Cargo Logistics và 4 điều “mở cửa” cho tương lai của bạn


Cập nhật lần cuối vào 16/10/2022

Hiện nay, xu hướng học tập bằng ngôn ngữ thứ hai đặc biệt là tiếng Anh không còn quá xa lạ với mọi người. Mọi người trên thế giới cùng sử dụng tiếng Anh nhằm trao đổi thông tin với nhau.

Ngoài ra tiếng Anh còn là thuật ngữ cơ bản chỉ một sự vật hay một hành động nào đó mà người nói muốn truyền đạt đến người nghe.

Bất kể nhóm ngành nghề nào nói chung hay ngành Logistics nói riêng, một số thuật ngữ chuyên biệt về nhóm ngành nghề này nhất định phải được biết đến. Và thuật ngữ Cargo Logistics cũng không còn gì xa lạ với những người làm nhóm ngành nghề này.

Hiện nay thuật ngữ này được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến trong đời sống cũng như trong lĩnh vực vận tải, điều đó thấy được xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng trên đà phát triển sâu rộng.

Nhưng hiện nay cũng có ít người hiểu biết về Cargo Logistics này cũng như những nội dung cơ bản liên quan đến thuật ngữ này. Bài viết sẽ là chìa khóa giải đáp thắc mắc những vấn đề mà bạn còn rối mù, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận được câu trả lời cho mình nhé.

1. Cargo Logistics được hiểu như thế nào?

1.1. Cargo là gì?

Thuật ngữ Cargo Logistics này dịch sang tiếng Việt có thể hiểu là hàng hóa nhưng nếu như xét trong lĩnh vực vận tải thì thì có thể được hiểu đó là lô hàng, đơn hàng hay kiện hàng…

Cargo  được xem là cụm từ được sử dụng khá phổ biến vì nó thể hiện được tính ngắn gọn, dễ hiểu, tiện dụng và có thể dùng để giao tiếp giữa người Việt và những doanh nghiệp hay khách hàng nước ngoài.

Cargo là gì?
Cargo là gì?

1.2. Hàng Cargo Logistics là gì?

Theo định nghĩa trên thì Cargo là hàng hóa vậy thì hàng Cargo Logistics được hiểu như thế nào? Hàng Cargo Logistics là cụm từ ý chỉ những loại hàng hóa được vận chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng máy bay, ô tô, xe gắn máy, tàu thủy, xe tải, ….

Cargo Logistics là gì?
Cargo Logistics là gì?

Việc vận chuyển Cargo Logistics thì sẽ được một công ty hay một đơn vị giao thông vận tải thực hiện.

 CHai bên cần có hợp đồng và các văn bản liên quan, thỏa thuận và đưa ra những thống nhất nhằm đi đến quyết định chung và đảm bảo quyền lợi của cả hai.

1.3. Việc vận chuyển Cargo Logistics có vai trò gì?

Ngày nay việc giao lưu kinh tế giữa các nước với nhau đang rất phát triển. Chính vì vậy mà vận chuyển Cargo Logistics giữ vị trí quan trọng trong việc phân phối và lưu thông hàng hóa đến mọi nơi trên thế giới nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi người.

 Việc vận chuyển Cargo Logistics có vai trò gì?
Việc vận chuyển Cargo Logistics có vai trò gì?

Việc vận chuyển Cargo Logistics bằng rất nhiều phương thức và phương tiện như:

  • Vận chuyển bằng đường hàng không gồm máy bay
  • Vận chuyển bằng đường bộ bao gồm xe máy, xe tải, container, xe khách, …
  • Vận chuyển bằng đường ống
  • Vận chuyển bằng đường đường thủy bao gồm tàu, thuyền, ghe, …
  • Vận chuyển bằng đường sắt bao gồm tàu hỏa

2. Khái niệm cơ bản về các hình thức vận chuyển trong Cargo Logistics và ưu nhược điểm

2.1 Vận chuyển bằng đường hàng không:

Là vận chuyển hàng hóa bằng máy bay hay nói dân dã đó là vận chuyển bằng đường hàng không. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng máy bay chuyên dụng hoặc một phần trong khoang bụng của máy bay chở hành khách

