỳnh Mỹ Trinh | Thạc sĩ | Giảng viên |
Trần Thị Được | Dược sĩ | Trợ giảng |
Nguyễn Thị Ngọc Yến | Thạc sĩ | Trợ giảng |
Phạm Thị Ngọc Mai | Dược sĩ | Trợ giảng – Kỹ thuật viên |
Lê Trọng Nghĩa | Trung cấp | Nhân viên |
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
Bộ Môn Dược Lý -Dược Lâm Sàng đảm nhiệm các học phần liên quan đến: Dược Động Học, Dược Lý học và Dược Lâm Sàng
Dược Động học (Pharmacokinetic): Là môn học nghiên cứu tác dụng của cơ thể trên thuốc để biết thuốc xâm nhập vào cơ thể theo cách nào (hấp thu), đến trú ngụ ở cơ quan nào (phân bố), được biến đổi ra sao trong cơ thể (chuyển hóa) và cách thức rời khỏi cơ thể (thải trừ). Mục đích cuối cùng của Dược Động học là tìm được nồng độ thuốc và biết áp dụng các thông số dược động như thời gian bán thải (t ½), sinh khả dụng (F), Thể tích phân bố(Vd), độ thanh lọc (CL) để tối ưu hóa và cụ thể hóa việc sử dụng thuốc
Dược Lý học (Pharmacology) Là môn học nghiên cứu tác dụng của thuốc trên cơ thể qua đó biết cách thức thuốc hoạt động (cơ chế tác dụng), biết tác dụng trị liệu (tác dụng chính), tác dụng không mong muốn, được dùng trong trường hợp nào (chỉ định), khi nào không được dùng (chống chỉ định) và ảnh hưởng qua lại giữa bệnh và các thuốc dùng đồng thời (tương tác thuốc).
Dược lâm sàng (Clinical phamacy): Là môn học của ngành Dược nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc trong điều trị và dự phòng bệnh dựa trên kiến thức của Dược và kiến thức Y sinh học. Nếu Dược lý học giới thiệu các nhóm thuốc một cách khái quát thì Dược Lâm sàng là đích đến cuối cùng để có thể chọn lựa thuốc cho bệnh nhân với các đặc điểm sinh lý, bệnh lý cụ thể, tức là được trang bị kiến thức về tư vấn sử dụng thuốc.
Tư vấn sử dụng thuốc là kỹ năng không thể thiếu của người Dược sĩ. Trước tiên kỷ năng đó phục vụ cho bản thân bạn và gia đình, sau đó sẽ giúp cho các bạn có nhiều cơ hội việc làm như ở bệnh viện, nhà thuốc, hiệu thuốc, công ty dược trong và ngoài nước.
Khi học lý thuyết là học thực hành để làm sáng tỏ các học phần lý thuyết. Tại phòng thực hành Dược lý, các bạn sẽ được thầy cô hướng dẫn các thao tác cơ bản từ việc bắt hoặc cầm nắm chuột, cách cho chuột uống, tiêm chích đến các thủ thuật phức tạp hơn như làm các mô hình thực nghiệm như: xác định tính an toàn của thuốc (thử nghiệm độc tính cấp đường uống), thử tác dụng của thuốc (thuốc an thần, giảm đau), tác dụng hiệp lực hoặc đối kháng trên giác mạc thỏ, một số thử nghiệm ứng dụng trong kiểm nghiệm thuốc/mỹ phẩm: thử chí nhiệt tố đối với thuốc tiêm, thử tính kích ứng da.
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU
Dù là một bộ môn mới được thành lập khoảng 5 năm, bên cạnh công tác giảng dạy chúng tôi cũng quan tâm đến các đề tài nghiên cứu. Hy vọng là trong thời gian tới đội ngũ giảng viên sẽ lớn mạnh hơn, nhất là dưới sự dìu dắt của PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương – chuyên gia về nghiên cứu – bộ môn sẽ có nhiều đề tài nghiên cứu hơn nữa.
Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
Danh sách Giảng viên
Họ và tên | Học hàm/ Học vị | Chức vụ |
Nguyễn Thị Thu Thủy | Phó Giáo Sư – Tiến sĩ | Trưởng bộ môn |
Phạm Thị Thùy Linh | Dược sĩ chuyên khoa II | Giảng viên |
Phạm Ngọc Dung | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Trần Như Ý | Thạc sĩ | Giảng viên |
Tiêu Từ Mẫn | Thạc sĩ | Kỹ Thuật viên |
SỰ HÌNH THÀNH BỘ MÔN
Chuyên ngành Quản lý và kinh tế dược (Quản lý Dược) là một trong những định hướng chuyên ngành mũi nhọn của Khoa Dược – Đại học Quốc tế Hồng Bàng và cũng là chuyên ngành thế mạnh mà Chính sách Quốc gia về thuốc đã đề ra để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Bộ Môn Quản lý và Kinh Tế Dược, tiền thân là bộ môn Quản Lý Dược được thành lập và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển đào tạo của Khoa Dược như sau:
ƯU THẾ VÀ THÀNH TỰU
Với sự đổi mới trong công tác giảng dạy và nội dung định hướng chuyên ngành, Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược cũng luôn thường xuyên rà soát và cập nhật nội dung giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy và lượng giá nhằm đáp ứng mục đích đào tạo và nhiệm vụ của người dược sĩ trong thời kỳ hội nhập.
Về nghiên cứu khoa học, bộ môn đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được thực hiện, công bố và tham dự các hội thảo khoa học quốc tế. Các hướng nghiên cứu hiện tại luôn đảm bảo mang tính thực tế trong hành nghề Dược tại Việt Nam và tính cập nhật với thế giới.
DANH SÁCH CÁC MÔN HỌC
-
-
- Bậc đại học
-
Học phần bắt buộc | Pháp chế dược |
Quản lý kinh tế dược | |
Quản trị dược | |
Học phần tự chọn | Dược cộng đồng |
Marketing Dược | |
Dược bệnh viện | |
Dược xã hội học | |
Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng thuốc | |
Đánh giá công nghệ y tế trong lĩnh vực dược | |
Pháp chế dược chuyên ngành |
-
-
- Bậc sau đại học
-
Học phần chuyên ngành | Luật pháp và Pháp chế dược |
Kinh tế dược chuyên ngành | |
Marketing Dược | |
Quản lý chất lượng thuốc | |
Dược cộng đồng | |
Quản lý dược bệnh viện | |
Quản trị doanh nghiệp dược |
Bộ Môn Dược liệu - Thực vật
Bộ môn Dược liệu – Thực vật
Họ và tên | Học hàm/ Học vị | Chức vụ |
Lý Hồng Hương Hạ | Thạc sĩ | Phó trưởng khoa – Phó Trưởng phụ trách bộ môn |
Võ Thị Bạch Tuyết | Tiến sĩ | Giảng viên |
Đặng Thị Lệ Thủy | Thạc sĩ | Giảng viên |
Võ Thị Bích Ngọc | Thạc sĩ | Giảng viên |
Đỗ Thị Anh Thư | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Thị Hạnh | Dược sĩ | Kỹ thuật viên |
Nguyễn Thành Đạt | Dược sĩ | Kỹ thuật viên |
Mục tiêu đào tạo
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về dược liệu trong các học phần từ cơ sở ngành đến chuyên ngành: Thực hành dược khoa 2, Thực vật Dược, Dược liệu, Dược học cổ truyền và Chuyên khoa I: Dược liệu – Dược học cổ truyền; nhằm cung ứng nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn ở bậc đại học và sau đại học. Có khả năng thực hiện công tác chuyên môn về dược liệu, từ đó khơi dậy ở sinh viên sự yêu thích, niềm đam mê tìm hiểu về dược liệu, cũng như nhận thức rõ hơn về giá trị của dược liệu trong chăm sóc sức khoẻ theo đúng trách nhiệm và yêu cầu của xã hội.
