Air Cargo và 6 điều nổi bật mà giới chuyên môn chưa kể với bạn


Cập nhật lần cuối vào 21/10/2022

Hiện nay, nền kinh tế đang trên bước  phát triển rất rộn nhịp, đầy sôi động. Và ngành Logistics cũng không ngoại lệ. Logistics là một trong những lĩnh vực đang có điều kiện rất phát triển và rất tiềm năng theo giới chuyên gia đánh giá.

Trong các phương thức vận chuyển của ngành Logistics, Air Cargo giữ vị trí rất quan trọng. Nếu bạn quan tâm đế ngành Logistics thì bài viết này sẽ cung cấp thông tin mà bạn không thể bỏ qua.

1. Air Cargo được hiểu là gì?

Thuật ngữ Air Cargo trong Logistics được hiểu là hàng hóa vận chuyển bằng máy bay hay còn được gọi là đường hàng không.

Đây là phương thức mà hàng hóa có thể được chuyển bằng máy bay chuyên dụng (Cargo Aircraft). Hoặc có thể được chở trong khoang bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane).

Theo hãng chế tạo máy bay Boeing đánh giá thì vào năm 2012, máy bay chở hàng chuyên dụng đã vận chuyển khoảng 60% các lô hàng air trên toàn cầu. 40% còn lại được máy bay hành khách vận chuyển

1.1. Vận chuyển bằng đường hàng không Air Cargo là gì?

Vận chuyển bằng đường hàng không Air Cargo được hiểu là chuyển hàng hóa bằng phương tiện chính là máy bay từ nước này sang nước khác theo nhu cầu của khách hàng.

Phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (Air Freight) sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp khi có nhu cầu muốn vận chuyển các loại hàng hóa nhanh – đặc biệt.

Đó là hàng hóa cần vận chuyển trong thời gian gấp, mức độ an ninh cao khi được kiểm soát tại sân bay và việc quản lí hàng hóa vào và rời khỏi ở một số khu vực nhất định.

Ngoài phương thức vận chuyển bằng đường hàng không này thì còn có phương thức vận chuyển bằng đường bộ, đường biển và đường sắt cũng là các hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà họ sẽ lựa chọn phương thức phù hợp với kiện hàng cho mình.
  • Vận chuyển hàng hóa Air Cargo nổi bật với các ưu điểm vượt trội như: tốc độ vượt trội, an toàn cho hàng hóa khi vận chuyển nhưng chi phí cho mỗi lần vận chuyển một đơn hàng khá cao nên chỉ thích hợp cho những hàng hóa có giá trị cao và có yêu cầu gấp rút về thời gian như: Các loại hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm, hoa quả, đồ đông lạnh…
  • Các loại thư từ, tài liệu, bưu phẩm, bưu kiện hỏa tốc.
  •  Các loại dược phẩm hay thực phẩm chức năng.
  •  Các mặt hàng có giá trị cao như đồ điện tử, điện lạnh và hàng thời trang.
air cargo được hiểu là gì?

Đọc thêm bài viết liên quan: 6 điều khiến Road Transport trở thành mảnh đất đầy hứa hẹn cho ngành Logistics

2. Phân biệt giữa chuyển hàng Air Cargo và Air Express

Nhiều người vẫn chưa hiểu được chuyển phát nhanh Air Express và Air Cargo là gì và còn có chút nhầm lẫn về hai dịch vụ này. Nhiều công ty cung cấp các dịch vụ liên quan này cũng không làm rõ được điểm giống cũng như khác nhau giữa hai dịch vụ trên. Dưới đây sẽ mô tả thật kĩ về 2 dịch vụ này:

Giống nhau:

+ Đều là hình thức vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài và đều bằng đường hàng không

+ Thời gian vận chuyển nhanh hơn so với các phương thức vận chuyển khác như: vận chuyển bằng đường biển, vận chuyển đường sắt…

+ Độ đảm bảo, an toàn cho hàng hóa cao nhất trong các phương thức vận chuyển

+ Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác

Khác nhau:

Air CargoAir Express
Khác nhau·        Là hình thức vận chuyển do công ty vận chuyển kết hợp với hãng hàng không.
·        Thường áp dụng cho các kiện hàng lớn hơn 100kg.
·        Cước phí vận chuyển rẻ.
·        Không có số tracking number cụ thể, chỉ có số booking cho cả lô hàng.
=> Khách hàng khó theo dõi được tình trạng lô hàng đang vận chuyển mà phải thông qua công ty vận chuyển.
·        Hàng được gửi đi phải đóng vào bao tải hoặc thùng carton.
·        Hàng được gửi đến nước nào thì sẽ phụ thuộc vào hãng bay đến nước đó.
. Đôi lúc xảy ra tình trạng delay (trì hoãn) hoặc bị cắt tải.
·        Là hình thức vận chuyển qua công ty chuyển phát nhanh toàn cầu như DHL, UPS, FEDEX, TNT…
·        Số kg chuyển phát nhanh nhỏ nhất là 0.5kg.
·        Cước phí vận chuyển cao nên thường áp dụng cho các kiện hàng dưới 100kg.
·        Có số tracking number cụ thể thuận tiện cho việc theo dõi lô hàng.
·         Hàng được gửi đi bắt buộc phải đóng thùng carton.
. Có chuyến bay hàng hóa mỗi ngày.
phân biệt air cargo và air express

3. Quy trình vận chuyển hàng hóa Air Cargo

Tùy thuộc vào việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không qua các vị trí khác nhau sẽ có các quy trình khác nhau và cũng sẽ có nhiều điểm khác nhau giữa quy trình xuất và nhập khẩu hàng hóa. Nhưng nhìn chung vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không sẽ tuân theo các quy trình chuẩn sau:

  • Bước 1: Kí hợp đồng vận chuyển với công ty vận chuyển
  • Bước 2: Làm thủ tục xuất/nhập khẩu tại các đơn vị cung cấp vận chuyển air cargo
  • Bước 3: Hãng hàng không sẽ chuyển hàng
  • Bước 4: Làm thủ tục hải quan nếu là nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài
  • Bước 5: Đưa hàng về kho của nhà nhập khẩu

Bài viết liên quan: Cargo Logistics và 4 điều “mở cửa” cho tương lai của bạn

4. Giá cước vận chuyển hàng hóa Air Cargo:

Dù vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không chưa đến 50% lượng đơn hàng trên tổng số hàng hóa vận chuyển hằng năm thế nhưng lại chiếm đến 30% về giá trị. Con số trên phản ánh được rằng việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là phương tiện khá đắt đỏ.

Cách tính trọng lượng thể tích cho hàng air cargo:

+ Dưới 45kg sẽ kí hiệu: -45

+ Từ 45 đến dưới 100kg sẽ kí hiệu: +45

+ Từ 100 đến dưới 250kg sẽ kí hiệu: +100

+ Từ 250 đến dưới 500kg sẽ kí hiệu: +250

+ Từ 500 đến dưới 1000kg sẽ kí hiệu: + 500

Giá cước sẽ được tính theo khối lượng nào lớn hơn của

+ Khối lượng thực tế được hiểu là khối lượng được cân thực tế theo đơn vị tính là kg

+ Khối lượng thể tích được hiểu là khối lượng được quy đổi từ thể tích của lô hàng và được tính theo công thức riêng của Hiệp Hội Vận Tải Hàng Không Quốc tế (IATA) quy định:

Khối lượng thể tích = (Thể tích hàng hóa) / 6000

Thể tích hàng hóa = chiều dài * chiều rộng * chiều cao (đơn vị tính cm)

Ví dụ dễ hiểu về vấn đề này đó là một doanh nghiệp sản xuất rau sạch organic muốn vận chuyển ba lô hàng của mình từ Việt Nam sang Mĩ, mỗi lô hàng nặng 60kg và có kích thước lần lượt là 20x50x60 (cm). Vậy giá cước sẽ được tính như sau:
  • Theo khối lượng thực tế sẽ là: 3*60 = 180kg
  • Theo khối lượng thể tích sẽ là: 3*(20*50*60)/6000 = 30kg
  • Vì 180kg > 30kg nên sẽ được tính theo khối lượng thực tế của hàng hóa

Ngoài ra, khi vận chuyển kiện hàng theo hình thức chuyển phát nhanh thì công thức tính khối lượng thể tích lúc này sẽ thay đổi, khối lượng thể tích sẽ bằng thể tích hàng hóa chia cho 5000.

5. Các loại cước gửi Air Cargo phổ biến nhất:

Thông thường khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không sẽ bị tính một số loại cước nhất định. Đặc biệt đối với những loại hàng hóa đặc biệt chúng sẽ bị tính thêm một loại cước khác.