Ưu và nhược điểm:

Ưu điểmNhược điểm
1. Tốc độ giao hàng nhanh, rút ngắn được quá trình vận chuyển1. Cước phí vận chuyển cực kì cao vì tính đến từng kg
2. Độ an toàn tuyệt đối bao gồm những mặt hàng dễ vỡ2. Danh mục hàng hóa vận chuyển không đa dạng như đường bộ, đường thủy…
3. Phí bảo hiểm thấp do mức độ rủi ro xảy ra thấp hơn so với các hình thức vận chuyển đường bộ, đường thủy…3. Không thể vận chuyển được hàng hóa cồng kềnh hoặc có giá trị thấp
4. Hạn chế được tình trạng đánh mất hàng hóa4. Khi vận chuyển theo phương thức này, hàng hóa phải đảm bảo những yêu cầu tiêu chuẩn khắt khe của an ninh, an toàn của luật pháp
5. Chi phí lưu kho thấp vì xử lí thủ tục nhanh chóng 
Ưu điểm và nhược điểm Cargo Logistics – vận chuyển bằng đường hàng không

Các mặt hàng vận chuyển theo hình thức này bao gồm:

+ Các loại thư từ, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện cần hỏa tốc

+ Các loại hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm, hoa quả, đồ đông lạnh…

+ Các loại dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng

+ Các mặt hàng có giá trị cao như đồ điện tửm điện lạnh hay các mặt hàng xa xỉ về thời trang

2.2 Vận chuyển bằng đường bộ

Là sử dụng các phương tiện di chuyển thuộc đường bộ bao gồm các loại xe ô tô, xe tải, xe khách, xe fooc, xe container… để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao dịch mà khách hàng yêu cầu. Hình thức vận chuyển này được xem là thông dụng và phổ biến nhất vì có thể đi dọc Bắc – Nam một cách dễ dàng và tiện lợi.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểmNhược điểm
1. Linh hoạt tong quá trình vận chuyển, không phụ thuộc vào giờ giấc cũng như các ràng buộc về thời gian. Thời gian sẽ do 2 bên thỏa thuận và có thể thay đổi nếu phát sinh sự cố ngoài ý muốn1. Tốn nhiều nhiên liệu cho các phương tiện vận tải đường bộ
2. Thuận lợi trong việc lựa chọn xe nhằm phù hợp với các mặt hàng cũng như số lượng hàng hóa chở đi2. Nôp khá nhiều khoản phí nếu vận chuyển hàng hóa trong tình trạng dài
3. Chi phí vận chuyển thấp so với các hình thức khác như vận chuyển bằng đường hàng không3. Dễ gây ra tai nạn giao thông, gây awcsh tắc giao thông, gây ô nhiễm môi trường do lượng khí thải thải ra từ các phương tiện vận tải này
4. Không cần phải chuyển sang các loại vận chuyển khác nếu việc giao hàng chỉ diễn ra trong nội địa4. Khối lượng vận chuyển hàng hóa cũng sẽ có vài điểm hạn chế so với vận chuyển bằng đường thủy và đường sắt
5. Thích nghi được với hầu hết các điều kiện địa hình, khí hậu 
Ưu điểm và nhược điểm Cargo Logistics – vận chuyển bằng đường bộ

Các mặt hàng vận chuyển theo hình thức này đó là những mặt hàng có tính dễ vỡ, có thời gian bảo quản ngắn ngày vì cần vận chuyển nhanh trong phạm vi nội địa.

