5G và các điều cần biết


Cập nhật lần cuối vào 09/10/2022

Theo khảo sát của Ericsson từ 100 nhà khai thác viễn thông mạnh nhất toàn cầu. Thì đến 92% thành viên đều tán thành và thống nhất rằng 5G sẽ mang đến một kỉ nguyên mới cho nhân loại. Và sẽ tiên phong trong mở đường cho các ngành công nghiệp mới sẽ và sắp phát triển trong thời gian tới.

Vậy mạng 5G sẽ khiến mỗi con người có cái nhìn thay đổi từ các khâu đưa ra quyết định cho đến các sản phẩm cũng như việc bảo trì nhà máy. Liệu rằng 5G tác động đến nền công nghiệp trong tương lai như thế nào, đặc biệt là ngành Logistics.  Hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời ngay cho mình nhé.

1. Khái niệm cơ bản về 5G

5G (The Fifth Generation) được gọi là thế hệ thứ 5, hiểu đơn giản đó là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông không dây sau 4G. Được hy vọng sẽ là chất xúc tác phát triển cho nền công nghiệp mới – nền công nghiệp theo hướng tự động hóa.

Theo Gartner cho biết. Vào năm 2020 có tới 20.4 tỷ thiết bị sẽ được kết nối và con số này sẽ tiếp tục gia tăng và không dừng lại ở đó.

Hiện tại, cơ sở hạ tầng không dây không thể chứa quá nhiều thiết bị. Và không thể đảm bảo việc trao đổi dữ liệu mượt mà. Do vậy, 5G (The Fifth Generation) hứa hẹn sẽ là một hệ sinh thái thân thiện hơn với IoT (Internet of Things) với những cải tiến vượt bậc so với 4G.

Không chỉ truyền dữ liệu với tốc độ cực cao. Mà còn giảm độ trễ của mạng xuống chỉ còn 1 mili giây. Và so với 4G LTE, số lượng thiết bị được kết nối sẽ nhiều hơn tới 100 lần trên mỗi đơn vị diện tích.


5G và các điều cần biết
5G

2. Nền công nghiệp 5G và sự phát triển từ 1G đến 5G

Nhìn lại chuỗi hành trình phát triển của mạng không dây. Có thể thấy những bước thay đổi ngoạn mục của nhân loại như từ việc gửi tin nhắn SMS cho đến việc tự động hóa vận hành các loại máy móc. Đủ thấy được tầm quan trọng của 5G đối với nền công nghiệp này là không thể tách rời.

Bảng dưới đây mô tả chi tiết lịch sử hình thành mạng không dây từ 1G cho đến 5G (Nguồn tham khảo của hoplongtech.com)

 1G2G3G4G5G
Năm phát hành19791991200220092019
Tiêu chuẩnNMT, AMPS, TACSGSM, CDMAUMTS&EV-DOLTE5G
Khả năng kết nốiAnalog Voice+ Digital Voice + Truyền thông được mã hóa + Chuyển vùng hạn chế + SMS và MMS ( tin nhắn)+ Băng thông di động
+ Dịch vụ định vị
+ Truyền phát đa phương tiện
+ Chuyển vùng toàn cầu liên mạch
+ Mạng Internet di động tốc độ cao
+ Chuyển gói trên nền tảng IP(Internet Protocol – giao thức internet)
+ Truyền phát đa phương tiện HD
+ Chuyển vùng toàn cầu liền mạch
+ Mạng riêng + Sẵn sàng cho IoT(Internet of Things – mạng của mọi vật, mọi thiết bị, vật thể)
+ Truyền thông kết nối đa phương tiện lớn
+ Độ trễ ngắn
+ Mức độ tin cậy cao
+ Hỗ trợ dải tần millimeter wave
Tốc độ0.024 Mbit/s0.064 Mbit/s42 Mbit/s1000 Mbit/s10.000 Mbit/s
Tác động đến công nghiệpKhông có tác động đến các ứng dụng ngành công nghiệp+ Điều khiển từ xa
+ Gửi tin nhắn đến hoặc từ máy điều khiển từ xa
+ Giám sát video
+ Truy cập từ xa đến máy móc
+ Giám sát điều khiển từ xa
+ Dịch vụ di động + Dịch vụ thông qua smartphone
+ Đường truyền không dây backhaul
+ Chuỗi Logistics tự động + Máy móc tự động
+ Hỗ trợ làm việc
+ Điện toán biên
+ Thiết bị di động
Bảng dưới đây mô tả chi tiết lịch sử hình thành mạng không dây từ 1G cho đến 5G
Lịch sử hình thành mạng không dây từ 1G đến 5G
Lịch sử hình thành mạng không dây từ 1G đến 5G