Dược sĩ chuyên khoa cấp I phải có trình độ chuyên môn cao cả về lý thuyết và kỹ năng thực hành, có năng lực, khả năng và tư duy trong nghiên cứu, đồng thời có khả năng nhận biết và giải quyết những vấn đề về khoa học công nghệ liên quan đến ngành Dược.
Các học phần BM đảm nhận ở bậc đại học
Học phần bắt buộc
-
-
-
-
- Thực hành dược khoa 2
- Thực vật dược
- Dược liệu 1
- Dược liệu 2
- Dược học cổ truyền
-
-
-
Tự chọn có định hướng
-
-
-
-
- Chiết xuất một số hoạt chất từ dược liệu
- Vi nhân giống dược liệu
- Dược liệu trong dinh dưỡng – Cây độc
- Dược lý dược liệu
-
-
-
Khóa luận tốt nghiệp
BM hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên theo quy chế của Nhà trường và nhu cầu của sinh viên.
Các học phần BM đảm nhận ở bậc sau đại học
Học phần bắt buộc
-
-
-
-
- Kiểm nghiệm dược liệu
- Kỹ thuật sắc ký và phổ ứng dụng vào phân tích thành phần hóa thực vật
- Dược học cổ truyền
- Dược liệu dùng trong mỹ phẩm và thực phẩm chức năng
- Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu và chế biến các dạng sản phẩm trung gian từ dược liệu
- Thực hành xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dược liệu theo DĐVN
-
-
-
-
-
Khóa luận tốt nghiệp
BM hướng dẫn Tiểu luận tốt nghiệp cho học viên với các hướng nghiên cứu của BM theo quy chế của Nhà trường ban hành.
Tham gia giảng dạy 1TC lý thuyết cho học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp ( khoa học Dược) cho Dược sĩ đại học.
Hướng nghiên cứu chính
-
-
-
-
-
-
-
- Sàng lọc các dược liệu có tác dụng dược lý được quan tâm hiện nay: chống oxy hóa, hạ đường huyết, trắng da…
- Sàng lọc các tinh dầu chiết từ dược liệu có hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm
- Nghiên cứu thành phần hóa học theo hướng tác dụng sinh học
- Tiêu chuẩn hóa các dược liệu theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam và một số nước khác
- Tiêu chuẩn hoá cao chiết
- Khảo sát về đặc điểm thực vật, vi học, thành phần hoá học của cây thuốc.
- Sản xuất cao định chuẩn từ một số dược liệu phục vụ cho bào chế thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
- Xây dựng qui trình định tính, định lượng thành phần hoạt chất trong dược liệu bằng HPLC và các phương pháp khác.
- Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc; trồng và chăm sóc cây thuốc.
- Phân lập chất từ dược liệu.
-
-
-
-
-
-
Bộ môn Hoá học - Hoá dược
Danh sách Giảng viên
Họ và tên | Học hàm/ Học vị | Chức vụ |
Uông Thị Ngọc Hà | Tiến sĩ | Trưởng Bộ Môn |
Phạm Cảnh Em | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Huệ Minh | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Trần Xuân Phương | Thạc sĩ | Giảng viên |
Võ Mộng Thắm | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Thị Mai Hương | Thạc sĩ | Giảng viên |
Trần Xuân Đạt | Thạc sĩ | Kỹ thuật viên |
Trần Thị Của | Cao đẳng | Kỹ thuật viên |
Trương Thị Xuân Thảo | Đại học | Kỹ thuật viên |
Mục tiêu đào tạo
Bộ môn Hóa học – Hữu cơ – Hóa dược được thành lập năm 2020 với tiền thân là bộ môn Hóa dược thành lập năm 2014. Bộ môn đảm nhận trọng trách giảng dạy về cơ sở ngành Hóa cho toàn khối sức khỏe, và chuyên ngành Hóa hữu cơ và Hóa Dược trong chương trình đào tạo Dược Sĩ;
Với sứ mạng phát triển kiến thức khoa học và mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp, đội ngũ giảng viên – nhân viên đã không ngừng cải tiến và hoàn thiện về chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học về hóa học; biến nỗi “sợ hãi vô hình” thành “niềm đam mê sáng tạo” cho sinh viên. Mỗi học phần hóa học xây dựng mục tiêu cụ thể đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
Các học phần Bộ môn đang phụ trách giảng dạy:
Học phần Hóa học (general chemistry) cung cấp kiến thức đại cương về cấu tạo hóa học, áp dụng những định luật căn bản ứng dụng trong ngành sức khỏe nói riêng và đời sống xã hội nói chung.