==> Bài viết liên quan: 6 điều khiến Road Transport trở thành “miền đất đầy hứa hẹn” cho ngành Logistics

2.3 Vận chuyển bằng đường thủy

Là phương thức vận tải sử dụng thuyền, tàu, ghe hay đò… dùng để chuyên chở hàng hóa và đưa đón du khách. Hình thức này chủ yếu chuyên chở những số lượng hàng lớn và khoảng cách xa nên nó được xem là hình thức vận tải hàng hóa tiện lợi sang các thị trường quốc tế.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểmNhược điểm
1. Hình thức này thường dùng để vận chuyển hàng hóa sang nước ngoài, vận chuyển trên những tuyến đường quốc tế dài1. Đe dọa ô nhiễm biển và đại dương
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước, các khu vực trên thế giới2. Nhà nước khó phần nào quản lí được việc nhập, việc quản lí hàng hóa các nước
3. Có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn hơn so với các hình thức khác như đường bộ, đường hàng không…3. Tốc độ vận chuyển chậm hơn so với vận chuyển bằng đường hàng không
4. Tính va chạm trong quá trình vận chuyển hàng hóa hạn chế nhằm đảm bảo được độ an toàn cho hàng hóa4. Phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết
 5. Chi phí vận chuyển cao hơn so với đường bộ
Ưu điểm và nhược điểm Cargo Logistics – vận chuyển bằng đường thủy

Các mặt hàng vận chuyển theo hình thức này bao gồm các vật phẩm, thương phẩm dưới dạng có hoặc không bao bì sang quốc tế. Các mặt hàng liên quan đến nông sản, thủy hải sản cũng khá khắt khé và có nhiều quy định khi muốn được “đáp cánh” an toàn đến thị trường quốc tế

2.4 Vận chuyển bằng đường sắt

Là loại hình vận tải hành khách hay hàng hóa bằng phương tiện được thiết kế chạy trren loại hình đặc biệt đó là đường ray

Ưu và nhược điểm

Ưu điểmNhược điểm
1. Giá cước khá thấp so với các loại hình vận tải khác như đường bộ, đường hàng không…1. Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn và cố định nên khó linh hoạt trong quá trình vận chuyển
2. Vận chuyển được các mặt hàng nặng trên những tuyến đường xa cùng khả năng thông hành lớn2. Thời gian thu hồi vốn khá chậm
3. Độ an toàn cao nhằm đảm bảo hàng hóa không bị mất mát hay hư hỏng do được đóng gói vào những toa hàng đặng biệt (toa hàng thường, toa siêu trường, toa siêu trọng…)3. Vốn đầu tư ban đầu khá lớn
4. Ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu4. Sự linh hoạt không cao, tỉ lệ lợi nhuận thấp
5. Ít bị biến động về thời gian do các chuyến tàu thường theo lịch trình có sẵn hoặc cố định5. Dễ xảy ra tai nạn do hệ thống đường ray cũ kĩ, khó có thể thay thế hết 1 lần cho toàn bộ hệ thống
Ưu điểm và nhược điểm Cargo Logistics – vận chuyển bằng đường thủy

Các loại mặt hàng vận chuyển theo hình thức này bao gồm

+ Các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu, yếu phẩm của gia đình như bột giặt, dầu gội, sữa tắm…

+ Hàng hóa phục vụ cho sản xuất như băng keo, móc quần áo, hạt nhựa…

+ Các vật liệu xây dựng, mát móc thiết bị phục vụ cho quá trình sinh hoạt, sản xuất

+ Hàng hóa phục vụ cho công trình, thi công như cửa, khung…

+ Hàng hóa đông lạnh

2.5 Vận chuyển bằng đường ống

Là hình thức vận chuyển mà quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra một cách liên tục dưới hình thức dạng ống, được thiết kế đi qua nhiều dạng địa hình khác nhau từ điểm xuất phát đến điểm đích, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hình thức này đòi hỏi nhiều hiệp định chặt chẽ về việc cung cấp, phân chia các sản phẩm chất lỏng trước khi tiến hành xây dựng và vận chuyển.