Bài viết liên quan: Cargo Logistics và 4 điều mở cửa cho tương lai của bạn

3. Tương lai mở rộng chào đón 5G

Nếu nói về nền công nghiệp cho tương lai thì cũng không thể không nhắc đến nền công nghiệp 4.0, các nhà máy thông minh, ứng dụng IoT…. sẽ là những cái tên đại diện và đặc trưng cơ bản nhất cho nền công nghiệp tương lai. Việc thiết kế các chuỗi nhà máy sản xuất cùng với một chuỗi hệ thống Logistics linh hoạt, tự động, tính hiệu quả cao. Cần đòi hỏi phải có chuẩn truyền thông mở rộng và có sự kết nối toàn cục.

Công nghệ 5G sẽ mang đến sự toàn diện. Mở ra cánh cửa cho hệ thống mạng không dây sau này cũng như các quá trình bảo trì Logistics̀ cho nền công nghiệp tương lai.

Những vấn đề liên quan đến tốc độ truyền dữ liệu, đường truyền hay tính trễ ngắn sẽ được ưu tiên. Đẩy mạnh nhằm thúc đẩy những bước phát triển tiếp theo cho nền công nghiệp của nhân loại. Cũng theo tờ “Viet Nam Logistics Review” cho biết, 5G sẽ giúp các doanh nghiệp Logistics đang sử dụng các thiết bị IoT sẽ phát triển lên một tầm cao mới.

Tương lai mở rộng chào đón 5G
Tương lai mở rộng chào đón 5G

Được các chuyên gia nhận định, với độ trễ gần như bằng 0. Các nhà cung ứng dịch vụ Logistics sẽ có khả năng cập nhật tình hình trạng thái của lô hàng theo thời gian thực, nhờ đó sẽ hạn chế được sự chậm trễ tiềm ẩn khi vận chuyển.

Bên cạnh đó, việc sử dụng 5G kết hợp với AI (Artificial Intelligence – Trí Tuệ Nhân Tạo) sẽ tối ưu hóa được tuyến đường cho các đội xe, dựa trên các dữ liệu được cập nhật nhanh chóng và mới nhất.

Từ những điều trên, có thể thấy được việc áp dụng mạng không dây 5G vào nền công nghiệp. Nói chung cụ thể là ngành Logistics nói riêng thì sẽ hạn chế được sự chậm trễ khi giao hàng. Cũng như tình trạng thất lạc hàng hóa không mong muốn, gia tăng thông tin vị trí, tối ưu hóa vận chuyển và cuối cùng giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng.

Ngoài ra, các thiết bị IoT có thể kết nối được 5G sẽ có thể còn giám sát được những sản phẩm với cảm biến IoT chuyên dụng. Từ đó sẽ cung cấp những lời khuyên về các biện pháp. Nhằm đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm, mức ánh sáng, mức khí và tùy theo khu vực còn có thể cung cấp những thông tin về độ an toàn, tính an toàn của từng loại sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm nhạy cảm. Từ những điều trên sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm vượt mức cả tuyệt vời.

Đọc thêm bài viết liên quan đến Logistics tại đây

4. Ý nghĩa của 5G đối với ngành Logistics:

a) Thúc đẩy số hóa mạnh mẽ của ngành Logistics:

  • 5G có thể giúp các doanh nghiệp logistics đang sử dụng thiết bị kết nối vạn vật (IoT) phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
  • Với độ trễ thấp, các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến Logistics. Sẽ có thể cập nhật được trạng thái của từng lô hàng theo thời gian thực và sử dụng trí tuệ nhân tạo – AI để tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển, dựa trên dữ liệu luôn được cập nhật liên tục. Từ đó nhằm dự báo chính xác khi nào hàng hóa sẽ được vận chuyển đến nơi.
  • Ngoài ra những lợi ích trên còn giúp tối ưu hóa vận chuyển. Giảm thiểu sự chậm trễ và các rủi ro là nguyên nhân chính gây ra chậm trễ, giúp khách hàng có sự chuẩn bị tốt trước khi nhận hàng
Ý nghĩa của 5G đối với ngành Logistics
Ý nghĩa của 5G đối với ngành Logistics

b) Giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng:

