Sở KH&CN Bình Phước: Quyết định Số 66/SKHCN-QLKH định hướng phát triển KH&CN – đề xuất nhiệm vụ KH&CN 2020


Cập nhật lần cuối vào 17/06/2020

Phòng Quản lý Kh ckính chuyển đến Quý Thầy/Cô thông báo định hướng phát triển KH&CN ưu tiên của tỉnh Bình Phước để các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh gửi đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2020 – theo Quyết định số 66/SKHCN-QLKH, như sau:

Hội đồng KH&CN tỉnh Bình Phước thông báo định hướng phát triển KH&CN ưu tiên của tỉnh Bình Phước để các cơ quan, đơn vị; các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh gửi đề xuất nhiệm vụ KH&CN năm 2020 như sau:

1. Lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ

– Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại, công nghệ tự động hóa để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra các ngành hàng mới, các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
– Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, công nghệ tiên tiến làm đường giao thông nông thôn, sản xuất vật liệu xây dựng.
– Khuyến khích nghiên cứu – ứng dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; các biện pháp sử dụng năng lượng điện hợp lý và tiết kiệm.
– Nghiên cứu đánh giá chất lượng, trữ lượng, quản lý có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương; Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu; xử lý ô nhiễm môi trường…
– Xây dựng, phát triển và quản lý thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của tỉnh như cây Điều, cây Tiêu.
– Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào các lĩnh vực kinh tế – xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nhà nước, giải quyết các thủ tục hành chính. Đề xuất nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin quản lý nguồn lực doanh nghiệp và quảng cáo sản phẩm, quản lý trung tâm hành chính công trên địa bàn tỉnh.

2. Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn

– Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong tuyển chọn và nhân rộng các giống cây, giống con có năng suất cao và chất lượng tốt phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; Nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm một số giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và hiệu quả để đưa vào sản xuất.
– Nghiên cứu, ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp; ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất, trong đó chú trọng nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển, ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản, sản phẩm chủ lực của tỉnh, trong bảo quản, chế biến nông, lâm sản sau thu hoạch …

3. Lĩnh vực y tế, bảo vệ sức khỏe

Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh; chăm sóc sơ sinh, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền; các giải pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; nghiên cứu, xây dựng các mô hình trồng, chế biến các loại cây dược liệu có giá trị phù hợp với điều kiện của địa phương.

4. Lĩnh vực quốc phòng – an ninh

Nghiên cứu các vấn đề nhằm phục vụ cho bảo vệ an ninh trật tự, an ninh quốc phòng tại địa phương.

5. Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

Tập trung nghiên cứu những vấn đề về lịch sử, dân tộc, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc trong tỉnh, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định các chủ trương chính sách gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững, tập trung vào các giải pháp để phát triển kinh tế – xã hội vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hút và phát triển nguồn nhân lực; những giải pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của tỉnh; nghiên cứu các giải pháp phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, thúc đẩy sự gắn kết giữa giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, sản xuất – kinh doanh. 

* Đối với các sở, ban, ngành của tỉnh và Hội đồng KH&CN của UBND các thành phố/ huyện/thị:

Khoản 2, Điều 7, Chương III Quyết định số 74/2016/QĐ-UBND  ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh Bình Phước về việc “Ban hành Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước” nêu: “Các sở, ban ngành và địa phương chủ động xây dựng hoặc phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Biểu A2-ĐXĐH hoặc Biểu A3-ĐXĐH”.

Vì vậy, trên cơ sở định hướng và tình hình thực tiễn tại đơn vị, các cơ quan, đơn vị, địa phương đề xuất nhiệm vụ (Có thể đăng ký trực tiếp chủ trì thực hiện hoặc đề xuất với Sở Khoa học và Công nghệ để đặt hàng các nhà khoa học thực hiện) và tổng hợp theo Biểu mẫu đính kèm. Trong đó cần đặc biệt lưu ý ghi rõ kết quả của các đề tài, dự án nghiên cứu sẽ phục vụ các mục tiêu, hoạt động công tác cụ thể; cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu sau khi nghiệm thu.

Thời gian đề xuất/đặt hàng: Từ 15/01/2019 đến hết ngày 31/3/2019.

Địa chỉ nhận đề xuất/ đặt hàng: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước, số 678, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Điện thoại: 0271 3870053;

Fax: 0271 3879113.

Kết quả xét duyệt danh mục nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng KH&CN năm 2020 sẽ được thông báo trên Website: www.dostbinhphuoc.gov.vn ngay sau khi được Hội đồng thông qua.

Tệp đính kèm: Thông báo và các Biểu mẫu đính kèm

– Biểu mẫu BM_A1-ĐXNV

– Biểu mẫu BM_A2-ĐXĐH_ĐT-ĐA_KH&CN

– Biểu mẫu BM_A3-ĐXĐH_CTKH&CN

Phòng Quản lý Khoa học HIU trân trọng thông báo.


Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172