Ưu và nhược điểm:

Ưu điểmNhược điểm
1. Hình thức này có thể kết hợp cùng lúc từ khâu thiết kế đến khâu xây dựng, có thể vận chuyền cùng các phương thức khác như đường bộ, đường sắt hay đường thủy1, Chỉ dành cho những hàng hóa có tính đặc thù như chất lỏng, chất khí nên những hàng hóa chất rắn và có khối lượng lớn không áp dụng đối với hình thức này
2. Khối lượng vận chuyển lớn vì chúng vận chuyển một loại hàng hóa đặc biệt đó là chất lỏng nhằm giải quyết được các vấn đề nguy hiểm khi vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy…2. Đầu tư chi phí lớn vì hầu hết các đường ống này đều xuyên quốc gia và các trạm bơm thủy lực cũng chiếm mức phí không hề rẻ
3. Cắt giảm được khâu đóng gói hàng hóa giúp tiết kiệm được thời gian và công sức cũng như các thiết bị đóng gói3. Khó kiểm soát được tính an toàn do hệ thống đường ống được lắp xuyên các quốc gia, các khu vực
4. Vận chuyển khá dễ dàng kể cả những nơi khó khai thác, những nơi vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp 
5. Không chiếm nhiều diện tích đất cũng như không gây ô nhiễm trong quá trình vận chuyển 
Ưu điểm và nhược điểm Cargo Logistics – vận chuyển bằng đường ống

Các mặt hàng vận chuyển theo hình thức này bao gồm các nguyên liệu chất lỏng như xăng dầu, gas, hóa chất…

Đọc thêm bài viết liên quan: Forwarder và 5 bí mật không thể bỏ lỡ

3. Quy trình vận chuyển và giao nhận Cargo Logistics diễn ra như thế nào?

Nhu cầu vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa ngày càng phát triển. Đây là lĩnh vực theo các chuyên gia nhận định rằng sẽ còn phát triển trong thời gian sắp tới. Chính vì vậy mà các công ty, các đơn vị vận chuyển hay doanh nghiệp ra đời ngày càng lúc càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu này.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu còn cho rằng thị trường Cargo Logistics đầy béo bở  này sẽ ngày càng thu hút đông đảo bạn trẻ muốn khởi nghiệp làm giàu.

Nhưng để phát triển và có chỗ đứng trong lĩnh vực này. hì cần phải có các dịch vụ tốt, thu hút được khách hàng và không ngừng phấn đấu. Phát triển không ngừng nghỉ để cải thiện dịch vụ mang đến cho khách hàng những thứ tốt nhất nhằm tạo niềm tin cho khách hàng.

Quá trình vận chuyển và giao nhận Cargo Logistics hiện nay khá đơn giản và việc thực hiện trong thời gian ngắn nhất nhằm mang đến cho khách hàng dịch vụ cargo một cách tốt nhất.

Sau đây là một số bước trong quy trình vận chuyển và giao nhận Cargo Logistics:

Bước 1: Gửi yêu cầu giao hàng

+ Khách hàng sẽ lựa chọn đơn vị vận chuyển nào mà họ cho là tốt nhất sau đó liên hệ với quý công ty. Ở đây khách hàng sẽ được tư vấn và hướng dẫn từng bước để thiết lập đơn hàng của mình.

+ Sau khi khách hàng đã thiết lập đơn hàng thành công, công ty sẽ liên hệ với khách hàng để xác nhận đơn hàng đó là đối với những đơn hàng có giá trị nhỏ hoặc vừa.

+ Còn đối với đơn hàng có giá trị lớn thì nhân viên đơn vị vận chuyển sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng với những hồ sơ, giấy tờ cam kết để đảm bảo hàng hóa không xảy ra sự cố đáng tiếc trong quá trình vận chuyển với cách làm này cũng tạo được niềm tin tưởng của khách hàng với công ty.

Bước 2: Nhận hàng tận nơi

+  Sau khi khách hàng đã tạo lập được đơn hàng thành công, nhân viên điều phối sẽ liên lạc với khách hàng để lấy hàng. Nhân viên giao hàng (shipper) sẽ đến tận nơi để nhận hàng của khách hàng. Quý khách hàng cũng có thể tự đóng gói hàng hóa hoặc cũng có thể sử dụng gói dịch vụ bên công ty vận chuyển.