Học phần Hóa hữu cơ (organic chemistry) cung cấp kiến thức đại cương về các hợp chất hữu cơ thiên nhiên và nhân tạo.
Học phần Hóa dược (medicinal chemistry) cung cấp kiến thức nền tảng về chuyên ngành sản xuất nguyên liệu làm thuốc; bào chế và sản xuất thuốc.
Công tác nghiên cứu khoa học
Bộ môn Hóa phối hợp cùng các bộ môn chuyên ngành như Bào chế, Dược liệu, Dược lý, Vi sinh …và một số công ty sản xuất dược phẩm trong định hướng nghiên cứu phát triển các sản phẩm thuốc mới mang tính thiết thực, đáp ứng nhu cầu xã hội . Bên cạnh đó, hướng dẫn các sinh viên đại học và học viên sau đại học thực hiện các đề tài trong các lĩnh vực: nghiên cứu và phát triển các hoạt chất mới, dạng bào chế mới có hoạt tính sinh học.
Bộ môn Hoá phân tích - Kiểm nghiệm
Danh sách Giảng viên
Họ và tên | Học hàm/ Học vị | Chức vụ |
Bùi Thế Vinh | Tiến sĩ | Trưởng bộ môn |
Phạm Văn Sơn | Tiến sĩ | Phó trưởng bộ môn |
Trần Thị Trúc Thanh | Thạc sĩ – GVC | Giảng viên |
Võ Sỹ Nhật | Thạc sĩ | Giảng viên |
Trần Trung Trĩnh | Thạc sĩ | Giảng viên |
Phan Nguyễn Thu Xuân | Thạc sĩ | Giảng viên |
Nguyễn Trần Hưng Yên | Dược sĩ | Trợ giảng |
Huỳnh Thị Tố Quyên | Dược sĩ | Kỹ thuật viên |
Nguyễn Thị Ngọc Nữ | Dược sĩ | Kỹ thuật viên |
NHIỆM VỤ
– Giảng dạy học phần Hóa phân tích, Kiểm nghiệm thuốc và các học phần thuộc chuyên ngành kiểm nghiệm cho sinh viên. Cung cấp kiến thức cơ bản về hóa học phân tích (gồm định tính, định lượng và phân tích bằng dụng cụ) và nghiệp vụ kiểm nghiệm (gồm các kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kiểm nghiệm).
– Biên soạn và tham gia biên soạn các giáo trình học tập các học phần lý thuyết, thực hành do bộ môn phụ trách. Rà soát, cập nhật các giáo trình học tập các học phần lý thuyết, thực hành định kỳ hằng năm.
– Nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.
HỌC PHẦN ĐẢM NHIỆM
Bộ môn phụ trách giảng dạy các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành (Hóa phân tích, Kiểm nghiệm 1 và Kiểm nghiệm 2) và khối kiến thức chuyên ngành (các học phần thuộc chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc) nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và nghiệp vụ về phân tích và kiểm nghiệm thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
– Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích bằng các phương pháp UV-Vis, HPLC.
– Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho dược phẩm, dược liệu và thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
– Thiết lập chất đối chiếu từ dược liệu phục vụ công tác kiểm nghiệm dược liệu và các chế phẩm từ dược liệu.
– Thiết lập chất đối chiếu ứng dụng trong kiểm nghiệm tạp chất liên quan.