  • Khách hàng luôn có nhu cầu được theo dõi hàng hóa của bản thân. Trong thời gian thực, từ đơn đặt hàng của họ đến các tài liệu cá nhân, quan trọng. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa quốc tế lại chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu này.
  • Công nghệ 5G và IoT sẽ có khả năng cách mạng hóa lĩnh vực này với các bộ theo dõi. Được kết nối theo dõi vị trí theo thời gian thực và tình trạng của các lô hàng, pallet và hàng hóa riêng lẻ trong toàn bộ chuỗi cung ứng theo ý muốn.
  • Bằng cách loại bỏ điểm mù trong quá trình vận chuyển. Việc theo dõi và giám sát được sử dụng trên toàn cầu có thể nâng cao niềm tin của khách hàng. Hỗ trợ trong các tình huống vận chuyển có yêu cầu về thời gian và giảm rủi ro. Điều này liên quan đến các lô hàng có giá trị cao. Tất cả việc này có thể thực hiện với các thiết bị thông minh . Theo dõi vị trí, nhiệt độ, mức ánh sáng, hay độ ẩm….

c) Hệ thống vận chuyển tự động:

  • Ra đời của 5G sẽ giúp tối ưu hóa được tốc độ và tăng hiệu quả của việc vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận bằng việc hỗ trợ các công nghệ mới. Như giao hàng bằng máy bay không người lái nhờ sự hỗ trợ cảm biến và liên lạc của công nghệ 5G.
  • Trong tương lai không xa, các robot giao hàng chuyên dụng sẽ có thể vận chuyển hàng hóa trong các thành phố lớn. Và khi đó mạng không dây 5G sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nhiều công nghệ Logistics mới.
  • Trong khi việc thương mại hóa ô tô tự lái vẫn là giấc mơ của toàn nhân loại. Xe tải tự lái có thể biến đổi ngành Logisticsl, trở nên an toàn hơn, nhanh hơn và ít phụ thuộc vào con người. Và vận tải hàng hóa đường bộ sẽ trở thành một hoạt động tinh gọn. Và hiệu quả, chuyển từ ngành sử dụng nhiều lao động sang ngành được tự động hóa nhờ các phương tiện thông minh hơn.
Hệ thống vận chuyển tự động
Hệ thống vận chuyển tự động

5. Công nghệ 5G và những sản phẩm mang tính đột phá trong tương lai

Hiện tại, vẫn còn là chặng đường dài và mở rộng chào đón 5G sẽ là cái tên tiên phong dẫn đầu xu thế trong tương lai. Tuy nhiên các doanh nghiệp ngay từ bây giờ nên bắt đầu triển khai. Cũng như phát triển và mô phỏng các dịch vụ lẫn sản phẩm của mình để tận dụng khả năng vượt trội của 5G.

Dưới đây là một số ngành công nghiệp có thể sẽ bị gián đoạn bởi 5G và IoT:

a) Xe ô tô tự lái:

Các cảm biến trên xe ô tô tự lái sẽ tạo ra số lượng lớn dữ liệu, nhiệt độ, điều kiện giao thông, thời tiết, vị trí GPS, ….

Việc sản xuất và cảm biến lượng dữ liệu khổng lồ như vậy sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng.

Xe ô tô tự lái lệ thuộc rất nhiều vào việc truyền tải thông tin theo thời gian thực để đáp ứng một cách tốt nhất.

Tuy nhiên, với khả năng có thể kết nối với tốc độ cao và độ trì hoãn thấp. Thì những dòng xe thông minh sẽ liên tục thu thập tất cả các loại dữ liệu. Bao gồm cả những data (dữ liệu) rất quan trọng về thời gian mà thuật toán tự hoạt động. Để theo dõi tình trạng hoạt động của xe và cải thiện tình trạng của chúng trong tương lai.

Xe ô tô tự lái
Xe ô tô tự lái

b) Lĩnh vực liên quan đến sức khỏe:

Lĩnh vực y tế cũng sẽ được cải thiện khi tất cả các trang thiết bị y tế đều được tích hợp IoT. Khu vực nông thôn hay các khu vực vùng sâu vùng xa. Mà chưa có trang thiết bị y tế tân tiến, hiện đại sẽ tận dụng được ưu điểm IoT. Với độ trễ thấp như vậy, những dịch vụ y tế đòi hỏi sự chính xác cao như phẫu thuật đều có khả năng thực hiện từ xa.