Công thức tính cước phí bằng đường hàng không tuân theo quy định của IATA:

Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước

Cước thông thường (Normal Rate)   
Cước tối thiểu (Medium Rate)Mức thấp nhất mà bên vận chuyển hàng không chấp nhận vận chuyển một lô hàng.Đây được coi là chi phí cố định của hãng vận chuyển nếu cước vận chuyển quá thấp họ sẽ không nhận đơn hàng.Thường đơn hàng sẽ có cước phí cao hơn mức tối thiểu
Cước hàng bách hóa (General Cargo Rate)Được coi là mức cơ bản, tính cho các kiện hàng không được hưởng bất kì ưu đãi hay giảm giá cước từ bên vận chuyển.GCR được dùng cho những mặt hàng không có cước riêng.  
Cước hàng theo loại (Class Cargo Rate)Sẽ áp dụng đối với các hàng hóa phân thành nhóm hàng nhất định.Hàng hóa có giá trị cao (vàng bạc, kim cương… ) (= 200% so với mức cước bách hóa).Các loài động vật còn sống, hài cốt sẽ (= 150% so với mức cước bách hóa). Các kiện hàng liên quan đến sách, báo hay hành lí sẽ (= 50% so với mức cước bách hóa).  
Cước hàng gửi nhanh (Priority Rate)Hàng hóa sẽ được ưu tiên chuyển phát nhanh hơn và mức giá cước sẽ cao hơn 30-40%Cước phí này được cho là cước phí thuộc diện mắc nhất khi vận chuyển hàng hóa bằng máy bay.
Cước ContainerĐược áp dụng mức cước thấp hơn cho các kiện hàng đóng trong container hàng không (khác với container đường biển).

 Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không (air cargo), ngoài chi trả cho các cước phí hàng không, khách hàng còn phải trả một số khoản phụ phí khác như: DO, handling fee (phụ phí xử lí hàng hóa), lệ phí sân bay…

6. Các bên tham gia vận chuyển trong Air Cargo

Xét trên cương vị là khách hàng bạn sẽ có nhiều lựa chọn cho vận chuyển hàng hóa air cargo cho mình bao gồm:
Công ty bưu chính (Postal Company):
  • Vận chuyển các loại thư tín hàng không, phong bì tài liệu và các bưu phẩm có trọng lượng đến 30kg. Các công ty như: ViettelCargo, AirportCargo… sẽ thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không.
Công ty chuyển phát quốc tế (Courier):
  • Vận chuyển các loại phong bì, tài liệu và các bưu kiện lên đến 75kg và cung sẽ thuê dịch vụ vận chuyển của các hãng hàng không. Một số cái tên như Kerry Express…
Công ty chuyển phát nhanh quốc tế (Integrator):
  • Vận chuyển phong bì và hàng hóa lên đến 75kg và các công ty này có thể thuê lại một phần dịch vụ của hãng hàng không ví dụ như: DHL Express, FedEx, TNT Express, UPS…
Công ty giao nhận hàng không (Air Cargo Forwarder)
  • Vận chuyển các gói hàng và đơn hàng ghép trên 75kg. Họ sẽ thuê lại dịch vụ của các hãng hàng không. Ví dụ một số cái tên như: Agility, CEVA Logistics, C.H. Robinson, Damco, DB Schenker…
Hãng hàng không (Airline) và công ty khai thác máy bay (Air Operator):
  • Sử dụng máy bay của hãng để vận chuyển hàng hóa và hành khách.

Thực tế thấy rằng các công ty giao nhận vốn là khách hàng “quen thuộc” và vô cùng quan trọng với các hãng hàng không. Theo Hiệp Hội Giao Nhận Vận Tải Quốc Tế (IATA), có đến 80% lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không đến từ các công ty Forwarder.

Các công ty Forwarder sẽ nhận các lô hàng air cargo theo phương thức từ cửa đến cửa (door-to-door) cho khách hàng của mình. Ngược lại các hãng hàng không sẽ vận chuyển hàng từ sân bay đến sân bay (airport-to-airport)

Bài viết trên cung cấp đến bạn những thông tin vô cùng cô động và bổ ích về air cargo. Ngoài ra còn có như quy trình giao nhận air cargo, cước phí. Và cuối cùng là điểm giống và khác nhau giữa hai dịch vụ air cargo và air express.


Bạn đọc có thể đọc thêm những bài viết liên quan khác tại đây nhé


Liên hệ chúng tôi ngay: 0938.69.2015 - 0964.239.172