Văn phòng Khoa Dược
Văn phòng Khoa Dược
Họ và tên | Học hàm/ Học vị | Chức vụ |
Quách Kim Long | Dược sĩ Trung học | Thư ký Khoa |
Nguyễn Thanh Trung | Đại học | Thư ký Khoa |
Nguyễn Trọng Đạt | Đại học | Thư ký Khoa |
Đỗ Thị Thu Thủy | Đại học | Thư ký Khoa |
Ban chủ nhiệm khoa Dược
Hội đồng khoa học khoa Dược
Họ và tên | Chức vụ | Chức danh |
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thủy | Trưởng khoa | Chủ tịch |
PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hương | Trưởng BM Dược lý – Dược lâm sàng | Phó Chủ tịch |
TS. Bùi Thế Vinh | Trưởng BM Hóa phân tích – Kiểm nghiệm | Thư ký |
TS. Võ Thị Bạch Tuyết | Giảng viên | Uỷ viên |
TS. Phùng Đức Truyền | Giảng viên | Uỷ viên |
DS. CKII. Phạm Thị Thùy Linh | Phó Trưởng BM Quản lý và Kinh tế dược | Uỷ viên |
PGS. TS. Nguyễn Phương Dung | Viện trưởng Viện đào tạo sau đại học – Đào tạo liên tục | Uỷ viên |
Đề tài nghiên cứu khoa học Giảng viên
BIỂU MẪU DÀNH CHO ĐẠI HỌC
Các quy định
Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Quy định xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp.
Quy chế Công tác sinh viên.
Quy chế đào tạo Đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ của trường ĐHQT Hồng Bàng.
Quy định về học lại, thi lại.
Quy định về tổ chức và hoạt động của Quản lý học đường.
Quy định đánh giá và quản lý kết quả học tập.
HỘI NGHỊ KHOA HỌC DƯỢC LẦN THỨ II
📢Trân trọng kính mời Quý Đại biểu, Quý Thầy/Cô, Quý Đồng nghiệp, Quý Giảng viên, Nghiên cứu viên, Quý Học viên và Sinh viên trong và ngoài Trường ĐH Quốc Tế Hồng Bàng tham dự HỘI NGHỊ KHOA HỌC DƯỢC LẦN THỨ II. Sự quan tâm và tham dự của Quý đại biểu góp phần mang lại thành công cho Hội nghị.
📝Hội nghị thúc đẩy môi trường giao lưu chia sẻ kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực Dược nhằm thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giữa cơ sở đào tạo với các đơn vị thực hành Dược. Thông qua Hội nghị, Khoa Dược – Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng mong muốn thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực Dược có kiến thức khoa học vững chắc, gắn liền với thực tiễn trên các lĩnh vực khoa học dược, chăm sóc dược tại các cơ sở thực hành Dược nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất, cung ứng, kiểm nghiệm, quản lý và tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
💞Ban tổ chức chân thành cảm ơn Quý lãnh đạo các đơn vị (Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Đánh giá công nghệ y tế HTARI, Công ty TNHH Nghiên cứu đánh giá công nghệ Y tế COREHTA, Văn phòng đại diện MIMS Pte. Việt Nam và Phòng khám YHTC BS Bùi Thị Thanh Tuyền) đã đồng hành tài trợ cho “Hội nghị Khoa học Dược lần thứ II – Xu hướng mới trong công nghệ và quản lý Dược phẩm”. Sự quan tâm và tham dự của Quý đại biểu góp phần mang lại thành công cho Hội nghị. Kính chúc Quý đại biểu mạnh khỏe, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.
⏰Thời gian: 8h00, thứ sáu, ngày 21/06/2024
🌏Địa điểm: Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
🟢Đăng ký tham dự tại link: https://forms.office.com/pages/responsepage.aspx?id=ck9XWmrjzUG9swCcvNVwhsmKwLL4eh9NvM_-nHgpA4tUMzlHNUNFU0w3TlNOTExJVU9VTEZWRDZOTS4u
(Miễn phí tham dự)
Liên hệ khoa Dược
36/70 Nguyễn Gia Trí phường 25 Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.7308.3456 (ext: 3418).
Email: pharmacy@hiu.vn
Website: www.hiu.vn/pharmacy
Fanpage Khoa Dược HIU