Lĩnh vực liên quan đến sức khỏe
Lĩnh vực liên quan đến sức khỏe

c) Lĩnh vực Logistics:

  • Việc kết nối 5G sẽ giúp cảm biến IoT được hoạt động liên tục. Với khả năng kết nối vói tốc độ cao và độ trễ thấp sẽ giúp việc thu thập data trong thời gian thực. Mà hiệu quả năng lượng cũng có thể tích luỹ dữ liệu có tính chất đa dạng tại các điểm trong chuỗi cung ứng trong khoảng thời gian dài.
  • Người tiêu dùng có thể cập nhật những thông tin chi tiết nhất. Như lô hàng của họ đã đến kho nào, mức độ hư hỏng hàng hóa bao nhiêu và có thể kiểm tra được tình trạng hàng. Cũng như quá trình mà người bán bắt đầu vận chuyển hàng.
Lĩnh vực Logistics
Lĩnh vực Logistics

==> Đọc thêm bài viết liên quan: 5 điều bạn cần biết về ngành Logistics

d) Thành phố thông minh:

  • 5G cho phép các ứng dụng phổ biến rộng rãi hơn từ xử lý nước, chất thải, giám sát giao thông cho đến các cơ sở chăm sóc sức khoẻ nâng cao. Thành phố thông minh tận dụng lợi ích từ mạng không dây thế hệ mới. Khi ngày càng có nhiều sensor xâm nhập vào cơ sở hạ tầng thành phố.
  • 5G không chỉ có khả năng xử lý data khổng lồ mà còn giúp tích hợp nhiều hệ thống khác nhau. Liên tục truyền thông tin với nhau để toàn bộ thành phố được kết nối và “xích lại gần nhau”.
Thành phố thông minh
Thành phố thông minh

e) Các hệ thống bán lẻ:

  • IoT nhận ảnh hưởng tích cực từ sự ra đời của 5G. hi các nhà bán lẻ. Có thể nhận được sự tham gia trải nghiệm của khách hàng qua điện thoại thông minh (smartphone).
  • Chất lượng kết nối tốt hơn cùng với sự gia tăng số lượng các thiết bị. Sẽ giúp việc tương tác với người tiêu dùng nhanh hơn so với bảng chỉ dẫn digital. Các cách thức tương tác khách hàng mới mẻ và sáng tạo. Kết hợp với tương tác thực tế ảo tăng cường (augmented reality-AR) và thực tế ảo (virtual reality-VR) sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn.
  • Các sản phẩm tiêu dùng không cần thiết phải kết nối Internet thường xuyên. Như các thiết bị phần cứng nhưng có thể gửi và nhận thông tin khi kết nối với các sản phẩm thông minh. Dựa trên tương tác người tiêu dùng và các thực thể khác thông qua scan, RFID, NFC, …
NFC và RFID
NFC và RFID
Mã QR.
Mã QR.
  • Các cơ sở hạ tầng không dây hiện tại không thể dựa trên thanh quản lý số lượng lớn sản phẩm online. Nhưng 5G sẽ biến điều không thể thành có thể. Từ việc đóng gói thông minh (Smart Packaging) hay nhãn kỹ thuật số (Digital Labels) sẽ thay đổi cách quản lý hàng tồn kho. ũng như việc theo dõi logistics cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

Mặc dù 4G mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho nhân loại. Song vẫn không đủ khả năng xử lý dữ liệu khi số lượng cảm biến và các thiết bị online ngày càng tăng nhiều vô số kể, hạn chế khả năng IoT.

5G với tốc độ truyền tải dữ liệu cao, độ trễ thấp, linh hoạt. Cùng với sự tiêu thụ năng lượng thấp, tiết kiệm chi phí và khả năng hỗ trợ số lượng lớn các thiết bị, sẽ là công cụ hoàn hảo cho IoT. Trong tương lai, không chỉ smartphone, máy tính hay máy tính bảng mới được liên kết Internet. Mà là hàng loạt các vật dụng hàng ngày, sản phẩm tạp hoá.

Điều này hứa hẹn mang đến các cơ hội cho các tổ chức cung cấp dịch vụ và ứng dụng. Để quản lý các hệ IoT phức tạp và chuyển đổi dữ liệu thành sự hiểu biết thông minh. 5G sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi. Không chỉ cách chúng ta giao tiếp mà ảnh hưởng lên cả doanh nghiệp và toàn xã hội.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản nhất về 5G, về khái niệm, lẫn lịch sử của mạng không dây để từ đó có cái nhìn khái quát về nền công nghiệp 5G trong tương lai.

==> Đọc thêm bài viết liên quan đến các kĩ năng cần thiết cho sinh viên tại đây.


Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172