Bộ KH&CN: Thông báo tuyển chọn Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu chung về Khoa học và Đổi mới sáng tạo Đông Á (e-ASIA JRP)

1. Mục tiêu
Triển khai Biên bản Cuộc họp thường niên lần thứ 13 của Ban Điều hành trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu chung về Khoa học và Đổi mới sáng tạo Đông Á (e-ASIA JRP), Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban Thư ký Chương trình e-ASIA JRP thông báo để các nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu của các nước thành viên tham gia Chương trình gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư nhằm tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ.

2. Lĩnh vực họp tác
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nậhị định thư được tuyển chọn trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu chung vê Khoa học và Đổi mới sáng tạo Đông Á (e-ASIA JRP) (nhiệm vụ Nghị định thư) phải thuộc một trong hai lĩnh vực sau, các nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực khác sẽ không được xem xét.

2.1. Đổi với lĩnh vực y tế tập trung vào các nội dung chuyên môn
– Đa bệnh lý mãn tính:
+ Bệnh truyền nhiễm đi kèm một hoặc nhiều bệnh lý mãn tính khác.
+ Các yếu tố nguy cơ thường làm tăng nặng tình trạng bệnh (ví dụ: thuốc lá, béo phì).
+ Đáp ứng miễn dịch, tình trạng viêm, chuyển hóa và hệ vi sinh vật.
+ Xác định, phòng ngừa và quản lý tình trạng đa bệnh lý mãn tính và nâng cao khả năng tích họp lối sống vói tình trạng đa bệnh lý mãn tính vào nghiên cứu.
– Các vắc-xin mới để chống lại các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi.
– Kháng thuốc kháng sinh (AMR) và kháng thuốc (ví dụ: Đổi mới trong giám sát, chẩn đoán và nghiên cứu tình trạng kháng thuốc kháng sinh liên quan đên quản lý thuôc kháng sinh).
– Các mối đe dọa và tình trạng y tế khẩn cấp
+ Xác định và định hướng các mối đe dọa và tình trạng y tế khẩn cấp mới nổi, bao gồm hợp tác với các đôi tác theo hướng tiếp cận Một sức khỏe trong nghiên cưu về biến đổi khí hậu, sức khỏe và môi trường, đa dạng sinh học và kháng thuôc kháng sinh.
+ Các bệnh liên quan đến biến đổi khí hậu (ví dụ: các bệnh được quan tâm có thể bao gồm các bệnh lây nhiêm qua vật trung gian truyên bệnh, qua nước và thực phẩm, qua đường hô hấp, bệnh truyền từ động vật sang người, nhiễm nấm và các vấn đế có liên quan đến các bệnh này như kháng thuốc kháng sinh).
+ Chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (ví dụ: jgiám sát, can thiệp, nâng cao nhận thức và phòng ngừa trong cộng đồng, phát triên vắc-xin)
– Tích hợp trí tuệ nhân tạo vào nghiên cứu và ứng dụng vào việc chăm sóc sức khỏe đảm bảo tính an toàn, công bằng, đạo đức và hiệu quả, đặc biệt tập trung vào việc nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới trong nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe.
– Phát triển các hệ thống phát hiện, thuốc và liệu pháp điều trị
+ Khám phá, phát triển và ứng dụng các hệ thống phát hiện bệnh truyền nhiễm đảm bảo tính an toàn, công bằng, đạo đức và hiệu quả (ví dụ: sốt rét, viêm phôi, kháng thuôc kháng sinh)
+ Khám phá, phát triển và ứng dụng các loại thuốc điều trị bệnh truyền nhiễm, bao gồm các loại thuốc có nguồn goc từ thiên nhiên. Nghiên cứu có thể bao gồm việc phát triển các phương pháp chiết xuất và tinh che, cũng như đánh giá tính an toàn và hiệu quả điêu trị của sản phâm.
Các đổi tác tham gia kêu gọi bao gồm: M ỹ , ức, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Thải Lan, Việt Nam.

2.2. Đối với lĩnh vực quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tập trung vào các nội dung chuyên môn
– Các hệ thống mới, tiên tiến trong quản lý lũ, hạn hán, sạt lở đất hoặc các loại hình thiên tai khác;
– Ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu cho đối tượng nghiên cứu là các hệ thống lớn và phức tạp;
-Đánh giá rủi ro thiên tai dựa trên công nghệ bản sao kỹ thuật số (digital twins), trí tuệ nhân tạo (AI), viên thám và công nghệ thông tin (ICT);
-Phân tích, đánh giá và trực quan hóa mi ro, đánh giá thiệt hại, trong đó bao gồm phát triển các hệ thống hỗ trợ ra quyết định;
-Phát triển, hoàn thiện hệ thống quan trắc, theo dõi, mô phỏng, dự báo và cảnh báo đa thiên tai;
-Đề xuất các giải pháp phòng chống rủi ro thiên tai cho công trình hạ tầng quan trọng;
-Mô hình hóa, mô phỏng thiên tai và các giải pháp ứng phó, chú trọng vào các hiện tượng thiên tai cực đoan.
Các đổi tác tham gia kêu gọi bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Việt Nam.

Bản scan nộp trực tiếp theo địa chỉ: https://stm.most.gov.vn và bản gốc gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện về Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội.

Tệp đính kèm:

– Thông báo tuyển chọn Nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư trong khuôn khổ Chương trình Nghiên cứu chung về Khoa học và Đổi mới sáng tạo Đông Á (e-ASIA JRP)

Nguồn: Vụ Hợp tác quốc tế

Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172