+ Sau đó nhân viên sẽ đưa hàng về kho của công ty và thực hiện phân loại đơn hàng  và vận chuyển đơn hàng cho khách hàng.

+ Các đơn hàng sẽ được phân loại đến từng nơi giao nhận, theo đúng phương tiện vận chuyển trên đơn mà họ đã yêu cầu.

Bước 3: Giao hàng cho khách hàng

+ Sau khi nhận hàng từ khách hàng và phân chia hàng hóa theo đúng từng mục, từng đơn vị sẽ thực hiện vận chuyển cho khách hàng, thời gian vận chuyển sẽ phụ thuộc vào địa điểm nhận hàng cũng như loại hình phương tiện mà khách hàng lựa chọn.

Cargo Logistics - Giao hàng cho khách hàng
Cargo Logistics – Giao hàng cho khách hàng
Cargo Logistics - Vận chuyển
Cargo Logistics – Vận chuyển

==> Bài viết liên quan: Vận chuyển hàng hóa trong Logistics

4. Lưu ý khi sử dụng dịch vụ vận chuyển Cargo Logistics bao gồm những gì?

Để việc vận chuyển Cargo Logistics diễn ra một cách thuận lợi nhất, trơn tru nhất thì quý khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Các sản phẩm vận chuyển lưu thông, các sản phẩm thuộc vào hàng cấm của một Quốc Gia. Thì vận chuyển cargo logistics sẽ không nhận vận chuyển. Nếu cố ý vận chuyển sẽ vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt.
  • Đóng gói hàng hóa: Đây là điêu vô cùng quan trọng, khách hàng nên chú ý và phải đóng gói hàng hóa đúng theo quy định của bên vận chuyển cargo. Đối với những kiện hàng bằng chất lỏng cần phải đóng thùng gỗ.
  • Đối với những hàng hóa cần đóng gói vào hàng, vào thùng giữ nhiệt nên đảm bảo hàng hóa không bị vỡ, không bị hư hỏng để không ảnh hưởng đến hàng hóa khác.

Kèm theo đó,

  • Tìm hiểu về thông tin những sản phẩm không được vận chuyển: Ví dụ như việc vận chuyển bằng đường hàng không thì những sản phẩm như pin đồng hồ sẽ không được phép vận chuyển, cần kiểm tra kĩ lưỡng các thông tin để tránh gây ra tình trạng sai sót.
  • Ghi rõ thông tin và địa chỉ người nhận hàng: Các đơn hàng thường được xếp cùng với rất nhiều đơn hàng khác nhau, việc ghi rõ thông tin người nhận hàng, mã đơn hàng sẽ tránh việc đơn hàng bị nhầm.

Vận chuyển Cargo Logistics sẽ không nhận vận chuyển các mặt hàng liên quan đến gương, đồ thủy tinh hay những sản phẩm có giá trị như vàng, bạc, kim cương… Nếu như muốn vận chuyển thì hai bên cần phải thỏa thuận và kí hợp đồng hơn nữa cần phải có các thủ tục, giấy tờ làm bằng chứng và quy đổi trách nhiệm.

 Việc vận chuyển air cargo có những quy định rất nghiêm ngặt bắt buộc phải tuân thủ. hững mặt hàng khi vận chuyển theo hình thức này cần phải có các giấy tờ hợp lệ nhằm để việc vận chuyển được diễn ra thuận lợi hơn.

vận chuyển Cargo Logistics
vận chuyển Cargo Logistics
Cargo Logistics - các giấy tờ hợp lệ
Cargo Logistics – các giấy tờ hợp lệ

Hy vọng với những chia sẻ thông tin bổ ích liên quan đến các vấn đề như cargo logistics là gì? Hay các thủ tục liên quan đến vận chuyển cargo logistics cũng đủ cho bạn có cái nhìn tổng quan về lĩnh vực này.

Bạn có thể tham khảo xem các bài viết liên quan ở đây nhé!


Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172